【lịch thi đấu giải vô địch ả rập xê út】Doanh nghiệp còn thờ ơ với bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Tại hội thảo Giới thiệu hệ thống Lahay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp và công tác chuẩn bị các điều kiện để Việt Nam gia nhập hệ thống này do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức tại TP.HCM ngày 7/9,ệpcònthờơvớibảohộkiểudángcôngnghiệlịch thi đấu giải vô địch ả rập xê út ông Lê Xuân Thu, phụ trách Bộ phận nhãn hiệu – kiểu dáng, Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh cho hay, từ năm 1988 đến năm 2017, số lượng đơn nộp tại Việt Nam là 29.492 đơn/17.830 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Trong đó, đơn kiểu dáng của DN đăng ký trong nước đa phần là những sản phẩm đơn giản, như: nhãn hàng hóa, bao gói, chai lọ và hộp đựng.
Thực tế cho thấy, tình trạng chậm chạp đăng ký kiểu dáng công nghiệp gây ra hệ lụy không hay trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm. Bằng chứng, không ít DN đã phải đấu tranh vất vả trong nhiều năm nhằm giành lại được tài sản của mình như kẹo dừa Bến Tre, nuớc mắm Phú Quốc, cà phê Trung Nguyên,…
Phân tích các nguyên nhân thờ ơ đăng ký bảo hộ sản phẩm của DN, ông Lê Xuân Thu cho rằng, thứ nhất do DN chưa chú ý đến việc bảo hộ kiểu dáng. Thứ hai, tuổi thọ của kiểu dáng ngắn trong khi thời gian nộp đơn đến lúc được cấp chứng nhận kéo dài. Thứ ba, việc thiết kế và phát triển sản phẩm trong các DN chưa được chú trọng do đa phần là DN vừa và nhỏ, sản phẩm chưa có tính cạnh tranh.
Thay vì tự thiết kế sản phẩm, đăng ký bảo hộ kiểu dáng rất nhiều DN chỉ quan tâm đến việc tra cứu, sao chép kiểu dáng có trước (không được bảo hộ của người khác). Thứ tư, việc xử lý vi phạm quyền kiểu dáng chủ yếu dừng ở mức xử phạt vi phạm hành chính, không đủ sức răn đe.
Tương tự, việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong nước, đăng ký kiểu dáng công nghiệp ở thị trường nước ngoài không được DN xem trọng, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng cao.
Theo thống kê, số lượng đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài chiếm tỷ lệ rất ít. Điển hình tại Hoa Kỳ có 10 kiểu dáng được đăng ký, Liên minh châu Âu 166 kiểu dáng,... chủ yếu là xe cộ, máy móc, thiết bị điện và điện tử, chai lọ, chén bát…
“Năm 2017 trong 53% đăng ký quốc tế chỉ có 1 kiểu dáng, 14% đăng ký quốc tế có 2 kiểu dáng, 33% đăng ký quốc tế có 3 kiểu dáng công nghiệp trở lên”, đại diện Cục Sở hữu trí tuệ cho biết.
Theo ông Lê Ngọc Lâm, Phó Cục truởng Cục Sở hữu trí tuệ, số đông DN chưa thật sự chú ý đến việc bảo hộ kiểu dáng cho sản phẩm - tài sản vô hình. Riêng ở thị trường nước ngoài, hầu như DN XK sản phẩm thô nên xem nhẹ việc đăng ký. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa hiện nay, thị trường Việt Nam dần trở thành điểm đến của nhiều DN, nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, DN Việt Nam cũng đã gia tăng tìm hiểu, tiếp cận thị trường trong khu vực cũng như trên thế giới. Do đó, việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, trong đó có kiểu dáng công nghiệp trở thành một nhu cầu cần thiết đối với các DN trong và ngoài nước.
Theo các chuyên gia, để khuyến khích hoạt động sáng tạo nhằm tạo ra sản phẩm mang tính cạnh tranh cao cũng như đăng ký kiểu dáng công nghiệp hướng đến xây dựng, phát triển tài sản vô hình và hữu hình, Việt Nam không ngừng hoàn thiện khung pháp lý, cải cách hành chính.
Vấn đề còn lại là sự chủ động tham gia của DN. Do vậy, DN cần chuẩn bị tốt về nguồn lực để triển khai hiệu quả việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong nước và quốc tế. Cụ thể, hệ thống công nghệ thông tin có cấu hình cao, xử lý nhanh, đường truyền tốt. Về nhân lực, lập nhóm chuyên phụ trách đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong nước và quốc tế.
Nhằm hỗ trợ DN đăng ký bảo hộ, đại diện Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, đơn vị này tiếp tục tạo thuận lợi cho DN đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước thông qua đàm phán, gia nhập các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ, cung cấp thông tin cũng như giải quyết tranh chấp phát sinh.
Theo ông Lê Ngọc Lâm, thực tế đang đòi hỏi cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ xây dựng các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN, cá nhân nước ngoài khi đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, cũng như DN, cá nhân Việt Nam đăng ký bảo hộ tại nước ngoài. Một trong những chính sách có thể kể đến là việc tham gia điều ước quốc tế với nội dung đơn giản hoá thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ. Điển hình là Thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế đối với kiểu dáng công nghiệp, do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quản lý.
“Thỏa ước LaHay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp mang một ý nghĩa quan trọng nhằm hỗ trợ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Bộ Khoa học và Công nghệ, đầu mối là Cục Sở hữu trí tuệ đang tiến hành các thủ tục liên quan để trình Chính phủ xin phép gia nhập Thỏa ước LaHay”, ông Lâm cho biết.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Giá vàng hôm nay (20/8): Vàng có nguy cơ giảm sâu?
- ·Chuẩn bị trốn ra nước ngoài, kẻ buôn ma tuý bất ngờ 'quay xe' đầu thú
- ·Bắt giam nam thanh niên liên quan vụ nổ súng ở Hội An
- ·Mâu thuẫn trong kinh doanh, người đàn ông đâm một phụ nữ tử vong
- ·Giá vàng hôm nay 28/10: SJC đắt hơn thế giới 5,3 triệu đồng/lượng
- ·Bị phạt 7,5 triệu đồng vì đăng thông tin sai sự thật trên mạng xã hội
- ·Nhận hối lộ, nguyên cán bộ Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất bị khởi tố
- ·Bắt giữ kẻ mạo danh Bí thư Thành ủy TP.HCM để mượn tiền
- ·Đề xuất xây dựng tiêu chí hiến mô tạng từ người chết tim
- ·Triệt phá đường dây cá độ bóng đá hơn 200 tỷ đồng, thu giữ vũ khí 'nóng'
- ·Sacombank bị kiến nghị xử lý trách nhiệm trong việc cấp tín dụng và xử lý nợ xấu
- ·Lừa bán 2 lô đất 'ảo' cho người thân để chiếm đoạt tiền tỷ
- ·Bắt người phụ nữ bị truy nã nhập cảnh từ Lào về Việt Nam
- ·Nổ súng vào quán cà phê, hai vợ chồng ở Đồng Nai nguy kịch
- ·Giá vàng hôm nay (21/12): Liên tiếp lập đỉnh, vượt xa ngưỡng 75 triệu đồng/lượng
- ·Mâu thuẫn trong kinh doanh, người đàn ông đâm một phụ nữ tử vong
- ·Bắt người phụ nữ bị truy nã nhập cảnh từ Lào về Việt Nam
- ·Lừa đảo hơn 68 tỷ đồng, vợ chồng giám đốc ở Hà Tĩnh bị đề nghị tù chung thân
- ·Dự báo giá vàng có thể sẽ phá đỉnh kỷ lục bất cứ lúc nào
- ·Xe nào phải nhường đường và đi cuối cùng?