【kèo bóng đá lưu】40 năm ở bệnh viện tâm thần
Bác sĩ Hải gọi dõng dạc:
“Ông Lương Văn Minh. Bệnh nhân Lương Văn Minh đâu nhỉ”.
Không gian xung quanh vẫn im ắng. Một vài bệnh nhân đọc báo,ămởbệnhviệntâmthầkèo bóng đá lưu chơi cờ ngước đầu lên nhìn rồi lại mau chóng tập trung vào việc đang làm.
Gọi thêm đôi lần không được, bác sĩ Hải rảo bước tìm quanh khu sân chơi. Bệnh nhân Minh ngồi khoanh tay, bó gối bên góc tường nhỏ, một mình chìm vào thế giới riêng.
Nghe bác sĩ hỏi chuyện xong, ông Minh lại nhanh chóng trở về nơi góc tường với tư thế ngồi quen thuộc.
Ông Lương Văn Minh * (sinh năm 1952, Hà Nội) là bệnh nhân lâu năm nhất tại khoa Điều trị người bệnh mạn tính, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.
Bệnh nhân tâm thần phân liệt với tư thế ngồi khoanh tay, bó gối quen thuộc |
Không ai nhớ chính xác thời điểm ông Minh mắc bệnh tâm thần phân liệt. Chỉ biết rằng, căn bệnh này đã theo ông hơn 40 năm nay, từ ngày ông Minh vẫn còn là một cậu trai trẻ tuổi.
Mắc bệnh đã lâu, cảm xúc của ông Minh cũng trở nên cùn mòn, khô lạnh. Ông ít giao tiếp, gần như chỉ sống trong thế giới nội tâm riêng.
Khoa Điều trị người bệnh mạn tính hiện có hơn 60 bệnh nhân đang sống và điều trị, trong đó hầu hết là các trường hợp tâm thần phân liệt như ông Minh. Mỗi bệnh nhân có một hình thái bệnh khác nhau: người thấy có tiếng nói trong đầu, người nghĩ rằng mình bị ma nhập, người sợ hãi tiếng động,…
Sau mỗi đợt điều trị kéo dài từ 50 đến 60 ngày, bệnh viện sẽ gọi người nhà tới đón bệnh nhân về. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân quay lại viện chỉ sau ít ngày về nhà bởi gia đình không thể chăm sóc, trông coi họ.
“Có những gia đình hôm trước bác sĩ gọi đến đón về, hôm sau lại đưa vào ngay. Nhiều người thậm chí còn nổi nóng với các bác sĩ nếu chúng tôi nhận bệnh nhân muộn. Có lẽ, họ quá mệt mỏi với việc phải chăm sóc bệnh nhân”, bác sĩ Bùi Thị Thanh Hải, Trưởng khoa Điều trị người bệnh mạn tính chia sẻ.
Giờ hoạt động cá nhân của các bệnh nhân |
Ở lại lâu ngày, bệnh viện trở thành ngôi nhà thứ hai với nhiều bệnh nhân. Có những người ở lại 10 năm, 20 năm, thậm chí 40, 50 năm như ông Minh. Hàng ngày, họ sinh hoạt theo một lịch trình định sẵn. Sáng thức dậy sẽ đi đánh răng, rửa mặt, ăn sáng, vệ sinh râu tóc móng, kiểm tra mạch, đo huyết áp, uống thuốc, ăn cơm trưa, nghỉ trưa,… Khoảng thời gian trước giờ uống thuốc buổi sáng và sau giờ nghỉ trưa buổi chiều, họ được chọn lựa các hoạt động cá nhân: đọc báo, chơi cờ, đánh cầu lông,…
“Rối loạn tâm thần không có nghĩa là tất cả các chức năng (bao gồm trí nhớ, trí tuệ, cảm xúc, khả năng giao tiếp, sự tập trung chú ý,…) của họ đều mất. Có bệnh nhân vẫn có cảm xúc, phản ứng như những người bình thường”, bác sĩ Hải cho biết.
Chỉ vào cậu thanh niên chạc 30 tuổi, liên tục níu lấy tay áo bác sĩ khẩn khoản “Cho cháu về với gia đình. Cháu sắp ở đủ hai tháng rồi. Bác gọi bố cháu đến đón cháu về”, bác sĩ Hải nói tiếp: “Nhớ nhà là cảm xúc cơ bản nhất. Thông thường, những bệnh nhân lâu năm sẽ ít khi có người thân vào thăm. Đến ngày Tết, họ sẽ còn xáo động hơn nhiều. Họ luôn trông ngóng người nhà đến đón về. Có người được như ý. Có những người lại không”.
Trường hợp bác sĩ Hải nhớ nhất là một bệnh nhân nam, được gia đình đưa từ trại tâm thần về, gửi gắm vào bệnh viện. Xa người thân đã lâu, bệnh nhân tha thiết được về nhà, nhưng người thân khóc và van xin anh ở lại viện. Bệnh nhân sau đó đồng ý. Đến đêm cùng ngày, anh tìm cách tự sát vì tổn thương.
“Những bệnh nhân tâm thần phân liệt rất thiệt thòi. Nếu hoàn toàn sa sút, không nhớ nổi mình là ai có lẽ sẽ bớt khổ hơn những người chỉ sa sút một phần. Chính vì xác định họ rất nhạy cảm và có thể làm hại bản thân bất cứ lúc nào, chúng tôi luôn phải hạn chế tối đa các vật dụng gây nguy hiểm cho bệnh nhân, rào chắn nơi ở của họ cẩn thận và lắp các camera theo dõi. Tuy nhiên, đôi lúc cũng không thể loại bỏ hoàn toàn các nguy cơ”, bác sĩ Hải chia sẻ.
10h sáng hàng ngày là thời gian các bệnh nhân tâm thần phân liệt xếp hàng uống thuốc |
Chính vì xác định bệnh nhân tâm thần phân liệt mạn tính rất thiệt thòi, các bác sĩ luôn cố gắng hết sức để bệnh nhân thoải mái, vui vẻ trong mái nhà thứ hai này.
Hầu hết bệnh nhân lâu năm không có người nhà đi theo chăm sóc, nên những sinh hoạt cơ bản như tắm rửa, ăn uống, cắt tóc, cạo râu,…, nhân viên y tế đều phải giúp họ. “Nhiều khi, họ giằng co, đánh cả bác sĩ. Chúng tôi quen rồi nên sẽ có cách để xử lý trong những tình huống như vậy”, bác sĩ Hải bảo.
Tết đến, khắp khoa phòng đều được trang hoàng đào quất. Các bác sĩ sẽ chuẩn bị những món ăn đặc trưng ngày Tết, phát quà, sinh hoạt văn nghệ cùng bệnh nhân để giúp họ vơi đi nỗi nhớ nhà.
“Có những bệnh nhân rất tình cảm. Họ quan tâm đến cả sắc mặt của bác sĩ, sẽ chạy tới hỏi thăm nếu thấy tôi có chuyện buồn. Có bệnh nhân dành dụm số tiền trợ cấp ít ỏi, tới sinh nhật, ngày thầy thuốc lại mua món quà nhỏ như cái khăn mặt, đôi tất tặng bác sĩ”, bác sĩ Hải mỉm cười kể.
Với nhiều bệnh nhân, bệnh viện là nhà, các bác sĩ giống như người thân của họ. Tuy nhiên, ở một góc nào đó, họ vẫn không vơi nỗi khao khát được trở về nhà, gặp lại gia đình của mình.
Nam thanh niên 30 tuổi vẫn chưa thôi níu lấy tay áo bác sĩ Hải, nài nỉ: “Bác nhớ gọi điện cho bố cháu đón cháu về nhé. Cháu sắp điều trị được 2 tháng rồi”.
Phía xa xa, bệnh nhân người đọc báo, người đánh cờ, người vẫn ngồi bó gối, với những khoảng suy tư riêng…
* Tên nhân vật đã được thay đổi
Nguyễn Liên
Làm xong đám ma cho con, 2 ngày sau mới biết con còn sống
- Khi bác sĩ tìm được đến gia đình, thông báo con đang ở bệnh viện, họ không thể tin nổi, bởi cách đây 2 ngày họ đã làm đám ma cho con.
(责任编辑:La liga)
- ·Những khách sạn 5 sao TP.HCM nổi tiếng trên Traveloka
- ·Tai nạn 3 ô tô ở cao tốc Hà Nội
- ·Những vụ kiện khó hiểu nhắm vào DN nông sản hàng đầu trước nguy cơ phá sản
- ·Cận cảnh hầm chui đường Nguyễn Văn Linh hơn 830 tỷ đồng sắp thông xe
- ·Cập nhật dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2023
- ·Đề xuất 20.000 tỷ đồng làm tuyến tàu điện nối Tân Sơn Nhất với trung tâm TPHCM
- ·Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông tiếp tục tăng cấp, sắp mạnh lên thành bão
- ·Thủ tướng: Quân đội không chủ quan, mất cảnh giác, bất ngờ về chiến lược
- ·Chuyện tình Mỹ trên đất Việt
- ·Rà soát hệ thống đê điều, bảo vệ tính mạng người dân là vô cùng quan trọng
- ·Giá vàng hôm nay 1/3/2024: Vàng nhẫn có nơi nhảy vọt lên gần 66,5 triệu đồng
- ·Tai nạn 4 mẹ con tử vong ở Hoài Đức: Bà nội ngã quỵ khi nhận thi thể con cháu
- ·Hiện trường tang thương vụ sạt lở lấp xe khách ở Hà Giang làm 11 người chết
- ·Ngoài nồng độ cồn bằng 0, 26 hành vi khác cũng bị cấm
- ·Bí thư Tỉnh ủy Long An
- ·Bộ trưởng Nội vụ: Cải cách tiền lương gian nan nhưng là thành công ngoạn mục
- ·Xe con nổ lốp, lao vào làn khẩn cấp, đâm ô tô khác ở cao tốc Hà Nội
- ·Món quà đặc biệt tặng người đàn ông cứu bé gái khỏi điểm sạt lở ở Hà Giang
- ·Không có đôi mắt, cô Hồng chỉ còn cách 'bốc đất để ăn'
- ·Tai nạn nghiêm trọng trên cao tốc Nội Bài