【bxh a uc】Thái Nguyên: Khó thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
Nguyên nhân Thái Nguyên khó khăn trong việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp,áiNguyênKhóthuhútdoanhnghiệpđầutưvàonôngnghiệbxh a uc nông thôn là tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ trên địa bàn.
Tỉnh Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp khi tỷ lệ dân cư ở khu vực nông thôn chiếm trên 60%. Đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn không chỉ bảo đảm sự phát triển ổn định phần đa dân số mà còn khai thác được tiềm năng sẵn có của địa phương. Đặc biệt, thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp thuận lợi vì tiếp giáp với các thị trường tiêu thụ lớn, gồm các tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Hồng, Hà Nội…
Mặc dù vậy, hiện nay, trong số hơn 10 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh thì chỉ có khoảng 2% hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đây hầu hết là các doanh nghiệp hợp tác xã hoạt động với quy mô nhỏ, chưa có doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực này.
Theo chia sẻ của đại diện một số doanh nghiệp trong tỉnh Thái Nguyên, khó khăn lớn nhất khi thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chính là tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ trên địa bàn. Bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty cổ phần chè Hà Thái, chia sẻ, hiện nay, để có được diện tích lớn đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ… không dễ.
Việc khó khăn về quỹ đất chính là một trong những rào cản của doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nhất là khi tốc độ đô thị hóa ở Thái Nguyên cao, đặc biệt là những địa phương có tiềm năng như TP. Thái Nguyên, Sông Công, Phổ Yên, việc thuê đất sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, chế biến nông sản của Trung ương nói chung, Thái Nguyên nói riêng chưa thật sự đủ mạnh. Đó là chưa kể, khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có thể sẽ gặp nhiều rủi ro. Nhất là dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi hoặc sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân chưa thật sự chặt chẽ khiến chất lượng sản phẩm không đáp ứng được các tiêu chuẩn nên không được đơn vị thu mua chấp nhận…
Mặc dù Nhà nước, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này nhưng cũng giống như nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, việc tiếp cận chính sách trong thực tế tại Thái Nguyên khá là khó khăn như giá thuê đất; quy hoạch vùng sản xuất khó có thể ổn định gây trở ngại cho doanh nghiệp khi xây dựng vùng nguyên liệu tập trung. Hơn nữa, khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp cũng gặp khó bởi các ngân hàng thương mại đòi hỏi không ít thủ tục khắt khe, nhất là tài sản thế chấp...
Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp được xem là giải pháp trọng tâm để ngành Nông nghiệp phát triển bền vững. Do đó, để có các doanh nghiệp lớn đồng hành, dẫn dắt và thúc đẩy hoạt động kinh tế nông nghiệp, cũng như các tỉnh, thành phố trong cả nước, Thái Nguyên vẫn cần có chính sách nhất quán, hài hòa, đồng bộ về quy hoạch nông nghiệp và có định hướng phát triển bền vững.
Trước đó, tỉnh Thái Nguyên đã có buổi đối thoại với các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tại buổi đối thoại với các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn, ông Phạm Văn Sỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cũng rất trăn trở khi các doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh còn khiêm tốn.
"Để thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, thời gian tới, ngành tiếp tục tham mưu với tỉnh có những chính sách về phát triển nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản. Đồng thời, nhân rộng việc quy hoạch vùng sản xuất, tạo vùng nguyên liệu thu hút doanh nghiệp vào đầu tư"ông Sỹ cho biết thêm.
Cùng với những giải pháp nêu trên, các cấp, ngành chức năng trong tỉnh Thái Nguyên kịp thời tham mưu với tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình tích tụ ruộng đất; rà soát, hoàn thiện các chính sách ưu đãi về đất đai để khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cũng là những phần việc quan trọng trong thời gian tới…
Ông Phạm Văn Quang, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP. Thái Nguyên, cho rằng: Việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng; nâng cao trình độ sản xuất của nông dân, chất lượng nông sản, tạo sức cạnh tranh trên thị trường cũng cần được xem trọng. Từ đó, góp phần thu hút các doanh nghiệp lớn mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên.
Văn Chương(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tiếp tục sai phạm, Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu bị đưa vào danh sách đen
- ·Công điện của Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão Yinxing
- ·Tinh gọn bộ máy
- ·Bắt quả tang 2 đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy
- ·Vụ Chủ tịch huyện Quốc Oai ‘mất tích’: Thông tin mới nhất về tung tích của ông Nguyễn Hồng Lâm
- ·Việt Nam có tiềm năng trong chuỗi cung ứng về bán dẫn
- ·Bắt đối tượng giao cấu với người dưới 16 tuổi
- ·Tổng thống Venezuela: Mong muốn học tập kinh nghiệm phát triển của Việt Nam
- ·Bảo hiểm hưu trí bổ sung giúp người lao động cải thiện khả năng tài chính
- ·Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18
- ·Người Việt ngày càng chuộng thịt lợn nhập đông lạnh giá rẻ: Liệu có an toàn?
- ·Thí điểm mở rộng điều kiện về đất thực hiện dự án nhà ở thương mại
- ·Trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi
- ·Công bố quyết định chuẩn y Bí thư Đảng ủy Học viện Tài chính
- ·Ngày mùng 6 Tết chùa Hương khai hội, miễn vé tham quan thắng cảnh 3 ngày
- ·Nhu cầu di chuyển dịp Tết tăng vọt: Vé tàu, xe và máy bay có đủ đáp ứng?
- ·Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật nguyên Bí thư tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc
- ·Ngành TT&TT Việt Nam: 100% công đoàn cơ sở tổ chức thành công đại hội công đoàn
- ·Thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam
- ·Việt Nam là một phần trong dòng chảy chung của cộng đồng quốc tế