【lich thi dau bong da c1】Chuyên gia: Khả năng vaccine COVID
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Rafah,êngiaKhảnălich thi dau bong da c1 Dải Gaza, ngày 20/3/2022. (Ảnh: THX/TTXVN)
Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, có khả năng vaccine phòng COVID-19 sẽ trở thành mũi tiêm phòng định kỳ hằng năm, tương tự như mũi tiêm ngừa cúm được khuyến khích tiêm mỗi mùa Thu.
Tiến sỹ Archana Chatterjee, hiệu trưởng Trường Y khoa Chicago tại Đại học Rosalind Franklin (Mỹ) nhận định rằng: “Để giữ cho dịch COVID-19 không vượt quá tầm kiểm soát, người dân cần được tiêm phòng định kỳ, cho dù là hằng năm, hay mỗi 2 năm hoặc 5 năm 1 lần. Các chuyên gia sẽ đưa ra khuyến cáo phù hợp khi thu thập đủ dữ liệu.”
Cơ quan quản lý Dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp vào ngày 6/4 để thảo luận về việc tiêm mũi vaccine tăng cường phòng COVID-19 trong tương lai, trong đó sẽ đưa ra thảo luận cụ thể khoảng cách giữa các mũi tiêm nhắc lại.
Cuộc họp sẽ có sự tham gia của các đại diện từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) và Viện Y tế Quốc gia (NIH), nhằm tiến tới thiết lập một “khuôn khổ chung” trong cách ứng phó với dịch COVID-19.
Tiến sỹ Peter Marks, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đánh giá sinh học của FDA ngày 21/3 cho rằng việc phòng ngừa COVID-19 bằng cách tiêm vaccine hiện vẫn là lựa chọn tối ưu, đặc biệt khi COVID-19 có thể dần dần sẽ được như một căn bệnh đặc hữu.
Chia sẻ quan điểm trên, Cựu Ủy viên FDA, Tiến sỹ Scott Gottlieb cho rằng vaccine ngừa COVID-19 có thể trở thành mũi tiêm hằng năm, ít nhất là trong tương lai gần, cho đến khi khoa học thực sự hiểu về căn bệnh này và liệu chủng virus corona này có dần trở nên giống như 4 chủng virus corona gây cảm cúm thông thường.
Theo ông Gottlieb, vaccine phòng COVID-19 nên được tiêm 6 tháng 1 lần nếu muốn mang lại hiệu quả cao nhất.
Virus corona được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1960, trong đó có 4 chủng lưu hành gây cảm cúm thông thường.
Các chủng virus corona khác lây nhiễm ở người là MERS, gây hội chứng hô hấp Trung Đông, hoặc SARS gây hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng và SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Tiến sỹ Abraar Karan, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Stanford cho rằng việc virus liên tục tiến hóa và kháng thể có được nhờ tiêm vaccine sẽ suy giảm theo thời gian đồng nghĩa với việc các làn sóng dịch có thể trở nên khó lường.
Trong bối cảnh đó, việc tiêm các mũi vaccine bổ sung là điều tất yếu.
Nhiều chuyên gia cũng cho biết vaccine phòng COVID-19 trong tương lai có thể có công thức hoàn toàn khác so với các loại vaccine hiện hành.
Một số công ty như Pfizer và Moderna đang phát triển các loại vaccine có hiệu quả với bất kỳ biến thể nào của virus SARS-CoV-2, mục tiêu là một loại vaccine có hiệu quả kéo dài ít nhất 1 năm.
Trong khi đó, Moderna và công ty công nghệ sinh học Novavax đang tiến hành nghiên cứu một loại vaccine kết hợp, có thể ngăn ngừa cảm cúm lẫn COVID-19.
Tiến sỹ Chatterjee cho rằng chế tạo một loại vaccine kết hợp có thể hợp lý trên nhiều phương diện, ví dụ như giúp giảm bớt số lần tiêm, hoặc gánh nặng trong việc vận chuyển, lưu trữ và bảo quản vaccine.
Tuy nhiên, một loại vaccine kết hợp có thể vấp phải nhiều vấn đề, khi các thành phần có thể không kết hợp chung được và phản ứng miễn dịch có thể không hiệu quả như mong muốn.
Ngoài ra, Tiến sỹ Chatterjee cho rằng yếu tố an toàn cũng cần được cân nhắc, khi loại vaccine kết hợp có thể gây ra nhiều phản ứng phụ hơn.
Một yếu tố khác cần cân nhắc khi triển khai tiêm vaccine là liệu người dân có tham gia tiêm đủ.
Hiện nay, khoảng 65% người dân tại Mỹ đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 cơ bản, song chỉ 29% người dân đã tiêm mũi tăng cường.
Trong khi đó, tỷ lệ người dân tiêm phòng cúm tại Mỹ cũng chưa thực sự như kỳ vọng khi chỉ có 50% dân số ở độ tuổi trưởng thành đi tiêm phòng cúm./.
TheoTTXVN/Vietnam+
(责任编辑:World Cup)
- ·Tạm giữ hơn 27.000 cuốn sách giáo khoa không rõ nguồn gốc
- ·Bác sĩ căng thẳng cứu cô gái trẻ bị vỡ gan, vỡ thận
- ·Sau 2 năm thất lạc, bố mẹ ở Bình Phước tìm thấy con gái đang hôn mê tại Hà Nội
- ·Luật Công nghiệp hỗ trợ phải ra đời nhanh chóng
- ·WHO phát động chiến dịch khuyến khích việc đeo khẩu trang chống dịch COVID
- ·Không phải đường hay nước ngọt, đâu là thủ phạm của béo phì?
- ·Dùng công nghệ Ai để tăng khả năng thành công trong cấy phôi thụ tinh ống nghiệm
- ·Các nhà khoa học tạo ra phôi thai mà không sử dụng tinh trùng và trứng
- ·Tăng cường trách nhiệm của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
- ·“Nhiều nơi còn mắc bệnh nghiện kiểm tra”
- ·Điểm chuẩn Đại học Xây dựng năm 2018
- ·Rầm rộ nâng cấp “giấy phép con”, lo cho chất lượng
- ·Chết nửa năm vẫn đi khám bệnh 12 lần
- ·Cải cách hành chính tốt, tăng trưởng kinh tế vẫn “ổn”
- ·Dự báo thời tiết ngày 7/4: Bắc bộ có nơi dưới 10 độ C, Hà Nội trở lạnh sâu
- ·Nguy kịch vì ăn nhộng tằm
- ·Thiếu văn bản hướng dẫn, giải ngân gói 30.000 tỷ lại “rối”
- ·Cái giá cay đắng của việc tiên phong hiến tạng cứu người
- ·Thanh Hóa: Thu giữ ‘nước thánh’ và nhiều tài liệu của 'Hội thánh Đức Chúa trời Mẹ'
- ·TPP: Người lao động phải được hưởng thành quả