会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định fiorentina vs】Ứng phó bệnh đậu mùa khỉ!

【nhận định fiorentina vs】Ứng phó bệnh đậu mùa khỉ

时间:2024-12-23 18:09:33 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:859次

Báo Cà Mau(CMO) Mặc dù đến thời điểm này chưa ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ nào ở nước ta, tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, bệnh đậu mùa khỉ hiện chưa có thuốc đặc trị, vắc-xin phòng ngừa chưa phổ biến. Căn cứ vào tình hình và đặc điểm dịch tễ của bệnh, đánh giá nguy cơ cho thấy bệnh đậu mùa khỉ có khả năng lây lan thành dịch tại cộng đồng. Ðồng thời, bệnh có thể xâm nhập vào nước ta nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng, thông qua khách du lịch, người lao động về từ vùng dịch.

Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Y tế, cho biết: “Dựa theo những phân tích y khoa từ Bộ Y tế cho thấy, bệnh đậu mùa khỉ có 3 đường lây nhiễm chính cần lưu ý: lây truyền từ động vật sang người; lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp gần; lây qua vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang con hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh”.

Theo đó, bệnh có 4 giai đoạn: Giai đoạn ủ bệnh, từ 6-13 ngày (dao động từ 5 đến 21 ngày), ở giai đoạn này người nhiễm thường không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm. Giai đoạn khởi phát, từ 1-5 ngày, với các triệu chứng chính là sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân, kèm theo đó người bệnh có thể có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng, đau cơ. Vi-rút có thể lây sang người khác từ giai đoạn này.

Ở giai đoạn toàn phát, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các ban trên da, thường gặp sau sốt từ 1-3 ngày, như phát ban có xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ban cũng có thể gặp ở miệng, mắt, cơ quan sinh dục; sau đó, tổn thương có nền phẳng đến sẩn (tổn thương cứng hơi nhô cao), mụn nước, mụn mủ, đóng vảy khô, bong tróc và có thể để lại sẹo.

Trong giai đoạn hồi phục, các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể kéo dài từ 2-4 tuần rồi tự khỏi. Người bệnh hết các triệu chứng lâm sàng, các sẹo trên da có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Ông Nguyễn Văn Dũng cho biết thêm, bệnh đậu mùa khỉ có các thể lâm sàng như: thể không triệu chứng (người nhiễm vi-rút đậu mùa khỉ không có bất kể triệu chứng lâm sàng nào); thể nhẹ (các triệu chứng thường hết sau 2-4 tuần mà không cần bất kỳ biện pháp điều trị đặc hiệu nào).

Riêng thể nặng, thường gặp trên nhóm đối tượng nguy cơ cao (phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ em, người mắc bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch...), có thể dẫn tới tử vong, thường từ tuần thứ 2 của bệnh. Ở thể này, có thể gặp nhiễm khuẩn da: người bệnh có sốt kéo dài, dịch nốt phỏng đục hoặc nốt phỏng bị vỡ chảy dịch đục; viêm phổi: người bệnh có các triệu chứng như ho, tức ngực, khó thở; viêm não: ý thức suy giảm, co giật, lú lẫn, hôn mê và nhiễm khuẩn huyết: sốt kéo dài, tổn thương các cơ quan phủ tạng.

Ngành y tế sẽ chuẩn bị các cơ sở vật chất, khu vực cách ly, trang thiết bị, nhân lực, thuốc, vật tư, hoá chất, phương tiện,... trong tình huống dịch bệnh đậu mùa khỉ bùng phát. (Ảnh minh hoạ)

Trước những nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ, Sở Y tế đã xây dựng 4 tình huống xử lý can thiệp và các biện pháp ứng phó theo từng tình huống. Ông Nguyễn Văn Dũng cho biết, tình huống đầu tiên là khi chưa có trường hợp xâm nhập vào Việt Nam. Với tình huống này, sẽ kiện toàn ban chỉ đạo tại các địa phương và các cơ sở y tế, đồng thời xây dựng kế hoạch phòng, chống theo các giai đoạn của dịch. Ðồng thời, tăng cường các hoạt động tuyên truyền để người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh và phát hiện sớm các triệu chứng nghi ngờ, chủ động tự cách ly và báo với cơ sở y tế trên địa bàn.

Ðối với các cơ sở y tế, chuẩn bị các cơ sở vật chất, khu vực cách ly, trang thiết bị, nhân lực, thuốc, vật tư, hoá chất, phương tiện..., sẵn sàng cho phòng, chống dịch; xây dựng quy trình tiếp đón, cách ly điều trị người bệnh. Theo đó, thành lập Ðội chống dịch cơ động để hỗ trợ tuyến dưới.

Trong tình huống 2, bệnh xâm nhập vào Việt Nam nhưng chưa có trường hợp trên địa bàn tỉnh: Bên cạnh các hoạt động như tình huống 1, triển khai thêm các hoạt động khai báo y tế (khi có chủ trương), chuẩn bị các cơ sở cách ly và tăng cường hoạt động truyền thông để người dân tích cực tham gia phòng bệnh.

Ðối với tình huống 3, khi có trường hợp xảy ra trên địa bàn tỉnh: Sẽ tăng cường các hoạt động tình huống 1. Tổ chức khu điều trị riêng cho trường hợp bệnh đậu mùa khỉ tại các cơ sở y tế và các cơ sở cách ly.

Theo đó, tiến hành điều trị tại bệnh viện tuyến huyện, thành phố ca bệnh không có triệu chứng, ca bệnh nhẹ có các triệu chứng thông thường của bệnh; tuyến tỉnh điều trị ca bệnh nặng hoặc có nguy cơ trở bệnh nặng (trẻ sơ sinh, người bị suy giảm miễn dịch, người cao tuổi, bệnh nền, phụ nữ mang thai, ca có biến chứng nặng) và tổ chức thường trực chống dịch 24/24 giờ.

“Còn trong tình huống không mong muốn, dịch lây lan ra cộng đồng, ngoài các biện pháp trên, sẽ mở rộng khu vực cách ly điều trị, huy động các nguồn lực hỗ trợ tại chỗ, các nơi khác đến vùng dịch. Phân loại người bệnh theo mức độ nặng, nhẹ để phân tuyến điều trị phù hợp, hạn chế chuyển người bệnh”, ông Nguyễn Văn Dũng nhấn mạnh./.

 

Hồng Nhung

 

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • VNDIRECT dự kiến thông luồng giao dịch với các Sở giao dịch trong ngày 28/3
  • Chuyển đổi số là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp vươn lên trong thử thách
  • Samsung Vina bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới
  • Lãnh đạo cấp cao Huawei đột ngột qua đời sau cuộc thi chạy marathon
  • Dịch vụ vận chuyển nhà trọn gói Kiến Vàng tại vanchuyenkienvang.vn
  • Apple iPad màn hình gập trong năm 2024, iPhone gập có giá ít nhất 2.500 USD
  • Apple TV 4K mới dùng chip giống iPhone 14
  • Asus ra laptop hai màn hình, giá từ 56,99 triệu đồng
推荐内容
  • Công ty dịch vụ visa chuyên nghiệp
  • Việt Nam trong làn sóng chuyển dịch từ công nghệ Web 2.0 sang Web 3.0
  • Lý do Elon Musk bị ám ảnh bởi chữ cái ‘X’
  • Dịch vụ công trực tuyến ‘không cửa’ Quảng Ninh
  • Khai trương chuyên trang OCOP
  • Gần 14% đối tác của Apple có nhà máy tại Việt Nam