【ajax – psv】Tự chủ trong lĩnh vực y tế
Dùng nguồn giảm chi hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo
Đánh giá về tác động của các chính sách đổi mới cơ chế tự chủ đối với tiết kiệm chi cho bộ máy của ĐVSNCL,ựchủtronglĩnhvựcytếajax – psv ông Phạm Văn Trường, Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp Bộ Tài chính cho biết, Nghị định 16/2015/NĐ-CP đã quy định cụ thể lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước (NSNN) và thu nhập của người dân; từng bước tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định.
Căn cứ tình hình thực tế, các ĐVSNCL được thực hiện trước lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công. Việc chuyển đổi từ phí sang giá dịch vụ là một bước tiến quan trọng trong đổi mới cơ chế tài chính của các ĐVSNCL, góp phần bù đắp chi phí của các đơn vị, giảm chi thường xuyên của NSNN. Về cơ bản, các bộ, ngành, địa phương đã kịp thời ban hành thông tư, văn bản hướng dẫn. Việc chuyển từ phí sang giá dịch vụ không gây xáo trộn lớn đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ và thị trường.
Tổng dự toán chi thường xuyên các lĩnh vực sự nghiệp giai đoạn 2011 - 2016 là khoảng 1.775.522 tỷ đồng. Tỷ trọng kinh phí NSNN giao tự chủ trong tổng số kinh phí hoạt động của ĐVSNCL chiếm tỷ lệ khoảng 53% trong giai đoạn này (trong đó ở trung ương là 22%, ở địa phương khoảng 60%)
Thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính theo quy định tại Nghị định số 16 về cơ cấu lại ngân sách đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Đối với ngân sách trung ương, năm 2017, lĩnh vực y tế đã giảm cấp chi thường xuyên phần tiền lương đã kết cấu vào giá dịch vụ khám, chữa bệnh theo Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC khoảng 530 tỷ đồng so với dự toán năm 2016.
Đối với lĩnh vực giáo dục – đào tạo, giảm cấp chi thường xuyên bằng 50% số tăng thu theo lộ trình điều chỉnh học phí quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP khoảng 410 tỷ đồng so với dự toán năm 2016. Năm 2018 tiếp tục giảm cấp chi thường xuyên lĩnh vực y tế theo Thông tư liên tịch 37 và Thông tư số 02/2017/TT-BYT là 89,5 tỷ đồng; lĩnh vực giáo dục theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP là 211 tỷ đồng.
Đối với ngân sách địa phương, Bộ Tài chính đã có các thông tư hướng dẫn địa phương phân bổ giảm kinh phí NSNN hỗ trợ chi thường xuyên đối với các cơ sở giáo dục, dạy nghề và y tế ở địa phương. Nhờ đó, đã giảm hàng nghìn tỷ đồng chi thường xuyên. Theo báo cáo của 36/63 tỉnh, năm 2017, lĩnh vực y tế giảm chi thường xuyên 1.433,208 tỷ đồng; năm 2018, số giảm chi thường xuyên là 2.904,663 tỷ đồng.
Số ngân sách từ việc giảm chi được cấp trực tiếp cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KB,CB) công lập năm 2018 (do điều chỉnh mức thu học phí và giá dịch vụ KB,CB). Các cơ sở giáo dục - đào tạo, y tế đã sử dụng số ngân sách này để hỗ trợ trực tiếp cho người học thuộc đối tượng chính sách và hỗ trợ người dân tham gia BHYT. Nguồn kinh phí cấp giảm còn được dùng để thực hiện các chính sách, chương trình, đề án và mục tiêu phát triển của ngành giáo dục và y tế; dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các nội dung cấp bách khác.
Các đơn vị đã chủ động tiết kiệm kinh phí
Ông Trường cho biết, thực hiện Nghị định 16, các ĐVSNCL được giao quyền tự chủ tài chính đã chủ động sử dụng nguồn kinh phí NSNN giao để thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả. Đồng thời chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công (khám chữa bệnh, đào tạo...); tăng số thu, góp phần giảm chi NSNN; xây dựng các giải pháp quản lý nội bộ để tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cho người lao động.
Theo báo cáo có 143 đơn vị thuộc các bộ, ngành, số tiết kiệm chi thường xuyên đạt khoảng 1.020 tỷ đồng; có 1.486 đơn vị thuộc các địa phương tiết kiệm khoảng 650 tỷ đồng. Một số ĐVSNCL ở cả trung ương và địa phương đã có thu nhập tăng thêm từ 0,5 đến 1,5 lần tiền lương cấp bậc.
Ông Trường cũng cho hay, Nghị quyết 19-NQ/TW đã nêu các mục tiêu cụ thể về giảm chi NSNN cho từng giai đoạn từ nay đến năm 2025, đồng thời, đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực, quản lý, cấp phát NSNN. Theo đó, việc triển khai thực hiện các chính sách đổi mới cơ chế tự chủ của ĐVSNCL sẽ có tác động đến chi trực tiếp từ NSNN cho ĐVSNCL và tiết kiệm chi bộ máy tại ĐVSNCL.
Bùi Tư
(责任编辑:La liga)
- ·Bác Hồ: Văn hóa soi đường cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội
- ·Vietnamese, Malaysian news agencies to enhance collaboration
- ·Insurance law must help ensure transparency and accountability: NA Chairman
- ·Việt Nam and Francophonie eye further cooperation
- ·Nước mắt người đàn ông nuôi con ung thư
- ·Party General Secretary welcomes Malaysian Prime Minister
- ·Vietnamese, Indian field hospitals in South Sudan share peacekeeping experience
- ·US hopes to elevate relations with Việt Nam: Ambassador
- ·Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp
- ·Vietnamese leaders extend sympathies to China over plane crash
- ·Sự cố chuẩn bị cưới, phát hiện bạn gái phản bội
- ·Việt Nam shares experience in post
- ·Việt Nam and Francophonie eye further cooperation
- ·Welcome ceremony held for Malaysian PM
- ·Thủy triều dâng
- ·Welcome ceremony held for Malaysian PM
- ·Foreign Minister Bùi Thanh Sơn holds talks with Saudi Arabian counterpart
- ·Collective economy in Tiền Giang Province developing: President
- ·Cần thường xuyên kiểm tra bằng giả
- ·Party General Secretary welcomes Malaysian Prime Minister