【kêt quả anh】Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST đến năm 2030 đã được thực hiện như thế nào?
Những kết quả đáng ghi nhận
Ngày 11/5/2022,ếnlượcpháttriểnKHCNĐMSTđếnnămđãđượcthựchiệnnhưthếnàkêt quả anh Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 569/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN và ĐMST) đến năm 2030. Chiến lược này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ riêng với ngành KH&CN mà với toàn hệ thống chính trị bởi vai trò của KH,CN&ĐMST trong 10 năm tới là đột phá chiến lược, có ý nghĩa quyết định tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo nền tảng đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2030 đã được Đại hội Đảng lần thứ XIII thông qua, đưa Việt nam trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045.
Chiến lược phát triển KH,CN và ĐMST đến năm 2030 khẳng định vai trò của KH,CN&ĐMST là đột phá chiến lược, là động lực chính của tăng trưởng kinh tế; Phát triển KH,CN&ĐMST để đáp ứng các yêu cầu, ứng phó thách thức và tận dụng cơ hội đặt ra từ bối cảnh mới như cuộc CMCN lần thứ tư, chuyển đổi số, cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia, các vấn đề an ninh phi truyền thống; Chiến lược làm rõ nội hàm về ĐMST, theo đó ĐMST sẽ chuyển ý tưởng, tri thức thành kết quả cụ thể như sản phẩm, dịch vụ, quy trình,... nhằm mang lại lợi ích gia tăng cho KT-XH, ĐMST không tách rời KH&CN, tập trung phát triển hệ thống ĐMST quốc gia, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học là chủ thể nghiên cứu mạnh.
Chiến lược chỉ rõ bên cạnh việc theo đuổi phát triển công nghệ mới và mở rộng đường biên công nghệ, cần tập trung thúc đẩy áp dụng, lan tỏa nhanh các công nghệ hiện có vào nền kinh tế, thúc đẩy năng lực ứng dụng, hấp thụ và làm chủ công nghệ của doanh nghiệp, Tăng cường năng lực quản lý, quản trị công nghệ và ĐMST của doanh nghiệp; Chiến lược yêu cầu tập trung xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội; cho phép thực hiện cơ chế thử nghiệm chính sách mới, chấp nhận rủi ro trong triển khai và ứng dụng công nghệ mới, ĐMST, mô hình kinh doanh mới; Tăng cường xã hội hoá các nguồn đầu tư cho KH,CN&ĐMST, đặc biệt từ doanh nghiệp; gắn kết chặt chẽ KHXH&NV với khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ trong quá trình triển khai các nhiệm vụ phát triển KT-XH; Xác định rõ các chỉ tiêu, chương trình hành động để ứng dụng và phát triển KH,CN&ĐMST trong mọi mặt hoạt động ở các cấp, các ngành, địa phương…
Theo Bộ KH&CN, xác định nhiệm vụ chủ trì xây dựng Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST là một nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về KH,CN&ĐMST, được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua Bộ KH&CN đã tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế để chuẩn bị và tổ chức xây dựng Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST đến năm 2030.
Để chuẩn bị xây dựng Chiến lược, ngay từ năm 2020 Bộ KH&CN đã tích cực, chủ động đề xuất các nội dung KH,CN&ĐMST vào các Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, qua đó làm căn cứ để xác định các quan điểm, mục tiêu, định hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển KH,CN&ĐMST và gia tăng đóng góp của KH,CN&ĐMST vào phát triển KT-XH đất nước trong giai đoạn 2021-2030, làm cơ sở để xây dựng Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST đến năm 2030.
Trong quá trình xây dựng Chiến lược, Bộ KH&CN đã rà soát, bám sát các Nghị quyết, văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước để cụ thể hóa thành các quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược. Bộ KH&CN cũng chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia (CSIRO)... để nghiên cứu, chuẩn bị các luận cứ phục vụ xây dựng Chiến lược.
Các mục tiêu, giải pháp của Chiến lược được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học, bám sát xu hướng phát triển, rút kinh nghiệm từ những lần xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển KH&CN trước đây và tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia có điều kiện tương đồng với Việt Nam nhằm tận dụng các thời cơ, vượt qua thách thức trong bối cảnh mới có nhiều thay đổi, phức tạp và biến động khó lường so với trước đây.
Thời gian qua, ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược, Bộ KH&CN đã tích cực triển khai các nội dung của Chiến lược vào các hoạt động cụ thể, đồng thời đã tổ chức các hội nghị, hội thảo tập huấn, phổ biến, hướng dẫn Chiến lược tại nhiều bộ, ngành, địa phương. Văn bản chiến lược cũng đã được dịch sang tiếng Anh, Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Trung để phổ biến đến các quốc gia trên thế giới. Một số bộ, ngành đã và đang xây dựng chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST của ngành và xây dựng Kế hoạch để triển khai Chiến lược của quốc gia như: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngân hàng TW, Bộ Công an… Nhiều địa phương đã và đang chuẩn bị ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia như Hưng Yên, Hà Nam, Bến Tre, Hà Nội, Nghệ An, Cao Bằng, Quảng Bình,…
Ảnh minh hoạ
(责任编辑:La liga)
- ·Xe đưa đón học sinh có màu sơn riêng, đăng kiểm được không?
- ·Chấp thuận chủ trương đầu tư khu công nghiệp Long Đức 3 quy mô 245 ha
- ·Vốn đầu tư công: Khó tiêu lại xin trả, giải ngân sao cho hết?
- ·Hà Nam đưa vào hoạt động Cảng thủy nội địa Thái Hà
- ·Israel tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạng
- ·Bình Định quy hoạch không gian ngầm làm bãi đỗ xe
- ·Lo vốn 270.000 tỷ đồng đầu tư hạ tầng xăng dầu, khí đốt quốc gia
- ·Lịch thi đấu EURO 2024 đêm 6, rạng sáng 7
- ·'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
- ·Phú Yên bố trí 12 khu tái định cư phục vụ cao tốc Bắc
- ·Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo
- ·Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
- ·Becamex Bình Dương có thể thay tướng trước trận gặp HAGL
- ·Lo gỡ vướng mặt bằng cho Dự án đường dây 220 kV Rạch Giá 2
- ·Bộ GTVT nói không với đề nghị trông giữ xe dưới gầm cầu cạn ở Hà Nội
- ·Singapore và Việt Nam ký 12 biên bản ghi nhớ về bền vững,số hóa, dịch vụ tài chính
- ·Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc
- ·10 sân vận động tổ chức vòng chung kết EURO 2024
- ·Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- ·Tây Ban Nha đè bẹp Gruzia ở vòng 1/8 Euro 2024