【kết quả belarus】Chính sách tài khóa nên là trọng tâm trong thời gian tới
PV:Quan sát bức tranh kinh tế Việt Nam từ đầu năm 2021 đến nay, ông có bình luận gì về vai trò của chính sách tài khóa với tăng trưởng và ổn định vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam?
TS. Nguyễn Minh Cường:Hai công cụ chính thường được sử dụng trong khủng hoảng là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Có thể thấy rằng, thời điểm này các nước đang thiên về chính sách tài khóa hơn, do giới hạn nhất định hoặc do lãi suất của các quốc gia này đã thấp rồi nên mới sử dụng chính sách tài khóa mang lại để tác động trực tiếp, đặc biệt là đối với lĩnh vực an sinh xã hội.
TS. Nguyễn Minh Cường |
Đối với Việt Nam, từ khi cuộc khủng hoảng Covid-19 xảy ra trong năm 2020, có thể thấy Chính phủ đã sử dụng tương đối uyển chuyển, linh hoạt công cụ tài khóa và tiền tệ. Bước sang năm 2021, tình hình khác hẳn, khủng hoảng y tế trở nên trầm trọng hơn nhiều so với năm 2020 dẫn đến cú sốc rất mạnh về kinh tế. Trong bối cảnh như vậy thì phản ứng chính sách đòi hỏi phải hết sức quyết liệt. Hầu hết các nước đều phản ứng theo cách như vậy. Ví dụ như Philippines là một nền kinh tế tương đối khiêm tốn trong khu vực nhưng phản ứng chính sách của họ cũng rất mạnh khi đã dùng tới gần 3% GDP, Malaysia dành 5,3%, Trung Quốc 6,1% và Thái Lan 10%.
Tại Việt Nam, có thể thấy phản ứng của chính sách tài khóa là phản ứng nhanh. Việt Nam đã có sự gia tăng chi tiêu của Chính phủ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19 thông qua việc các gói hỗ trợ đưa ra ngay khi đợt dịch thứ 4 bùng phát. Tuy nhiên, so với mức độ tác động của đợt bùng phát dịch lần này và so với các nước trong khu vực thì gói tài khóa còn khiêm tốn, nhất là hỗ trợ về an sinh xã hội, chưa đến 1% GDP.
PV:Chính sách tài khóa thời gian qua với việc miễn, giảm, giãn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất cho doanh nghiệp, người dân được đánh giá là một trong những chính sách hiệu quả nhất. Mới đây, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã thông qua gói hỗ trợ miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp. Ông đánh giá như thế nào về công tác điều hành tài khóa và cân đối ngân sách hiện nay?
TS. Nguyễn Minh Cường:Về chính sách tài khóa, phải ghi nhận Chính phủ Việt Nam đã kịp thời đưa ra những gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Các chính sách này vẫn đang trong quá trình thực hiện. Song cũng đã có những kết quả nhất định, giúp người dân và doanh nghiệp trụ vững trong đại dịch Covid-19. Chúng tôi cũng đánh giá cao việc Quốc hội và Chính phủ vừa ban hành gói hỗ trợ miễn giảm thuế cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Về mức độ thì giá trị 20.000 tỷ đồng của gói này so với nhu cầu thực tế chưa hẳn đã đáp ứng đầy đủ, nhưng nó thể hiện nỗ lực và đồng hành của Chính phủ đối với doanh nghiệp.
Về công tác điều hành và cân đối ngân sách, theo tôi nên nhìn ở sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Thực chất, thời điểm này là thời điểm rất quan trọng cần sự liên thông giữa hai chính sách, bởi vì có những điều chính sách tiền tệ chưa đáp ứng được thì chính sách tài khóa sẽ bổ sung. Vì vậy, để đánh giá công tác điều hành ngân sách như thế nào thì cần phải đánh giá trong mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Đặc biệt là chính sách tài khóa làm thế nào cần phải hỗ trợ được những khoảng trống của chính sách tiền tệ do những giới hạn nhất định của hệ thống ngân hàng chưa thể đáp ứng được. Nhìn chung, thời gian qua sự phối hợp giữa hai chính sách tài khóa và tiền tệ khá linh hoạt, hiệu quả.
PV:Tác động của Covid-19 trong năm 2021 được nhìn thấy rõ nhất là số thu ngân sách giảm dần qua các quý, nhất là quý III/2021. Ông nhìn nhận như thế nào về áp lực cân đối ngân sách của Việt Nam?
TS. Nguyễn Minh Cường: Đại dịch đã tạo ra một cú sốc vô tiền khoáng hậu, chưa từng có trên thế giới cũng như Việt Nam. Vì vậy, sức ép đối với ngân sách là hiển nhiên không thể tránh được và thâm hụt ngân sách là điều dễ nhìn thấy. Thâm hụt của chính phủ là thâm hụt đi vào khu vực tư nhân và hỗ trợ người dân và doanh nghiệp nên đó là sự thâm hụt tích cực. Thu ngân sách của Việt Nam hiện vẫn đảm bảo kế hoạch, một phần là do thu từ các ngành tăng cao như dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các khoản thu từ đất. Do đó, chi ngân sách có tăng lên nhưng vẫn nằm trong kế hoạch và vẫn có thặng dư. Tuy nhiên, áp lực ngân sách đã tăng lên vào tháng 9, do tác động của việc gia tăng tình trạng doanh nghiệp rút khỏi kinh doanh, tỷ lệ thất nghiệp và giãn thuế đã kéo thu ngân sách giảm 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái và chi tiêu cho việc kiềm chế Covid-19 tăng 90%.
Thâm hụt ngân sách của Việt Nam vẫn nằm trong khoảng cho phép và thực tế là một trong những nước thấp nhất trong khu vực, khoảng 4%. Tuy nhiên, kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân đang bị suy giảm nghiêm trọng. Từ nay đến 6 tháng sắp tới, nếu không có giải pháp quyết liệt để đáp ứng tương xứng với tác động cú sốc khủng hoảng y tế và kinh tế vừa rồi thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ triển vọng kinh tế Việt Nam trong trung hạn và dài hạn.
PV: Ông có khuyến nghị gì cho công tác điều hành chính sách tài khóa của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, nhất là ở thời điểm sau đại dịch, khi kinh tế phục hồi?
TS. Nguyễn Minh Cường:Chính sách tài khóa sẽ là một trong những chính sách rất quan trọng của Việt Nam trong giai đoạn 6 tháng tới. Với tình hình phức tạp và khó đoán định như hiện nay của dịch bệnh trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nếu không có chính sách tài khóa đủ mạnh để có thể vực dậy lại nền kinh tế thì sẽ rất khó có thể nói chuyện trung hạn và dài hạn. Vì vậy, chính sách tài khóa cần phải cân nhắc như là chính sách trọng tâm trong 6 tháng tới.
Tôi tin chắc rằng, Chính phủ đều nhận thấy những vấn đề hiện nay. Điều quan trọng ở đây chính là quyết tâm chính trị và điều hành nhất quán. Bởi vì như phân tích ở trên, gói hỗ trợ mới cần có sự đan xen giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Do đó, cần sự phối hợp đồng bộ và sự quyết định về mặt chính trị ở cấp cao nhất. Nền kinh tế sẽ bị phân khúc nếu như không có sự liên thông giữa các chính sách tài khóa và tiền tệ. Bên cạnh đó, sự linh hoạt trong điều hành chính sách cũng cần được tiếp tục thực hiện.
PV:Xin cảm ơn ông!
Nhiều quốc gia đã nâng trần nợ công Theo chuyên gia của ADB, nhiều nước đã buộc phải chấp nhận việc thâm hụt ngân sách. Ví dụ như Thái Lan, Malaysia đã nâng trần nợ công từ 60% GDP lên 70% GDP, tạo điều kiện cho chính phủ có thể huy động được thêm vốn để hỗ trợ cho kinh tế phục hồi và tăng trưởng. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Mùa hè nhớ em
- ·Chất lượng khám chữa bệnh đã cải thiện
- ·Cô gái 28 tuổi giả danh làm nữ sinh cấp 3 một năm mới bị phát hiện
- ·Khoảnh khắc cuối cùng của tàu Titan trước chuyến đi không thể quay về
- ·Đê Tả sông Hồng …kêu cứu
- ·Áp lực lạm phát khó đảo ngược chính sách lãi suất, ít nhất trong 3
- ·VPBank đạt giải thưởng quốc tế nhờ áp dụng công nghệ trong tài trợ thương mại
- ·Huy động 7 chuyên khoa cứu sống bệnh nhân đa chấn thương nguy kịch
- ·30 tuổi thời nay đâu đã phải muộn chồng
- ·Cập nhật kiến thức và cách xử lý dịch bệnh MERS
- ·Người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích
- ·Video trực thăng Nga 'sống sót' dù bị gãy đuôi
- ·Tình cảm gia đình trong xã hội hiện đại
- ·Chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam đã giảm sau nhiều năm
- ·Muốn có đứa thứ 2, 'thả' 3 năm mà vẫn không
- ·Giá vàng hôm nay ngày 23/4: Giá vàng cuối tuần suy giảm
- ·Lạng Sơn siết chặt phòng, chống dịch Covid
- ·Tỷ giá Euro hôm nay 17/4/2024: Đồng Euro phục hồi mạnh mẽ, VCB tăng 171,35 VND/EUR
- ·Lời khẩn cầu tha thiết của người cha nghèo có con bất tỉnh vì tai nạn
- ·VietinBank 11 năm liên tiếp nằm trong Top 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới