【câu lạc bộ bóng đá nashville】Cải cách hành chính thuế, hải quan: Vẫn còn nhiều dư địa
Chính sách cần sự ổn định
Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực thuế, hải quan của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nêu ra thực tế, hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực thuế, hải quan nhiều, chưa thật sự đồng bộ, còn chồng chéo, dẫn đến việc triển khai thực hiện còn nhiều khó khăn. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên cùng địa bàn với cơ quan Thuế, Hải quan có lúc, có nơi chưa chặt chẽ. Chưa có cơ chế ràng buộc trong công tác chống thất thu, kiểm tra liên ngành.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra chuyên ngành còn nhiều bất cập, nhất là từ phía các bộ, ngành mà trước hết là việc các bộ, ngành chậm sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành làm ảnh hưởng lớn đến thời gian thông quan hàng hóa XNK.
Ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dẫn lại đánh giá của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết năm 2017 của ngành Thuế: “Việc xây dựng chính sách thuế chưa theo kịp sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, chưa đánh giá kỹ tác động, thiếu sâu sắc thực tế, thiếu phản biện, lắng nghe… Lỗ hổng rất lớn về chính sách, dẫn đến môi trường kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh, thất thu ngân sách, mất cán bộ...”.
Nhiều ý kiến của đại diện các DN cho rằng, việc kết nối thông tin còn kém, chưa hoàn thiện kho dữ liệu liên thông từ ngân hàng, thuế, hải quan gây khó khăn cho DN. Việc ban hành văn bản điều chỉnh, bổ sung và thay thế diễn ra một cách tương đối nhanh, khiến nhiều DN chưa kịp cập nhật, nắm vững văn bản cũ, thì văn bản mới đã được ban hành, do đó, các DN cho rằng, chính sách thuế, hải quan cần ổn định trong thời gian dài để tạo điều kiện cho DN yên tâm sản xuất kinh doanh.
Quan trọng là cải cách thể chế
Mặc dù đánh giá cao nỗ lực của Bộ Tài chính cũng như ngành Thuế và Hải quan trong thực hiện Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt, việc chuyển từ nộp thuế, kê khai thuế sang nộp thuế điện tử là một cuộc cách mạng lớn, được doanh DN đánh giá cao, song ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, dư địa của 2 lĩnh vực này còn nhiều, cần tiếp tục cải thiện để tạo thuận lợi cho DN, người dân. Hoàn toàn có thể giảm thiểu nhiều hơn các điều kiện kinh doanh, giảm thiểu các thủ tục hành chính.
“Vừa qua Thủ tướng chủ trì hàng loạt các hội nghị toàn quốc về chi phí logictis, XK, đầu tư xây dựng… đã cho thấy, chi phí logictis hiện nay quá cao, vẫn lên tới 30-35%. Thủ tục thuế, hải quan cũng là nguyên nhân gây nên chi phí logictis cao. Phải làm sao giảm xuống dưới còn 20%, nếu không DN sẽ thua ngay trên sân nhà”, ông Thanh nhấn mạnh.
Nhiều DN cũng cho rằng, cần có giải pháp hỗ trợ các DN làm ăn chân chính bị rủi ro về thuế; tiếp tục giảm thủ tục kinh doanh về thuế, hải quan để tạo điều kiện cho DN. Đồng thời nhanh chóng đưa đề án hóa đơn điện tử vào khai thác nhằm quản lý sát hơn, chống thất thu thuế cũng như giảm thiểu được thủ tục cho người nộp thuế; xây dựng đội ngũ cán bộ thuế liêm chính, đổi mới thông qua việc đảm bảo cơ chế kiểm tra, giám sát trong công tác quản lý thuế và phục vụ người dân, DN.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị, trong thời gian tới, một trong những giải pháp quan trọng là cần tập trung vào cải cách thể chế, hoàn thiện các khung pháp luật liên quan đến lĩnh vực thuế, hải quan, để tránh tình trạng chồng chéo, bất hợp lý, thúc đẩy mạnh mẽ mục tiêu của Chính phủ là phải giảm được tối thiểu 50% điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành.
“Không để xảy ra những vấn đề như: chính quyền cũng thấy bất hợp lý, DN cũng thấy bất hợp lý, ai cũng thấy bất hợp lý, nhưng chỉ có điều hợp lý là vì quy định đó nằm trong luật nên buộc phải thực hiện”, ông Lộc cho rằng phải sửa đổi những quy định bất hợp lý này.
Khẳng định thuế và hải quan là hai lĩnh vực quan trọng, có tác động lớn đối với sự phát triển của cộng đồng kinh doanh tại Việt Nam, luôn được Chính phủ xác định là trọng tâm cải cách, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, ngoài việc tiếp tục cải cách về thể chế, việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan cần tập trung vào các giải pháp như đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan đơn vị và nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức về cải cách hành chính.
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại hóa quản lý thuế, hải quan, đảm bảo thực hiện kê khai nộp thuế, hoàn thuế điện tử và hải quan điện tử. Đặc biệt cần tiếp tục nghiên cứu đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh theo hướng đơn giản, giảm thiểu việc tiếp xúc giữa cán bộ công chức với người dân, DN; đồng thời công khai minh bạch quy trình, quy chế nâng cao hiệu quả giám sát…
Ông Trần Thanh Mẫn cũng cho rằng, Bộ Tài chính cần khuyến nghị Quốc hội nghiên cứu, cho phép xây dựng một luật để sửa đổi một số luật liên quan đến kiểm tra chuyên ngành theo hướng cho phép thực hiện nguyên tắc quản lý rủi ro để kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa XNK có trọng tâm, trọng điểm.
Đối với kiểm tra an toàn thực phẩm, chỉ kiểm tra các chỉ tiêu liên quan đến an toàn thực phẩm, mở rộng phương thức kiểm tra trước khi NK; miễn kiểm tra đối với hàng hóa NK không nhằm mục đích thương mại vì không khả thi và không hiệu lực, hiệu quả; chỉ kiểm tra trong những trường hợp cần thiết khi có sự lợi dụng hình thức NK thực phẩm dưới dạng phi mậu dịch.
Một số ý kiến đề nghị Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan xem xét, thu gọn danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành, chi tiết tên hàng, có tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể để kiểm tra, tránh sự chồng chéo giữa các bộ, tránh việc một mặt hàng chịu sự quản lý của nhiều bộ gây mất thời gian, tốn kém chi phí cho DN…
Nhờ những nỗ lực đổi mới, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan nên thu ngân sách nhà nước năm 2017 của ngành Thuế đạt 1.019.041 tỷ đồng (bằng 105,2% dự toán); ngành Hải quan đạt 297.082 tỷ đồng (tăng 5,04% so với năm 2016) và đặc biệt là đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hơn 560.000 DN, lực lượng quan trọng đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Và một điểm đáng chú ý, trong 4 năm liên tiếp (2014-2017), Bộ Tài chính luôn được xếp thứ 2 trong bảng chỉ số cải cách hành chính của các bộ, ngành. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Tôi có nên khuyên em bỏ chồng đến với tôi?
- ·4 đặc điểm vào buổi sáng báo hiệu sống thọ
- ·Nhiều hoạt động văn hóa truyền thống kỷ niệm 64 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
- ·8 dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thừa đường
- ·Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng sẽ đi đâu trong tuần này?
- ·Nhiều người nổi tiếng mê dầu ăn kết hợp ba thành phần
- ·Cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá các cơ sở cai nghiện
- ·Bị sa thải vì từ chối mua đồ ăn sáng cho sếp
- ·Nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý chất thải rắn
- ·Sửa Bộ luật Lao động: Để doanh nghiệp tự chủ chính sách tiền lương?
- ·Đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường
- ·52 thí sinh Việt Nam tham gia tranh tài tại Kỳ thi tay nghề ASEAN
- ·Xây dựng cơ sở dữ liệu kinh tế tài chính vĩ mô
- ·Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thăm và làm việc tại tỉnh Điện Biên
- ·Giá xăng dầu hôm nay 13/10/2023: Lấy lại đà tăng
- ·Những thực phẩm cải thiện huyết áp thấp
- ·Nhà chồng quen chửi thề trước mặt con tôi
- ·Quảng Ngãi: Thu hồi thuốc viên nén Pasapil không đạt chất lượng
- ·Hồ Đầm Hồng (Hà Nội) sẽ được cứu
- ·Hà Nội: Công bố danh sách hộ gia đình mua nhà tái định cư nhưng chưa làm thủ tục nhận nhà