【giải hạng 2 bỉ】Sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về cấm thuốc lá điện tử: Còn nhiều việc phải làm
VHO - Ngày 6.12,ốchộithôngquaNghịquyếtvềcấmthuốcláđiệntửCònnhiềuviệcphảilàgiải hạng 2 bỉ Bộ Y tế, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã tổ chức Hội nghị báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn – Hội đồng Quản lý liên ngành Quỹ PCTH thuốc lá cho biết, năm 2012, Việt Nam đã ban hành Luật Phòng, chống tác hại của Thuốc lá. Sau hơn 12 năm thực hiện các biện pháp kiểm soát thuốc lá, tỷ lệ hút thuốc lá chủ động ở người trưởng thành ở Việt Nam có giảm nhưng khá chậm, với tỷ lệ chung ở hai giới là 20,8%; tỷ lệ hiện hút ở nam giới trưởng thành là 41,1% (năm 2021) thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất thế giới.
Từ năm 2014 đến nay, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nguồn lực cho các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương và đơn vị nhằm triển khai hiệu quả Luật PCTHTL. Sự đồng hành này đã tạo động lực thúc đẩy các hoạt động PCTHTL được triển khai toàn diện, từ trung ương đến cơ sở. Nhiều địa phương như Hạ Long, Hội An, Huế... đã tiên phong xây dựng các mô hình môi trường không khói thuốc, đặc biệt là thành phố du lịch không khói thuốc, qua đó khẳng định sự quyết tâm của chính quyền và cộng đồng trong bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thống nhất thông qua quy định cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, cùng các loại khí và chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người, bắt đầu thực hiện từ năm 2025. Quyết định này không chỉ nhằm bảo đảm sức khỏe cộng đồng mà còn góp phần duy trì trật tự, an toàn xã hội. Quốc hội cũng giao Chính phủ tổ chức triển khai thực hiện các quy định cụ thể, đồng thời yêu cầu tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đặc biệt đối với thanh thiếu niên, về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, và các chất gây hại khác.
Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi về những khó khăn, thách thức còn tồn tại và đề xuất các giải pháp hiệu quả nhằm khắc phục những hạn chế, định hướng cho các hoạt động trong thời gian tới, góp phần thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu PCTH của thuốc lá.
TS.Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) nhận định, Nghị quyết cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là một quyết định hết sức quan trọng liên quan đến bảo vệ sức khỏe của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ khỏi tác hại khôn lường về sức khỏe, kinh tế, xã hội và môi trường của các sản phẩm độc hại này.
Tuy nhiên ông Quang cho rằng, để thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả lệnh cấm của Quốc hội đối với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện (thuốc lá mới), gây tác hại cho sức khỏe con người, Bộ Y tế cần làm đầu mối phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ GD&ĐT, Bộ VHTTDL, Bộ TT&TT, UBND các tỉnh, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết này.
Đồng thời, Bộ Y tế cần tiếp tục nghiên cứu, thu thập, hợp tác quốc tế trong việc cung cấp các bằng chứng về việc sử dụng thuốc lá điện tử trên thế giới và Việt Nam, các bài học kinh nghiệm để đưa ra các khuyến cáo cần thiết và đề xuất các giải pháp hiệu quả. Nâng cao năng lực, củng cố mạng lưới cấp cứu, điều trị đối với các trường hợp ngộ độc thuốc lá điện tử, thuốc lá điện tử có phối trộn ma túy; cai nghiện các sản phẩm độc hại này;
Đặc biệt, nâng cấp ứng dụng công nghệ thông tin trong phát hiện và xử lý vi phạm Luật PCTH của thuốc lá” (app VN0khoithuoc) tại Hà Nội để phản ánh các vi phạm pháp luật về phòng chống tác hại thuốc lá, các vi phạm về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử và nhân rộng các app này ra toàn quốc.
Cũng theo ông Nguyễn Huy Quang, Bộ Y tế cần tham mưu Chính phủ giao cho các Bộ, ngành triển khai các hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình. Chẳng hạn, Bộ Tư pháp: Ban hành hướng dẫn áp dụng các văn bản pháp luật về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử hoặc đề xuất cụ thể các văn bản pháp luật cần xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung để sớm ban hành.
Bộ Công thương chỉ đạo cơ quan quản lý thị trường mở chiến dịch kiểm tra, thanh tra toàn diện, thanh tra liên ngành việc nhập lậu, buôn bán, bán lẻ các sản phẩm thuốc lá điện tử và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử.
Các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng tài liệu, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý thị trường để nhận biết các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, sisha, bóng cười và các loại khí, chất gây nghiện khác.
Bộ GD&ĐT đôn đốc các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân đánh giá thực trạng học sinh nghiện thuốc lá điện tử; nguyên nhân; cách thức để các đối tượng bán thuốc lá mới tiếp cận với học sinh và từ đó có các biện pháp thích hợp để giải quyết tình trạng này; gắn phòng chống tác hại thuốc lá, thuốc lá điện tử với phong trào trường học an toàn. Đồng thơi, thông tin, giáo dục, truyền thông cho học sinh về tác hại của thuốc lá điện tử với sức khỏe, hành vi lối sống, tốn kém khi nghiên hút và các tác hại khác để học sinh không bị lôi kéo vào việc nghiện hút; không được sử dụng thuốc lá điện tử và nếu nghiện thì hướng dẫn học sinh thực hiện cai nghiện thuốc lá.
Bộ Công an đẩy mạnh việc truy quét, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp phối trộn ma túy vào sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; tăng cường kiểm tra, xử lý việc kinh doanh các loại khí, chất gây nghiện ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
UNND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng, các sở ban ngành thuộc địa bàn tổ chức thực hiện, triển khai có hiệu quả lệnh cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử.; phối hợp với cơ quan quản lý thị trường thu thập thông tin về tình trạng nhập lậu, bán lẻ các sản phẩm này trên địa bàn và tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm...
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·3,4 tỷ đồng cho 1m đường ở Hà Nội: Con số 'quá khủng khiếp'
- ·Địa phương chuẩn bị tốt cho điều trị, tránh bị động khi dịch Covid
- ·Nhạc sĩ Huy Tuấn, MC Trác Thúy Miêu làm gì trong lễ hội áo dài ở Đà Lạt?
- ·Đếm ngược lễ ra mắt xe hơi thương hiệu Việt tại Paris Motor Show 2018
- ·Hiệu quả mô hình tự liên kết tiêu thụ lúa gạo theo VietGAP
- ·Cổ phiếu Habeco chính thức giao dịch trên UPCoM
- ·Hà Nội cần chuẩn bị tốt mọi điều kiện để triển khai chiến dịch tiêm chủng
- ·Khán giả mê đắm với 'Bèo dạt mây trôi'
- ·Bộ hồ sơ Hiệp định EVFTA đã sẵn sàng trình Quốc hội xem xét phê chuẩn
- ·Điều tiết ngân sách: Cần sự chia sẻ giữa các địa phương để đảm bảo nhiệm vụ chung
- ·Chiến tranh thương mại Mỹ
- ·Cụ ông giành Giải thưởng Sách Quốc gia: Động cơ căn bản nhất của tôi là yêu nước
- ·Buồng trứng già một tuổi, phụ nữ lão hóa thêm 10 năm
- ·Tìm giải pháp khắc phục khan hiếm vật liệu làm cao tốc Bắc
- ·Bệnh nhân tử vong sau mổ gãy tay tại BV Đa khoa Hà Đông: Khi nào mới xác định được nguyên nhân
- ·Phải công khai ngay doanh nghiệp nợ thuế
- ·Hà Nội chỉ đạo khẩn để giảm ùn tắc tại 22 chốt kiểm dịch
- ·ADB hỗ trợ tăng cường năng lực thích ứng của hệ thống y tế tại Việt Nam, Lào, Campuchia
- ·Thủ tướng chỉ thị: Cách ly toàn xã hội từ 0 giờ 1/4 trên phạm vi toàn quốc
- ·Gội đầu bằng nước muối hạn chế tóc bết dầu