【kết quả bóng đá hôm quả】Cục Giám sát quản lý về hải quan chủ công xây dựng nhiều đề án trọng tâm trình Chính phủ
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành đánh giá cao kết quả công tác của Cục Giám sát quản lý về hải quan năm 2019. Ảnh: N.Linh |
Ghi nhận vai trò quan trọng của đơn vị
Tại hội nghị đánh giá kết quả công tác năm 2019,ụcGiámsátquảnlývềhảiquanchủcôngxâydựngnhiềuđềántrọngtâmtrìnhChínhphủkết quả bóng đá hôm quả triển khai nhiêm vụ năm 2020 của Cục Giám sát quản lý về hải quan, tổ chức chiều 9/1, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành chúc mừng Cục Giám sát quản lý về hải quan đã có một năm nhiều điểm sáng, hoàn thành khối lượng công việc rất lớn, đảm bảo chất lượng. Kết quả đó đã góp phần quan trọng vào thành tích chung rất xuất sắc của ngành Hải quan năm 2019.
Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành cho biết, với sự nỗ lực của các đơn vị nghiệp vụ nhiều đề án trọng tâm trình lãnh đạo các cấp nhận được sự đánh giá, tín nhiệm cao.
Nhấn mạnh đến một số dấu ấn năm 2019 có vai trò quan trọng của Cục Giám sát quản lý về hải quan, Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành chia sẻ: Năm 2019 Nghị quyết 99/NQ-CP phiên họp thường kỳ tháng 10/2019 giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành theo hướng cơ quan Hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu (trừ các mặt hàng liên quan đến an ninh, quốc phòng, kiểm dịch…), bộ quản lý chuyên ngành thực hiện hậu kiểm. Điều này thay đổi căn bản mô hình, phương thức kiểm tra chuyên ngành hiện nay, cho thấy sự tin tưởng, trọng trách của các lãnh đạo các cấp với cơ quan Hải quan, cũng là giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, bức xúc của DN tồn tại nhiều năm qua.
“Hay ngay trong những ngày đầu năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 119/NQ-CP tiếp tục đề ra các biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp. Đây cũng là vấn đề nóng bỏng mà năm 2019 Tổng cục Hải quan đã triển khai” - Phó Tổng cục trưởng cho biết.
Theo Phó Tổng cục trưởng, năm 2019 cả hệ thống hải quan đã vào cuộc mạnh mẽ chống lại xu hướng gian lận liên quan đến xuất xứ hàng hóa làm ảnh hưởng đến hình ảnh hàng hóa Việt Nam, DN Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Cục Giám sát quản lý là đầu mối phối hợp với các đơn vị đã vào cuộc một cách đồng bộ, quyết liệt theo chỉ đạo của Tổng cục trưởng.
Hay việc xử lý vụ việc xe ô tô có gắn thiết bị có các hình ảnh “đường lưỡi bò” thể hiện sự quyết liệt, quyết tâm của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng trong đấu tranh với các hành vi vi phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.
Triển khai nhiệm vụ năm 2020, Phó Tổng cục trưởng lưu ý Cục Giám sát quản lý về hải quan ngoài nhiệm vụ trung tâm là xây dựng chính sách thì phải gắn bó hơn nữa với thực tế. “Cần phải xem quy trình thủ tục, chính sách không chỉ của Hải quan mà của cả bộ, ngành đang vận hành ở địa phương như thế nào, vướng ở đâu để chỉ ra đâu là rủi ro, đâu là lỗ hổng để đề xuất chính sách quản lý vừa đáp ứng yêu cầu tạo thuận lợi thương mại nhưng đảm bảo công tác quản lý”- Phó Tổng cục trưởng chỉ đạo.
Bên cạnh đó, Cục Giám sát quản lý về hải quan cùng với các vụ, cục thuộc và trực thuộc Tổng cục cần bám sát tình hình, phân tích dữ liệu, nhanh nhạy trước mọi hiện tượng để kịp thời đề xuất, tham mưu lãnh đạo Tổng cục Hải quan đưa ra những cảnh báo, chấn chỉnh.
Bám sát tình hình, tham mưu hiệu quả
Có thể thấy, năm 2019 tình hình khu vực và quốc tế diễn biến phức tạp, kinh tế, thương mại và đầu tư toàn cầu tăng chậm lại. Cạnh tranh chiến lược và thương mại giữa một số nền kinh tế lớn ngày càng gia tăng (chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, Nhật Bản – Hàn Quốc), giá cả hàng hóa biến động mạnh (giá vàng tăng cao, giá dầu thô biến động mạnh)... đặt ra những cơ hội, thách thức đối với Việt Nam.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: N.Linh |
Bên cạnh đó, Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (như CPTPP, EVFTA…) với yêu cầu cao hơn và phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, cả về thuế quan, mở cửa thị trường, sở hữu trí tuệ... tác động đến kinh tế nước ta nói chung và tình hình xuất nhập khẩu nói riêng.
Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta lần đầu tiên đạt mốc 517 tỷ USD, xuất siêu 11,12 tỷ USD. Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của Tổng cục Hải quan nói chung, Cục Giám sát quản lý về hải quan nói riêng trong nỗ lực thực hiện chủ trương tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại và xuất nhập khẩu, song cũng đặt ra nhiều thách thức cho đơn vị trong công tác quản lý toàn diện đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Bên cạnh đó, công tác giám sát, quản lý về hải quan trong năm 2019 tiếp tục được tăng cường trên tất cả các lĩnh vực như hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; đẩy mạnh công tác cải cách hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành chính; tăng cường ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong công tác quản lý và các trang thiết bị hiện đại; mạnh dạn đề xuất các cấp có thẩm quyền thay đổi phương thức quản lý đối với hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm mục đích tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu, giảm thời gian thông quan; tháo gỡ các vướng mắc phát sinh cho cộng đồng doanh nghiệp.
Cục Giám sát quản lý về hải quan cũng kịp thời đề xuất triển khai các biện pháp tăng cường quản lý hải quan trong từng khâu nghiệp vụ nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận, buôn lậu, trốn thuế, đưa hàng hóa không đáp ứng các quy định về chính sách quản lý chuyên ngành vào Việt Nam; Tăng cường kiểm soát gian lận xuất xứ Việt Nam của hàng hóa từ nước ngoài; Kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo các cục hải quan địa phương tăng cường giám sát các mặt hàng nhập khẩu nguy hại như phế liệu, tôm càng đỏ, khí cười; loại hình kho ngoại quan, tạm nhập tái xuất…
Triển khai nhiệm vụ năm 2020, để tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo toàn Ngành thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát quản lý, Cục Giám sát quản lý về hải quan xác định mục tiêu tập trung tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực giám sát quản lý theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch; góp phần vào việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Tiếp tục áp dụng các chuẩn mực quốc tế, quy trình quản lý hải quan hiện đại nhằm tạo thuận lợi tối đa cho cộng đồng doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo giám sát, quản lý chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giám sát quản lý và quản lý nội bộ.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình thủ tục đối với hàng hóa XNK, phương tiện vận tải XNC theo đúng quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, phòng chống các hành vi gian lận thương mại và vi pháp pháp luật hải quan.
Đồng thời, xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ công chức của Cục chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hải quan; thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính trong thực thi công vụ.
(责任编辑:World Cup)
- ·Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
- ·Hải Phòng: Đánh giá năng lực gần 500 công chức hải quan
- ·‘Truyền lửa’ cho doanh nghiệp
- ·Bỏng gậy hút khách dù đắt gần bằng 1kg thịt
- ·Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 04
- ·Kiểm soát môi trường trong phát triển nguyên liệu dệt may, da giày
- ·Vẹn nguyên bài học chớp thời cơ và tinh thần triệt để cách mạng
- ·Hải quan Bình Định: Sẵn sàng cho những chuyến bay quốc tế
- ·Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- ·Hải quan Bình Dương vượt cả ba chỉ tiêu thu ngân sách
- ·Điện Biên thiệt hại gần 6 tỷ đồng do mưa lớn, gió lốc trong 2 ngày
- ·Công nghiệp ôtô: Có đánh mất cơ hội cuối?
- ·Cục Thuế Yên Bái thu ngân sách đạt 11% dự toán
- ·Bỏng gậy hút khách dù đắt gần bằng 1kg thịt
- ·Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%
- ·Loại cua lông 'quý tộc' từ Trung Quốc đang đổ bợ chợ Việt
- ·Sản xuất công nghiệp đã bớt khó khăn
- ·Sẽ kiểm tra, giám sát chặt các trường hợp xóa nợ thuế
- ·Dự báo 2025: Tác nhân AI mở ra kỷ nguyên mới
- ·Đà Nẵng: Nâng cao hiệu quả công tác thanh, kiểm tra thuế