【bóng đá ai cập】Hải Phòng hướng tới trở thành thành phố hàng hải toàn cầu
Ảnh minh họa :haiphong.gov.vn |
Quy hoạch TP. Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030,ảiPhònghướngtớitrởthànhthànhphốhànghảitoàncầbóng đá ai cập tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh thông qua ngày 10/7, với điều kiện có bổ sung, chỉnh sửa. Theo đó, Hải Phòng xác định tầm nhìn đến năm 2050 là thành phố cảng lớn trong khu vực và thế giới, thành phố hàng hải toàn cầu với ba trụ cột phát triển chính: dịch vụ cảng biển; công nghiệp xanh, thông minh, hiện đại; trung tâm du lịch biển quốc tế.
Cùng với đó, đến năm 2050, Hải Phòng có trình độ phát triển cao, môi trường sống tốt, thân thiện với tự nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu, ngang tầm các thành phố cảng hàng đầu châu Á và thế giới.
Ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng cho biết, với vị thế chiến lược là cửa ngõ chính ra biển của các địa phương miền Bắc, kết nối các tuyến giao thông hàng hải quốc tế, Quy hoạch TP. Hải Phòng đã xác định mục tiêu, định hướng Hải Phòng là một cực phát triển quan trọng trong Tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là động lực phát triển của vùng Bắc bộ và cả nước. “Hải Phòng phát triển không chỉ vì Hải Phòng, mà vì cả khu vực và cả nước”, ông Tùng nói.
Theo đánh giá của các chuyên gia quy hoạch, Hải Phòng là một trong những địa phương có hệ thống kết cấu hạ tầng vận tải, kho bãi và phát triển logistics tương đối tốt, nhất là trong 5 năm gần đây.
Đồng quan điểm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh cho rằng, là địa phương có vị trí đặc biệt quan trọng của cả nước, Hải Phòng đang hội tụ đủ các lợi thế để phát triển bứt phá trong thời kỳ quy hoạch. Đó là sở hữu đầy đủ 5 phương thức vận tải giao thông cùng các điều kiện về thiên nhiên, con người, lịch sử văn hóa…
Tuy nhiên, Hải Phòng đang đối diện những thách thức trong hiện thực hóa tầm nhìn trên. Theo đánh giá của đơn vị tư vấn lập quy hoạch, kinh tếbiển của địa phương này hiện có 5 điểm yếu mà nếu không được khắc phục trong thời gian tới, sẽ khó có bứt phá phát triển kinh tế biển nói riêng và toàn bộ kinh tế Hải Phòng nói chung. Đó là dịch vụ cảng còn manh mún trong tổ chức, không hình thành được hệ thống tổ chức logistics hiện đại và không giảm được chi phí logistics trên mỗi đơn vị hàng hóa; chậm triển khai 4 bến cảng Lạch Huyện.
Đáng chú ý, hầu hết hoạt động vận tải biển do các công ty nước ngoài đảm nhận. Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, thị trường vận tải hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu do các hãng tàu ngoại chiếm lĩnh, tỷ lệ đảm nhận của đội tàu trong nước chỉ ở mức 6%.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thủy vốn là một trong những thế mạnh của Hải Phòng, nhưng đang gặp không ít khó khăn khi muốn phục hồi lại vị thế và vai trò cần có. Du lịch biển Hải Phòng cũng là một khâu yếu nếu so sánh với một số tỉnh, thành phố ven biển khác như Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu…
Để giải quyết những điểm nghẽn trên, qua đó hiện thực hóa tầm nhìn đến năm 2050 của Hải Phòng, một trong 3 đột phá phát triển của Thành phố là trở thành trung tâm logistics quốc tế hiện đại, xây dựng cảng cửa ngõ Lạch Huyện và cảng Nam Đồ Sơn thành cụm cảng cửa ngõ quốc tế có chức năng trung chuyển container. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực dịch vụ cảng biển và logistics, mở rộng không gian phát triển khu kinh tế ven biển trên địa bàn TP. Hải Phòng.
Về du lịch, Thành phố sẽ xây dựng quần thể du lịch biển Hải Phòng (Cát Bà - Đồ Sơn) có sức hấp dẫn cao thu hút mạnh mẽ khách du lịch quốc tế và trong nước, phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mạnh của thành phố. Đồng thời, liên kết với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là Quảng Ninh và các tỉnh Duyên hải Đông Bắc, trở thành trung tâm du lịch kết nối với khu vực và thế giới.
Về không gian phát triển, sau năm 2025, Hải Phòng sẽ mở rộng không gian phát triển khu kinh tế về phía Nam gắn với xây dựng Khu kinh tế ven biển phía Nam TP. Hải Phòng trên địa bàn quận Đồ Sơn, các huyện Tiên Lãng, Kiến Thụy và Vĩnh Bảo; ưu tiên phát triển các dự ánkhu, cụm công nghiệp, trung tâm logistics tầm cỡ quốc tế, các khu đô thị dọc theo tuyến đường bộ ven biển và các tuyến đường nối với tuyến đường bộ ven biển, tận dụng lợi thế của khu vực cảng Nam Đồ Sơn và sân bay Tiên Lãng.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chuyện cậu học trò nghèo bệnh nặng ở đất thủ khoa
- ·Đổi mới kiểm tra chuyên ngành sẽ tiết kiệm trên 1.300 tỷ đồng cho doanh nghiệp mỗi năm
- ·VCCI đổi tên thành Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
- ·Chủ tịch Quốc hội dự hội nghị tổng kết Báo Đại biểu nhân dân
- ·Khi niềm tin bị đánh mất...
- ·Năm của những lần đầu tiên
- ·50 VĐV tham dự Giải Đua thuyền buồm vô địch quốc gia 2024
- ·Chọn người có tín nhiệm cao nhất làm Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội
- ·Sao em vẫn chưa về
- ·Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng tạo bứt phá trong năng suất lao động
- ·Thương bé ngày ngày tới viện
- ·Thực tập chữa cháy quy mô lớn ở khu dân cư
- ·Chưa chốt 'số phận' 2 dự luật do Bộ Công an soạn thảo
- ·Thành lập thành phố Thủ Đức để đóng góp nhiều hơn cho cả nước
- ·48 tuổi – mẹ hạnh phúc hơn với “tập 2”
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Chỉ có hợp tác, chung lòng mới vượt qua khó khăn
- ·Hơn 200 VĐV tham dự Giải Cờ tướng đồng đội quốc gia năm 2024
- ·Tổ quốc giờ phút như đang long lanh
- ·Về nhà thôi
- ·Nhận định trận đấu Man United vs Barnsley, 2h ngày 18.9: Tiếp đà hưng phấn