【kèo nhà cái là gì】Hội thảo Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương: Danh nhân – Thi hào – Giá trị di sản
VHO - Sáng 15.12,ộithảoNguyễnDuvàHồXuânHươngDanhnhân–Thihào–Giátrịdisảkèo nhà cái là gì Hội thảo khoa học quốc gia Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương: Danh nhân – Thi hào – Giá trị di sản đã diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện không chỉ tôn vinh hai tượng đài văn học lớn của dân tộc mà còn hướng tới việc phát huy giá trị trường tồn của di sản mà họ để lại trong dòng chảy văn hóa đương đại.
Hội thảo do Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Danh nhân, Hội Nhà văn Việt Nam, Trường Đại học Vinh, Hội đồng gia tộc họ Nguyễn Tiên Điền tổ chức.
Nguyễn Du (1765-1820) và Hồ Xuân Hương (1772-1822) là hai thi hào lớn của văn học Việt Nam, mặc dù có phong cách sáng tác khác nhau, nhưng họ đều có nhiều điểm tương đồng. Cả hai sống cùng thời kỳ đầy biến động của nửa sau thế kỷ XVIII, cùng quê hương xứ Nghệ và đều được UNESCO vinh danh.
Điểm gặp gỡ nổi bật giữa họ chính là tư tưởng nhân đạo sâu sắc, đậm đà bản sắc Việt Nam. Từ những trang thơ, cả hai bày tỏ niềm thương cảm với mọi kiếp người, khát khao hạnh phúc và sự tiến bộ cho nhân loại. Di sản văn chương mà Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương để lại không chỉ chạm đến đỉnh cao nghệ thuật mà còn mang giá trị trường tồn, vượt thời gian.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu Danh nhân, TS Nguyễn Thị Kim Oanh nhấn mạnh, hội thảo khoa học về hai danh nhân trong mối liên hệ văn hóa - nhân văn độc đáo không chỉ là mong ước của giới nghiên cứu, các nhà khoa học mà còn là nhu cầu thiết yếu của đông đảo nhân dân trên cả nước. Hội thảo khoa học quốc gia Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân - Thi hào - Giá trị di sảnchính là bước đi đầu tiên để hiện thực hóa mong mỏi ấy, góp phần tôn vinh và làm sáng tỏ những giá trị trường tồn từ di sản của hai thi hào lớn.
Sau hơn nửa năm phát động, Hội thảo đã nhận được gần 70 tham luận từ các học giả trên khắp cả nước, trong đó có hai tham luận gửi từ nước ngoài. Ban Biên tập đã tuyển chọn 55 tham luận tiêu biểu để biên soạn kỷ yếu dưới dạng "Lưu hành nội bộ".
Bằng việc khơi dậy những tìm tòi, nghiên cứu mới về Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương, Hội thảo không chỉ tôn vinh mà còn xác định vinh dự, trách nhiệm của hậu thế trong việc gìn giữ, phát huy những giá trị mà Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương đã tạo lập.
“Những thành quả nghiên cứu mới về hai bậc danh nhân không chỉ làm sáng tỏ giá trị di sản văn hóa, văn học mà còn mở ra những phát hiện mới về mối liên hệ xã hội, nhân sinh trong văn hóa Việt Nam thời trung đại. Đồng thời, tạo tinh thần mới trong việc nghiên cứu, tiếp nhận và phát huy giá trị di sản, làm phong phú hơn hệ giá trị văn hóa, con người Việt Nam, góp phần tạc nên gương mặt dân tộc Việt Nam”, TS Nguyễn Thị Kim Oanh bày tỏ.
Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận về: mối liên hệ văn hóa - xã hội - nhân sinh của Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương qua dòng họ, quê hương, thời đại và quốc tế; những điểm gặp gỡ và nét riêng về thân thế, sự nghiệp, tư tưởng, phong cách nghệ thuật; sự tương đồng, khác biệt trong thi pháp của hai thi hào; vấn đề dịch thuật, chuyển ngữ tác phẩm; mối liên hệ qua các loại hình nghệ thuật hiện đại như sân khấu, điện ảnh; cùng các giải pháp bảo tồn, xây dựng và phát huy giá trị di sản của hai danh nhân trong bối cảnh hiện nay….
Theo Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, TSKH Phan Xuân Dũng, Nguyễn Du với Truyện Kiềuđã nâng tầm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, hướng tới sự tinh tế và hiện đại. Trong khi đó, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã vượt qua rào cản phong kiến, mang lại một ngôn ngữ và văn hóa sống động, lạc quan và yêu đời. Cả hai “mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”.
“Trách nhiệm của chúng ta là nghiên cứu, làm sáng tỏ những đóng góp lớn lao của hai danh nhân, không chỉ cho lịch sử văn hóa, văn học dân tộc mà còn cho cả lịch sử văn hóa khu vực và quốc tế. Từ đây, đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát huy hữu hiệu các giá trị di sản của hai danh nhân”, TSKH Phan Xuân Dũng cho biết thêm.
Kết luận hội thảo, Giảng viên cao cấp Trường Đại học Vinh, PGS.TS Biện Minh Điền đánh giá cao những tham luận, ý kiến đóng góp của các đại biểu tại Hội thảo; các ý kiến đã góp phần khẳng định tầm vóc, giá trị mang tầm quốc tế của cuộc đời, sự nghiệp, di sản của hai danh nhân, thi hào Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương.
Hội thảo là dịp để các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các văn nghệ sỹ và Hội đồng Gia tộc họ Nguyễn Tiên Điền (Hà Tĩnh), họ Hồ Quỳnh Lưu (Nghệ An) trao đổi, chia sẻ kết quả nghiên cứu, sưu tầm; đồng thời, tìm kiếm giải pháp gìn giữ, phát huy giá trị di sản danh nhân, thi hào Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương đã để lại cho hậu thế.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước khẳng định hiệu quả trước đối tác ngoại
- ·Thiếu nhân lực chất lượng cao là trở ngại lớn trong kỷ nguyên số
- ·Chùm ảnh: Lễ đón trọng thể Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhật Bản
- ·Giữ vững niềm tin
- ·Ra mắt lần đầu tại Việt Nam: Nước tăng lực HYRO Energy không bổ sung đường
- ·TPHCM hàng hoá tăng hơn 5.000 tấn sau khi mở cửa
- ·Chuyện chưa kể về hành trình phá vụ án bắt cóc
- ·Yên Bái có tân Chủ tịch tỉnh người Tày 46 tuổi
- ·Du khách 'xiêu lòng' khi đi tour Huế 2 ngày cùng DANAGO
- ·Những đối tượng được điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng
- ·Vàng SJC thêm 400.000 đồng mỗi lượng chỉ sau nửa ngày giao dịch
- ·Danh sách thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII sau khi được kiện toàn
- ·Thượng viện Nhật Bản sẽ ủng hộ Chính phủ Nhật Bản tiếp tục hợp tác và hỗ trợ Việt Nam
- ·Đội tuyển Việt Nam gặp đội tuyển Nga, Thái Lan tại Giải bóng đá giao hữu quốc tế LPBank 2024
- ·9 địa chỉ thay màn hình iPhone uy tín, giá rẻ tại Long An
- ·Thủ tướng dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an Trung ương
- ·Nhiều trẻ nguy kịch vì chậm trễ đến viện khám do sợ nhiễm Covid
- ·Thượng tá Nguyễn Nhật Trường làm Phó giám đốc Công an An Giang
- ·Lan tỏa cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'
- ·Thủ tướng: Tăng cường các biện pháp mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt chống bão