会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh la liga mới nhất】Các nhà lãnh đạo kêu gọi giải pháp mạnh hơn ứng phó khủng hoảng nợ!

【bxh la liga mới nhất】Các nhà lãnh đạo kêu gọi giải pháp mạnh hơn ứng phó khủng hoảng nợ

时间:2024-12-23 20:21:25 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:596次

Cac nha lanh dao keu goi giai phap manh hon ung pho khung hoang no hinh anh 1

Người dân đổi tiền bảng Liban và tiền USD tại Beirut,ácnhàlãnhđạokêugọigiảiphápmạnhhơnứngphókhủnghoảngnợbxh la liga mới nhất Liban. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 5/12, tại Geneva đã diễn ra Hội nghị quản lý nợ lần thứ 13 do Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) chủ trì.

Hội nghị có sự tham gia của nhiều lãnh đạo các quốc gia và thu hút nhiều sự chú ý trong bối cảnh làn sóng khủng hoảng toàn cầu đã khiến nhiều nước đang phát triển phải vay nợ nhiều hơn để giải quyết nhu cầu của người dân.

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thư ký UNCTAD Rebeca Grynp cho rằng cần có các giải pháp đa phương mạnh mẽ hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ mà các nước đang phát triển đang phải đối mặt.

Mức nợ của chính phủ tính theo tỷ trọng GDP đã tăng ở hơn 100 quốc gia đang phát triển từ năm 2019 đến năm 2021.

Nếu không tính Trung Quốc, mức tăng này ước tính vào khoảng 2 nghìn tỷ USD.

Theo Tổng thư ký UNCTAD, đây là hệ quả của những cú sốc mang tính hệ thống tác động mạnh đến nhiều quốc gia cùng một lúc, bao gồm đại dịch, bất ổn địa chính trị và tình trạng khí hậu khắc nghiệt.

Với lãi suất tăng mạnh, khủng hoảng nợ đang gây áp lực lớn lên tài chính công, nhất là với các nước đang phát triển đang cần đầu tư cho giáo dục, y tế, nền kinh tế và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Khi gánh nặng nợ nần gia tăng, chính phủ các nước đang phát triển rơi vào vòng luẩn quẩn, không thể đầu tư để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) và phát triển nền kinh tế của họ, khiến việc trả nợ của họ thậm chí còn khó khăn hơn.

Nếu một quốc gia vỡ nợ, các điều khoản tái cấu trúc nợ thường được đặt ra bởi các nhóm chủ nợ cạnh tranh để có được các điều khoản tốt nhất, thay vì ưu tiên cho các mối quan tâm về kinh tế và phát triển hoặc tính bền vững của việc trả nợ.

Ước tính cho thấy rằng nếu mức tăng trung bình của các khoản nợ chính phủ được xếp hạng kể từ năm 2019 được phản ánh đầy đủ trong các khoản thanh toán lãi, thì các chính phủ sẽ phải trả thêm 1.100 tỷ USD cho tổng nợ toàn cầu vào năm 2023.

Theo một báo cáo của UNCTAD, số tiền này gần gấp 4 lần khoản đầu tư ước tính hàng năm là 250 tỷ USD cần thiết cho việc thích ứng và giảm thiểu khí hậu ở các nước đang phát triển.

Các vấn đề mang tính hệ thống đòi hỏi các giải pháp mang tính hệ thống.

UNCTAD ủng hộ việc tạo ra một khuôn khổ pháp lý đa phương để tái cấu trúc và xóa nợ nhằm tạo điều kiện giải quyết khủng hoảng nợ kịp thời và có trật tự với sự tham gia của tất cả các chủ nợ, dựa trên chương trình giảm nợ do Nhóm G20 thành lập, hay còn gọi là Khuôn khổ chung.

Phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Tài chính Bolivia Marcelo Montenegro, Bộ trưởng Tài chính Barbados, Ryan Staughn và Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Sri Lanka tại Geneva Gothami Silva thay mặt đọc thông điệp của Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickremesinghe, nhấn mạnh sự ủng hộ đối với lời kêu gọi của UNCTAD về cải cách quản trị tiền tệ và tài chính quốc tế, đồng thời kêu gọi xem xét lại các khía cạnh chính của cấu trúc tài chính quốc tế, bao gồm các đánh giá về tính bền vững của nợ làm cơ sở cho các cuộc đàm phán liên quan đến tái cơ cấu nợ, cân bằng giữa việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ hiện tại và tương lai của các quốc gia mắc nợ, đồng thời thực hiện các cam kết đối với SDGs.

Cac nha lanh dao keu goi giai phap manh hon ung pho khung hoang no hinh anh 2

Tổng thư ký UNCTAD Rebeca Grynp. (Nguồn: Passblue)

Tổng thư ký UNCTAD Rebecca Grynp cũng chỉ ra tác động cơ cấu tiền tệ của các khoản nợ đối với ngân sách công trong bối cảnh đồng USD ngày càng mạnh hơn.

Ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy 70% tổng số nợ ở các nước mới nổi và 85% nợ ở các nước có thu nhập thấp là bằng ngoại tệ.

Do các chính phủ ở các nước đang phát triển chi tiêu bằng nội tệ và vay bằng ngoại tệ, nên cơ cấu này khiến ngân sách công phải đối mặt với sự mất giá lớn không lường trước của đồng tiền quốc gia.

Tính đến cuối tháng 11/2022, ít nhất 88 quốc gia đã bị mất giá đồng tiền so với đồng USD trong năm nay. Ở 31 quốc gia trong số này, mức khấu hao lớn hơn 10%.

Bà Grynp cho biết ở hầu hết các quốc gia ở châu Phi, khoản khấu hao này làm tăng các yêu cầu trả nợ, tương đương với chi tiêu y tế công cộng trên toàn lục địa.

Trong bối cảnh đó, UNCTAD thúc đẩy các giải pháp đa phương trong các lĩnh vực xây dựng năng lực, minh bạch nợ và giải quyết và cứu trợ khủng hoảng nợ.

Cụ thể, UNCTAD đang hỗ trợ các quốc gia thông qua Chương trình Phân tích Tài chính và Quản lý Nợ (DMFAS), một trong những sáng kiến hỗ trợ kỹ thuật thành công nhất của UNCTAD.

DMFAS cung cấp cho các quốc gia các giải pháp đã được kiểm chứng để quản lý nợ và tạo ra dữ liệu đáng tin cậy cho việc hoạch định chính sách.

Kể từ khi được ra mắt hơn bốn thập kỷ trước, DMFAS đã hỗ trợ 116 tổ chức - chủ yếu là bộ tài chính và ngân hàng trung ương - tại 75 quốc gia.

Hiện 61 nước, trong đó gần 3/4 là quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình thấp, sử dụng phần mềm DMFAS để quản lý nợ công hàng ngày.

Một ví dụ là Cộng hòa Chad vào tháng 1 đã trở thành quốc gia đầu tiên chính thức yêu cầu tái cơ cấu nợ theo Khuôn khổ chung của G20.

Về minh bạch nợ, UNCTAD hỗ trợ thiết lập cơ quan đăng ký dữ liệu nợ có thể truy cập công khai cho các nước đang phát triển.

Theo các nguyên tắc của UNCTAD về vay và cho vay có trách nhiệm của chính phủ, cơ quan đăng ký này sẽ cho phép tích hợp dữ liệu nợ của cả bên cho vay và bên vay ở cấp độ giao dịch cụ thể.

Minh bạch sẽ tăng cường quản lý nợ, giảm rủi ro khó khăn về nợ và cải thiện khả năng tiếp cận tài chính./.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Vietcombank: Quán triệt thực hiện tốt “3 không” trong phòng, chống tham nhũng
  • Nhập khẩu từ Trung Quốc có chiều hướng giảm
  • Việt Nam ghi nhận ca nhiễm Covid
  • Doanh nghiệp bán lẻ Việt thua thiệt so với doanh nghiệp nước ngoài
  • Bộ Công thương đề nghị doanh nghiệp hợp tác điều tra chống bán phá giá sản phẩm đường mía
  • Bí kíp đẩy lùi rối loạn tiêu hóa do rượu bia ngày Tết
  • Samsung giúp Thái Nguyên soán ngôi Bình Dương về xuất khẩu
  • Tăng trưởng kinh tế khó đạt mục tiêu 6,7%
推荐内容
  • Đặc sản cá heo nước ngọt bán 800.000 đồng/kg vẫn đắt khách
  • Vì sao Bộ Công Thương xin nhập khẩu đường?
  • Xuất khẩu
  • Bí quyết 'xử lý' mỡ máu cao của người Nhật
  • Triển khai dịch vụ thu phí đăng ký, duy trì sử dụng mã số mã vạch qua ngân hàng
  • Cứu bàn chân cho nữ sinh Cần Thơ bị tai nạn giao thông