【tỷ số trực tuyến bóng đá lưu】Việt Nam xác định phát triển đô thị thông minh với 3 trụ cột chính
Quy hoạch thông minh là bước khởi đầu của đô thị thông minh | |
Phát triển đô thị thông minh là nhiệm vụ cốt lõi trong thời đại 4.0 | |
Cao tốc Bắc - Nam sẽ được điều hành bằng hệ thống giao thông thông minh |
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà |
Ông nhận định như thế nào về Chiến lược phát triển đô thị thông minh của Việt Nam?
Trong thời gian qua, quá trình phát triển đô thị của Việt Nam đã đạt được những thành quả hết sức quan trọng và tích cực. Tuy nhiên, quá trình phát triển đô thị cũng đã bộc lộ những hạn chế bất cập lớn như tình trạng ô nhiễm môi trường, ngập úng, ùn tắc giao thông... Đây là những thách thức rất lớn mà chúng ta phải vượt qua, phải xử lý có hiệu quả.
Việt Nam xác định phát triển đô thị thông minh với 3 trụ cột chính là quy hoạch và xây dựng đô thị thông minh, quản lý đô thị thông minh và thực hiện các dịch vụ, tiện ích đô thị một cách thông minh dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu lớn và xây dựng một xã hội đô thị phát triển hài hòa, phát huy bảo tồn giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Phát triển đô thị thông minh là một hướng đi tất yếu, phù hợp với xu hướng quốc tế, tận dụng được những cơ hội, thành quá của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng như phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước.
Trong thời gian tới, chúng ta sẽ tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đã được xác định trong Đề án phát triển đô thị thông minh Việt Nam giai đoạn 2018- 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Đô thị thông minh được xác định sẽ có thể giải quyết được những bất cập trong phát triển đô thị. Thí điểm mô hình này ở một số địa phương như Huế, Phú Quốc… đã tạo ra những bứt phá như thế nào trên thực tế, thưa ông? Tới năm 2030, cần có điều chỉnh gì để thích hợp với điều kiện của Việt Nam?
Chúng tôi thấy rất nhiều địa phương, đô thị rất quan tâm, nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng, tác dụng của phát triển đô thị thông minh trong Chiến lược phát triển đô thị bền vững của địa phương và cũng đã có những tham khảo, học tập, vận dụng kinh nghiệm quốc tế để xây dựng những Đề án phát triển đô thị thông minh của mình.
Nhưng theo dõi chung chúng tôi thấy, thứ nhất, còn có những cách hiểu chưa được toàn diện, thống nhất đồng bộ, nặng về một số lĩnh vực. Ví dụ, còn nặng về công nghệ thông tin, số hóa trong phát triển đô thị thông minh, chưa nhận thức đầy đủ, toàn diện những hợp phần cần có để phát triển đồng bộ đô thị thông minh.
Trước vấn đề đó, theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từ nay đến năm 2025 chúng ta sẽ hỗ trợ, tập trung các nguồn lực và hướng dẫn để xây dựng 6 đô thị thông minh đại diện cho 6 vùng kinh tế và trên cơ sở đó chúng ta sẽ tổng kết, rút kinh ngiệm, nhân rộng phát triển toàn diện hệ thống đô thị thông minh ở Việt Nam.
Bộ Xây dựng đã tham khảo các mô hình trên thế giới như thế nào và mô hình đô thị thông minh ở Việt Nam sẽ có những đặc thù gì so với các mô hình đã tham khảo?
Trong quá trình xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, chúng tôi có tham khảo nhiều kinh nghiệm quốc tế của những nước phát triển và đang phát triển, những nước có thành tựu rất lớn trong việc phát triển đô thị thông minh cũng như những nghiên cứu và xu hướng, những định hướng của các quốc gia và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực phát triển đô thị thông minh.
Trên cơ sở đó chọn lọc được, tiếp thu được những kinh nghiệm quốc tế phù hợp với thực tế phát triển của đất nước nhưng có bản sắc của Việt Nam. Trong đó chúng tôi rất muốn nói lên hai ý.
Thứ nhất, hiện nay kinh nghiệm quốc tế chưa đề cập tới lĩnh vực quy hoạch và xây dựng thành phố đô thị một cách thông minh. Chúng tôi cho rằng đây là nền tảng rất căn cốt, phải trên một nền tảng đô thị có sẵn và hiện hữu thì chúng ta mới có thể tiến hành thực hiện các giải pháp thông minh cho việc tổ chức quản lý và phát triển đô thị đó. Đây là một phát triển mới của Việt Nam.
Thứ hai, chúng tôi rất chú ý khía cạnh trong quá trình phát triển đô thị thông minh, chúng ta phải chú ý tới vấn đề phát triển một xã hội, một cộng đồng đô thị hài hòa, có bản sắc hướng thiện và phát huy được những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Hiện nhiều thành phố, đô thị, nhiều tổ chức bắt đầu thấy sáng kiến của Việt Nam là đúng và họ cũng đang nghiên cứu theo hướng tránh việc lạm dụng những thành tựu kỹ thuật, những thành tựu khoa học trong tổ chức đời sống của dân cư đô thị. Tránh việc robot hóa dẫn tới hạn chế tiếp xúc, kết nối giữa cộng đồng dân cư một cách thực sự là quan hệ con người với con người.
Trân trọng cảm ơn ông!
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nhận định, soi kèo Lille OSC vs Nantes, 01h00 ngày 5/1: Bay vào Top 3
- ·Từ thủ lĩnh của công nhân đến vị tướng
- ·Theo sát, hỗ trợ các hộ thoát nghèo, không để tái nghèo
- ·10 tháng triển khai 12 cuộc thanh tra đột xuất
- ·Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Cho ý kiến ba dự án Luật
- ·Ý thức tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông chuyển biến tốt
- ·Đêm Gala “Hành trang người lính”
- ·Samsung ra tai nghe không dây, không phụ thuộc điện thoại
- ·Thực hiện nhiều giải pháp bảo đảm an toàn giao thông
- ·Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
- ·Tưởng niệm để nỗi đau không còn tái diễn
- ·Vận động xã hội hóa xây dựng cầu, đường giao thông
- ·Tuyên truyền quy định mới cho chủ các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng ô tô
- ·Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017
- ·An Giang: Thu giữ gần 12kg thảo mộc nghi là cần sa
- ·Những mô hình tạo chuyển biến tích cực
- ·186 học viên lớp bồi dưỡng đối tượng 3 được cấp giấy chứng nhận
- ·Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
- ·Trường THPT Nguyễn Khuyến kỷ niệm 15 năm thành lập