【abha vs】Thủ tướng làm việc với Ban Kinh tế Trung ương
Thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương,ủtướnglàmviệcvớiBanKinhtếTrungươabha vs chiều 23/7, tại Ban Kinh tế Trung ương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đồng chủ trì buổi làm việc về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018 và trao đổi một số chính sách, giải pháp lớn nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững.
Cùng dự có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, một số đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho biết, với vai trò là cơ quan tham mưu chiến lược cho Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề lớn thuộc lĩnh vực kinh tế-xã hội của đất nước, Ban Kinh tế Trung ương đã bám sát chương trình công tác của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thực tiễn kinh tế-xã hội của đất nước cũng như diễn biến kinh tế thế giới và khu vực để phối hợp với Ban Cán sự đảng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan tham mưu, đề xuất kịp thời, có hiệu quả các chủ trương chính sách về đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội.
Phối hợp chính sách thế nào cho hài hòa, nhịp nhàng?
Phát biểu mở đầu cuộc làm việc, Thủ tướng hoan nghênh Ban Kinh tế Trung ương chủ động thực hiện quy chế phối hợp công tác với Ban Cán sự Đảng Chính phủ thời gian qua, như việc hai bên phối hợp tổ chức “Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0” vào ngày 13/7/2018. Cho rằng thực hiện quy chế phối hợp này rất quan trọng, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung bàn về các vấn đề kinh tế vĩ mô, không chỉ về các giải pháp trọng tâm để hoàn thành toàn diện kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2018 mà “chúng ta còn phải thảo luận thêm những động lực tăng trưởng thời gian tới”. Thách thức còn rất lớn, nếu không có tầm nhìn, không chủ động các biện pháp, không đề phòng bất trắc thì việc thực hiện kế hoạch năm nay không hề đơn giản, mặc dù các tổ chức quốc tế như IMF, WB có các đánh giá tích cực về kinh tế Việt Nam.
Nêu rõ tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay tốt, Thủ tướng nhấn mạnh, không được chủ quan trong chỉ đạo về điều hành là yêu cầu đối với các cấp, các ngành khi mà rủi ro từ kinh tế thị trường, tình hình thế giới hiện nay rất lớn.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá thực chất tình hình kinh tế vĩ mô, khẳng định các mặt tốt nhưng đồng thời phải nhìn nhận mặt tồn tại, bất cập, “giải ngân xây dựng cơ bản làm sao, ách tắc về thể chế như thế nào…?”. Bên cạnh đó, phân tích, đánh giá sâu hơn về tình hình quốc tế như việc Hoa Kỳ tăng lãi suất, áp hàng rào thuế quan gây ra "chiến tranh" thương mại với Trung Quốc, EU, biến động thị trường tài chính, tiền tệ thế giới… và dự báo khả năng diễn biến tiếp theo để có đối sách kịp thời, không để bị động bất ngờ.
Ngoài ra, cũng cần phân tích, chỉ rõ các tồn tại, hạn chế của nền kinh tế hiện nay và các biện pháp khắc phục, “sức ép lạm phát nguyên nhân từ đâu, tỉ giá, lãi suất trước sự biến động thị trường như thế nào, xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, cán cân thanh toán từ biến động bên ngoài như thế nào, thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán, bất động sản có yếu tố rủi ro nào?”.
“Chúng ta phải có bước đi cách làm nào tốt hơn, nhanh hơn trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?”, Thủ tướng nêu vấn đề. “Tôi đã phát biểu là phải đảo chiều trong tư duy và hành động của chúng ta trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay”.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu đánh giá thực trạng cơ chế, chính sách hiện hành để tìm ra định hướng trong sử dụng các công cụ chính sách, vừa bảo đảm ổn định vĩ mô, vừa tạo đột phá cho tăng trưởng. “Một số chuyên gia có nói với chúng tôi rằng không gian chính sách tài khóa, tiền tệ không còn nhiều nhưng vấn đề đặt ra là dù còn ít nhưng cũng phải tận dụng hiệu quả, vừa làm, vừa tạo ra không gian mới, không chỉ áp dụng một công cụ mà có kế hoạch sử dụng nhiều công cụ. Không chỉ một loại chính sách mà vận dụng nhiều loại chính sách. Tài khoá, tiền tệ, thương mại, đầu tư cần phối hợp với nhau như thế nào cho hài hòa, cho nhịp nhàng. Đây là câu hỏi rất lớn bởi sự điều hành nhịp nhàng rất quan trọng”.
Tại buổi làm việc, các thành viên trong Ban Cán sự đảng Chính phủ, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương và các đại biểu tham dự đã thảo luận, phân tích, đánh giá về một số vấn đề đáng quan tâm như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, rủi ro chu kỳ kinh tế 10 năm, tác động của căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đối với Việt Nam, từ đó đưa ra một số chủ trương, giải pháp về bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững trong 6 tháng cuối năm và thời gian tiếp theo.
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương cũng như các bộ, ngành; biểu dương những kết quả đạt được trong thời gian qua của Ban Kinh tế Trung ương, nhất là trong việc nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế-xã hội. Thủ tướng nhấn mạnh, Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đã ký kết Quy chế Phối hợp công tác, nhất định hai Cơ quan sẽ hợp tác chặt chẽ hơn, thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, nhất là nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, đề xuất chính sách của Ban Kinh tế Trung ương và nhiệm vụ lãnh đạo, điều hành phát triển kinh tế của Chính phủ. Chính phủ sẽ thường xuyên lắng nghe, trao đổi những ý kiến, đề xuất từ Ban Kinh tế Trung ương trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về đổi mới và phát triển kinh tế cũng như lãnh đạo, điều hành nền kinh tế.
Ghi nhận những ý kiến phát biểu, nhất là những đánh giá, nhận định, kiến nghị, đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương tại buổi làm việc, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiếp thu, nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc để quyết tâm, chủ động triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương, giải pháp để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và đặc biệt là tìm ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững hơn từ nay đến cuối năm và giai đoạn tới./.
Theo Chinhphu.vn
(责任编辑:Thể thao)
- ·Mời chuyên gia quốc tế tham vấn phương án làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
- ·Giới trẻ hào hứng check
- ·Giới trẻ hào hứng check
- ·Khách du lịch tưng bừng dự Lễ hội Carnival Sầm Sơn 2022
- ·Thời tiết hôm nay 03/1: Miền Trung mưa rào, miền Bắc trời rét
- ·Nguy cơ nước biển dâng cao gây thiệt hại lớn về kinh tế
- ·Giấu 18kg sản phẩm ngà voi trong áo vest
- ·Muồng Hoàng Yến dát vàng con đường ven Hồ Tây thu hút du khách check
- ·Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
- ·Khủng hoảng người tị nạn ở châu Âu đang thúc đẩy GDP trong khu vực
- ·Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- ·5 đặc sản Phú Thọ nên thưởng thức khi đến xem Sea Games 31 ở Việt Trì
- ·Dân Nga đi đâu du lịch trong thời xung đột?
- ·Đức sẽ áp dụng các luật nghiêm ngặt với người tị nạn phạm pháp
- ·Ngày 6/1: Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động
- ·Mộc Châu mùa mận chín: Khách du lịch thả phanh thưởng thức
- ·Dân địa phương ca cẩm về những câu hỏi như 'người trời' của du khách
- ·Lào Cai vừa đậm bản sắc vừa sôi động trong mắt du khách
- ·Vỡ nợ thẻ tín dụng của Mỹ cao kỷ lục
- ·Động cơ máy bay bốc cháy khi chuẩn bị cất cánh