【ket qua bong tbn】Ảnh hưởng dịch do virus Corona: Mục tiêu tăng trưởng 6,8% là thách thức lớn
Ảnh hưởng của dịch virus Corona là rất nghiêm trọng
Tại phiên họp thường kỳ tháng 1 diễn ra ngày 5/2, Chính phủ đã dành nhiều thời gian thảo luận về việc phòng chống dịch, đánh giá tác động của dịch do virus Corona gây ra đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và các giải pháp khắc phục. Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), dự kiến nếu dịch do virus Corona được khống chế kịp thời trong quý I/2020, ước tính GDP năm 2020 sẽ tăng 6,27% (thấp hơn so với mục tiêu 6,8% đề ra). Trường hợp dịch Corona kéo dài sang quý II thì ước tính GDP năm 2020 tăng 6,09%. Như vậy, mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8% trong năm 2020 là thách thức rất lớn.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết tại cuộc họp báo cùng ngày, Chính phủ đang triển khai quyết liệt, khẩn trương, đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh với tinh thần đã được Thủ tướng nhấn mạnh là "chống dịch như chống giặc". Nhiều biện pháp Việt Nam đang áp dụng hiện nay mạnh hơn dịch SARS năm 2003, thậm chí cao hơn so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). “Tinh thần là chúng ta chấp nhận thiệt thòi một phần lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe, tính mạng và cuộc sống bình yên của nhân dân” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ.
Trước ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch do virus Corona đối với hoạt động kinh tế, một số câu hỏi đã được đặt ra về các gói giải pháp hỗ trợ, kích cầu. Về vấn đề này, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng phải nhìn nhận tổng thể, thời điểm này chưa đến mức đặt vấn đề gói kích cầu. Trường hợp dịch bùng phát nghiêm trọng hơn thì Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mới bàn đến, bởi chúng ta phải đảm bảo các chỉ số vĩ mô.
Theo Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Quốc Phương, để khắc phục tác động của dịch cúm với tăng trưởng, Bộ KHĐT đã có đề xuất về 2 gói giải pháp rõ ràng. Trước mắt, khi dịch đang diễn ra thì sẽ ưu tiên các giải pháp, dành nguồn lực để kiểm soát dịch trước. Ngay sau khi dịch được kiểm soát, Bộ KHĐT kiến nghị gói giải pháp thứ hai là khắc phục thiệt hại, phục hồi sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, giải pháp cụ thể ra sao còn tuỳ thuộc một số yếu tố như nguồn lực bao nhiêu, hỗ trợ đối tượng nào, phương thức nào… cần tính toán kỹ lưỡng. Ngoài ra, một số giải pháp khác được đề xuất như khẩn trương đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.
Giám sát thị trường chặt chẽ, chống lợi dụng dịch bệnh để làm giá
Cũng tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đã cho biết một số thông tin liên quan đến các giải pháp về tài chính để hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng của dịch.
Về tình hình thị trường chứng khoán (TTCK), Thứ trưởng Vũ Thị Mai đánh giá mức giảm gần 45 điểm chỉ trong hai phiên giao dịch đầu năm là khá sâu, do ảnh hưởng cộng dồn sau kỳ nghỉ tết dài ngừng giao dịch, tương tự một số nước trong khu vực, đồng thời phần nào có ảnh hưởng tâm lý do dịch bệnh.
Mức giảm của TTCK Việt Nam là tương đương nhiều nước và thấp hơn một số nước phát hiện các ca nhiễm bệnh sớm hơn. Trong 2 tuần cuối tháng 1, khi dịch lan rộng, mức giảm điểm của các thị trường châu Á là khá mạnh. Chẳng hạn thị trường Hồng Kông giảm tới 9,4%, Hàn Quốc giảm 5,8%, Thái Lan giảm 5,4%... Bắt đầu từ tháng 2, thị trường đã thu hẹp đà giảm. Tính chung 2 phiên đầu tháng 2 năm 2020, chỉ số VN Index chỉ giảm 0,8%, về mức 929 điểm.
Về phía cơ quan quản lý, trước tình hình này, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tích cực tuyên truyền để ổn định tâm lý nhà đầu tư. Theo đó, lãnh đạo UBCKNN đã có phát biểu về vấn đề này trên các phương tiện truyền thông. Đồng thời, ủy ban đã yêu cầu các sở giao dịch chứng khoán, các công ty chứng khoán báo cáo hàng ngày về giao dịch, tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động của thị trường, chống hiện tượng lợi dụng dịch bệnh để làm giá chứng khoán. Với các giải pháp như trên, TTCK Việt Nam những ngày gần đây đã phục hồi trở lại.
Đề cập đến các giải pháp trong ngắn hạn, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết Bộ Tài chính vẫn đang chủ động theo dõi sát diễn biến thị trường quốc tế và trong nước, yêu cầu các sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán tăng cường công tác giám sát, báo cáo hàng ngày, phối hợp các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm hành vi trục lợi và tung tin đồn; yêu cầu các công ty chứng khoán thực hiện chế độ báo cáo hàng ngày, đặc biệt là tình hình giao dịch quỹ, ký quỹ, tuân thủ nghiêm các quy định về giao dịch; tăng cường cung cấp thông tin cho báo chí để dư luận nắm bắt, hiểu đúng tình hình, tránh bị tác động về tâm lý.
Trong trung và dài hạn, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, ban hành hệ thống văn bản để hướng dẫn Luật Chứng khoán mới. Đồng thời, Bộ Tài chính tiếp tục tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại thị trường phát triển hiệu quả hơn, năng động hơn theo Đề án cơ cấu lại TTCK và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 đã được Thủ tướng phê duyệt.
Ngoài ra, liên quan đến chính sách thuế cho một số mặt hàng phục vụ công tác chống dịch, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết, Bộ Tài chính dự kiến và đã có văn bản trình Thủ tướng, báo cáo Chính phủ về việc miễn giảm thuế nhập khẩu cho một số mặt hàng như khẩu trang y tế, nguyên liệu sản xuất khẩu trang, nước khử trùng... Ngay trong ngày 6/2, Bộ Tài chính sẽ lấy ý kiến Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế để khẩn trương trình Thủ tướng quyết định sớm.
H.Y
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Giá xăng dầu trong nước được dự báo tiếp tục tăng từ ngày 1/11
- ·Địa chất Mỏ
- ·Ông Trump đối diện sức ép phải tranh luận lần hai với bà Harris
- ·Phát hành thêm 250.000 vé xem vở “Harry Potter và đứa trẻ bị nguyền rủa”
- ·Tình hình Ukraine mới nhất: Nga hỗ trợ các doanh nghiệp thanh khoản nợ nước ngoài
- ·Địa chất Mỏ
- ·Truyền lửa văn hóa
- ·DCL thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết
- ·Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm sai phạm tại dự án đường sắt Cát Linh
- ·VHC thông qua kế hoạch đầu tư 505 tỷ đồng
- ·Vụ tử vong sau hút mỡ bụng tại BV Thẩm mỹ GangWhoo: Sở Y tế xử phạt hành chính
- ·Tăng cường quản lý giá sữa NK
- ·Hải quan Bình Dương đối thoại với các đại lý hải quan
- ·Quy định mới về tạm nhập khẩu, chuyển nhượng xe ngoại giao
- ·Hà Nội đề ra 3 kịch bản điều hành để giảm thiểu thiệt hại do dịch Covid
- ·Thêm giải pháp mạnh tạo đột phá cho cổ phần hóa
- ·Danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành "cần được chọn lọc"
- ·Tổng cục trưởng tới thăm gia đình liệt sỹ hải quan
- ·Giải ngân vốn đầu tư công: Tại sao người ta làm được mình lại chậm trễ?
- ·Đổi mới, nâng cao hiệu quả tuyên truyền về phòng, chống thiên tai