会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq getafe】TP. Hồ Chí Minh coi đảm bảo an toàn, an ninh mạng là nhiệm vụ cấp thiết trong thời đại số!

【kq getafe】TP. Hồ Chí Minh coi đảm bảo an toàn, an ninh mạng là nhiệm vụ cấp thiết trong thời đại số

时间:2025-01-08 12:55:42 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:165次

Thực trạng an toàn thông tin

TheồChíMinhcoiđảmbảoantoànanninhmạnglànhiệmvụcấpthiếttrongthờiđạisốkq getafeo Trung tâm Dữ liệu TP. Hồ Chí Minh, trong 9 tháng tính từ đầu năm 2024, thành phố ghi nhận đến 57.586.971 sự kiện mất an toàn thông tin. Trong đó, 56.811.589 sự kiện tấn công nhằm thu thập thông tin, 768.325 sự kiện vi phạm chính sách, và 7.057 sự kiện tấn công lây nhiễm, phát tán mã độc.

Bên cạnh đó, trên hệ thống quản lý phòng chống mã độc tập trung, các cơ quan TP. Hồ Chí Minh đã ngăn chặn 63.137 lần tấn công, bao gồm 315 lần khai thác thông tin mật khẩu và 62.822 lần tấn công khai thác lỗ hổng bảo mật. Loại mã độc phổ biến nhất bao gồm Virus.Win32.Sality.l, HEUR:Virus.Win32.Slugin.gen, và HEUR:Trojan.Win32.Generic.

Tình trạng mất an toàn thông tin không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân và tổ chức mà còn đe dọa hoạt động kinh tế và an ninh quốc gia. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp đồng bộ từ tất cả các bên liên quan.

Cần có biện pháp bảo vệ an ninh, an toàn thông tin mạng cho TP. Hồ Chí Minh trước những cuộc tấn công mạng.

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, việc bảo đảm an toàn, an ninh mạng được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng trong điều kiện, bối cảnh hiện nay. Công tác này phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục với những cơ chế, chính sách phù hợp để đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho người dân và quốc gia. Vì vậy, sắp tới để triển khai hiệu quả công tác an toàn, an ninh mạng các đơn vị cần đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức về bảo đảm an toàn, an ninh mạng; tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tới người dân; tăng cường giáo dục các quy định của pháp luật về quản lý không gian mạng; cách thức nhận diện các âm mưu, thủ đoạn tấn công mạng và các hình thái tiêu cực phát sinh trên không gian mạng cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân…

“Đối với các đơn vị, lãnh đạo UBND quận, huyện và thành phố Thủ Đức cần chủ động rà soát, đánh giá công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng thuộc phạm vi, trách nhiệm mình quản lý để kịp thời khắc phục những sơ hở, thiếu sót, điểm yếu của hệ thống thông tin theo kiến nghị, hướng dẫn của Công an Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan; nâng cao nhận thức sâu sắc về tính nguy hiểm của việc mất an toàn an ninh mạng, tầm quan trọng của công tác đảm bảo an ninh mạng, từ đó thống nhất về hành động nhằm thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn an ninh mạng tại địa bàn Thành phố”, ông Phan Văn Mãi đề nghị.

Củng cố năng lực phòng thủ mạng

Theo các chuyên gia, để đảm bảo an toàn thông tin mạng trong thời đại số, TP. Hồ Chí Minh cần tập trung vào các giải pháp chính sau:

Nâng cao nhận thức cộng đồng: Tăng cường tuyên truyền các quy định pháp luật về quản lý không gian mạng. Phổ biến kiến thức nhận diện âm mưu, thủ đoạn tấn công mạng đến người dân. Đào tạo cán bộ, đảng viên để nâng cao khả năng ứng phó với các sự cố mạng.

Khắc phục điểm yếu trong hệ thống: Thường xuyên rà soát, đánh giá hệ thống thông tin theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông. Áp dụng các biện pháp công nghệ tiên tiến để tăng cường khả năng phòng thủ mạng. Triển khai các công cụ tự động phát hiện và ngăn chặn mã độc hiệu quả.

Xây dựng đội ngũ chuyên gia: Tăng cường đào tạo kỹ năng ứng phó sự cố cho cán bộ công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan. Phát triển các nhóm chuyên gia bảo mật để đảm bảo hỗ trợ kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố nghiêm trọng.

Phát triển cơ chế hợp tác: Đẩy mạnh hợp tác giữa các đơn vị an ninh mạng, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm. Thiết lập các hệ thống cảnh báo sớm nhằm giảm thiểu tác động từ các cuộc tấn công mạng.

Mới đây, tại chương trình “Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng TP. Hồ Chí Minh 2024” do Trung tâm Chuyển đổi số TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Hiệp hội An toàn thông tin - Chi hội phía Nam (VNISA phía Nam) tổ chức, các chuyên gia đã triển khai nhiều hoạt động quan trọng để nâng cao năng lực và kỹ năng ứng phó với các tình huống mất an toàn thông tin.

Toàn cảnh buổi "Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng TP Hồ Chí Minh 2024”.

Chương trình “Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng Thành phố Hồ Chí Minh 2024” gồm 2 nội dung:

Thứ nhất, diễn tập thực chiến trên hệ thống thật với ứng dụng "Công dân số TP. Hồ Chí Minh" - một nền tảng quan trọng giúp kết nối giữa người dân và chính quyền thành phố.

Các đội tấn công (Red team): Tập hợp các chuyên gia đến từ Trung tâm 286 - Bộ Tư lệnh 86, Trung tâm An ninh mạng - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty An ninh mạng Viettel thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội, Công ty An toàn thông tin - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT, Công ty TNHH GalaxyOne, Công ty Cổ phần Công nghệ DTG.

Đội phòng thủ (Blue team): Tập hợp đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật đến từ Trung tâm Chuyển đổi số thành phố và Đội Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng thành phố, đội ngũ kỹ thuật an ninh mạng thuộc các nhà cung cấp dịch vụ hệ thống thông tin.

Thứ hai, tăng cường đào tạo và tập huấn an toàn thông tin, chương trình cung cấp nội dung đào tạo kết hợp lý thuyết và thực hành, với các tình huống giả định trên thao trường Cyber Range nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ CNTT từ các Sở, ban, ngành, doanh nghiệp nhà nước đến các bệnh viện và cơ quan báo đài gồm 3 kịch bản (kịch bản 1: Tác chiến phòng chống tấn công Ransomware vào cơ sở hạ tầng trọng yếu, kịch bản 2: Tác chiến phòng chống tấn công chuỗi cung ứng, kịch bản 3: Nhận dạng, phòng chống lừa đảo và tấn công phi kỹ thuật).

Theo ông Nguyễn Đức Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số TP. Hồ Chí Minh, chương trình không chỉ là cơ hội để trau dồi chuyên môn mà còn rèn luyện khả năng phối hợp và xử lý các sự cố thực tế. Đây cũng là dịp để phát hiện và gia cố điểm yếu trong các hệ thống thông tin, bao gồm công nghệ, quy trình và yếu tố con người.

TP. Hồ Chí Minh, với vai trò là trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước, đang phải đối mặt với những nguy cơ ngày càng gia tăng trong lĩnh vực an toàn thông tin. Việc xây dựng hệ thống an ninh mạng mạnh mẽ không chỉ là nhiệm vụ cấp bách mà còn là nền tảng để thành phố phát triển bền vững trong thời đại số hóa. Đầu tư vào công nghệ, con người và quy trình chính là chìa khóa để tạo nên lá chắn vững chắc bảo vệ không gian mạng của thành phố khỏi các mối đe dọa ngày càng tinh vi.

 Duy Trinh

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Tàu thăm dò Parker của NASA lập dấu mốc lịch sử
  • Cần biến tài nguyên dữ liệu thành nguồn lực, động lực phát triển
  • Elon Musk khuyên báo chí chỉ đăng 10 tweet mỗi ngày
  • Hỗ trợ doanh nghiệp, ngân hàng ồ ạt "tung vốn" ưu đãi từ đầu năm
  • Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
  • Ra mắt dự án Làm cha mẹ trong phát triển toàn diện trẻ thơ
  • 'Chốt sổ' đấu giá băng tần 4G và 5G, giá khởi điểm là 5.798 tỷ đồng
  • Hàng chục quốc gia bị tấn công phần mềm mã độc nguồn gốc Israel
推荐内容
  • VNeID sẽ phục vụ tốt hơn khi sửa đổi luật và hoàn thiện thêm tính năng
  • Thích ứng an toàn với dịch Covid
  • Viettel dẫn đầu về chất lượng dịch vụ băng thông rộng di động và cố định
  • NT&T trở thành nhà phân phối giải pháp công nghệ H3C tại Việt Nam
  • Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
  • Các doanh nghiệp đầu mối  nhập khẩu xăng dầu đảm bảo công suất chứa trữ