【bảng xếp hạng 2 nhật bản】Thanh Hóa đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn TCVN 11856:2017 về chợ kinh doanh thực phẩm
Tiêu chuẩn TCVN 11856:2017 về chợ kinh doanh thực phẩm,óađẩymạnhápdụngtiêuchuẩnTCVNvềchợkinhdoanhthựcphẩbảng xếp hạng 2 nhật bản do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, là tiêu chuẩn quan trọng nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm tại các chợ kinh doanh thực phẩm trên cả nước. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và phương pháp đánh giá về an toàn vệ sinh đối với chợ, từ vị trí, địa điểm, cơ sở vật chất đến quy định về phòng cháy, chữa cháy. Không áp dụng cho chợ đầu mối, chợ tạm hoặc chợ nổi, tiêu chuẩn này được kỳ vọng giúp nâng cao chất lượng hàng hóa và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Mô hình chợ kinh doanh thực phẩm đạt TCVN 11856:2017 được triển khai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2013 tại một số chợ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa và đã đạt được những kết quả thiết thực.
Khu chợ tại Thanh Hóa đạt chuẩn. Ảnh: TTV
Ghi nhận tại chợ Neo, xã Bắc Lương (Thọ Xuân), cho thấy toàn bộ khu chợ với diện tích 6.763m² đã được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất và kỹ thuật. Trang thiết bị phục vụ kinh doanh cũng được chú trọng, đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình buôn bán. Khu vực bán thực phẩm gồm 48 quầy đã được lắp biển thông báo rõ ràng từng khu vực, và các dụng cụ trưng bày thực phẩm đều đạt chuẩn an toàn.
Hệ thống cấp thoát nước cùng nhà vệ sinh cũng được trang bị đầy đủ. Đặc biệt, chợ đã tách biệt khu bán thực phẩm tươi sống và thực phẩm chín, tránh tình trạng thực phẩm tươi dính vào đồ chín hoặc đồ khô, gây mất an toàn thực phẩm. Các quầy hàng đều có biển hiệu ghi rõ thông tin về sản phẩm và chủ kinh doanh, giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của tiểu thương và tạo thuận lợi trong công tác quản lý. Ban quản lý chợ còn thành lập tổ giám sát an toàn thực phẩm để giám sát nguồn gốc xuất xứ thực phẩm. Nhờ sự đầu tư và quản lý hiệu quả, chợ Neo đã được cấp chứng nhận chợ kinh doanh thực phẩm đạt tiêu chuẩn.
Tại chợ Tây Thành (TP Thanh Hóa), dù khu vực kinh doanh thực phẩm có quy mô khiêm tốn với hơn 40 quầy hàng, chợ vẫn được công nhận là chợ kinh doanh thực phẩm đạt tiêu chuẩn từ cuối năm 2018. Các quầy hàng tại đây được sắp xếp khoa học, tạo ra ba lối đi riêng biệt, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận từng loại hàng. Rau và thịt được bố trí đối diện nhau, mặt hàng khô như hành, tỏi, gạo được bày bán cùng khu, trong khi các quầy hải sản có khu vực riêng biệt với thiết bị phù hợp như nguồn nước và hệ thống thoát nước để phục vụ tại chỗ. Các sản phẩm thực phẩm không để chung với các vật dụng có thể gây mất an toàn thực phẩm. Những sản phẩm có bao bì, nhãn mác đều có thông tin rõ ràng về nguồn gốc, và các sản phẩm tươi sống đều có giấy xác nhận nguồn gốc, giúp người tiêu dùng an tâm lựa chọn.
Ngày 22/10/2024, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tập huấn nhằm nâng cao chất lượng chợ kinh doanh thực phẩm cho các Ban quản lý chợ và Tổ giám sát an toàn thực phẩm của các địa phương trên toàn tỉnh. Tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa Phùng Đình Ảnh nhấn mạnh, vấn đề an toàn thực phẩm đang là thách thức lớn khi nhiều cơ sở sản xuất vì lợi nhuận trước mắt đã đưa ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng, gây lo ngại cho người tiêu dùng và làm ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh.
Tập huấn nhằm nâng cao chất lượng chợ kinh doanh thực phẩm tại Thanh Hóa.
Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã và đang thực hiện nhiều hoạt động giám sát, hướng dẫn tại 27 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn. Đội ngũ công tác đã khảo sát thực tế tại các chợ để kiểm tra và tháo gỡ các khó khăn trong việc áp dụng tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm. Nhờ đó, cơ sở vật chất tại nhiều chợ đã được cải thiện, trang thiết bị phục vụ kinh doanh thực phẩm được trang bị theo quy định, đảm bảo yêu cầu về an toàn thực phẩm. Đồng thời, các hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ cũng đã được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định an toàn thực phẩm và nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
Kết quả, Thanh Hóa hiện có 370/389 chợ đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm, chiếm 95%, trong đó có 253 chợ công bố hợp chuẩn theo TCVN 11856:2017. Đặc biệt, tỉnh cũng đã đạt được kỷ lục với 116 chợ được công nhận theo tiêu chí chợ tạm quy định của UBND tỉnh Thanh Hóa. Điều này giúp Thanh Hóa trở thành tỉnh có số lượng chợ đạt chuẩn kinh doanh thực phẩm cao nhất cả nước.
Duy Trinh(t/h)
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhiễm Covid
- ·Xây dựng lực lượng công an vững mạnh, hiện đại từ mô hình điểm
- ·Phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2023
- ·Lần đầu tiên tàu trọng tải 20.000 tấn vào sông Hậu cập cảng VIMC
- ·Con trai bầu Hiển thu lãi ngay hơn 200 tỷ đồng sau 1 tháng đầu tư
- ·Thành phố Ngã Bảy: Đã xây dựng 100 bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật
- ·Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV
- ·Đối thoại với công dân huyện Long Mỹ
- ·Bộ Công Thương: Không có hiện tượng tăng giá đột biến những ngày sát Tết Nguyên đán
- ·Đề nghị điều chỉnh tỷ lệ vốn chủ sở hữu thống nhất
- ·Vietjet tặng gói bảo hiểm COVID
- ·Sẽ từng bước khắc phục tình trạng nợ, chậm ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- ·Thông tin về ca tử vong do đậu mùa khỉ quê ở Long An
- ·Nghiêm cấm việc áp đặt, chỉ định mỏ vật liệu thi công dự án giao thông
- ·SII báo lỗ hơn 9 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2020
- ·Lan tỏa khát vọng Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong thanh niên
- ·Ông Nguyễn Thanh Liêm giữ chức Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
- ·Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng công trình
- ·Khám phá mẫu Honda BeAT 2020 với giá bán chỉ 28 triệu đồng
- ·HĐND huyện Vĩnh Hưng tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn