【vong 12 ngoai hang anh】Kinh nghiệm quốc tế về quản lý giá
Tại nhiều nước, hầu hết giá cả các hàng hóa dịch vụ đều vận động theo cơ chế giá thị trường. |
Kinh nghiệm quản lý giá tại một số nước
Bộ Tài chính cho biết, việc khảo sát, thu thập, đánh giá về công tác quản lý, điều hành giá của một số quốc gia trên thế giới cho thấy, hầu hết giá cả các hàng hóa dịch vụ đều vận động theo cơ chế giá thị trường. Chỉ có một số ít giá hàng hóa dịch vụ có sự quản lý điều tiết của Nhà nước, chủ yếu là các mặt hàng quan trọng thiết yếu như giá điện, giá xăng dầu, giá khí, sản phẩm dịch vụ công ích... với nguyên tắc đầu tiên là bù đắp được các chi phí thực tế phát sinh và mức lợi nhuận phù hợp. Nhà nước sẽ không bù lỗ và doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Nhà nước thực hiện công tác quản lý giá tại các mức độ nhất định thông qua các biện pháp kinh tế vĩ mô (tài chính, tiền tệ, đầu tư, xuất nhập khẩu…) cũng như chính sách pháp luật về giá.
Đến nay đã có nhiều quốc gia ban hành luật có nội dung điều chỉnh trong lĩnh vực giá. Cụ thể, Trung Quốc ban hành Luật Giá năm 1997; Thái Lan ban hành Đạo Luật cạnh tranh trong kinh doanh 1999; Hàn Quốc ban hành Luật Bình ổn giá cuối năm 1975; Australia ban hành Đạo Luật kiểm soát giá cả năm 1983; Malaysia ban hành Đạo luật kiểm soát giá cả năm 1946; Singapore ban hành Đạo luật Kiểm soát giá năm 1950. Một số đạo luật về giá chỉ thực hiện trong những thời điểm nhất định, tuy nhiên, đa số các đạo luật vẫn đang được thi hành cùng với những sửa đổi, bổ sung phù hợp trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Các biện pháp quản lý giá thường được áp dụng tại các nước này bao gồm: định giá, hướng dẫn tính giá một số loại hàng hóa dịch vụ thiết yếu, quan trọng; thực hiện bình ổn giá như điều hòa cung cầu, kiểm soát yếu tố hình thành giá, thúc đẩy cạnh tranh, thông tin về giá; xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật về giá; áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cho biết, qua tìm hiểu những kinh nghiệm quốc tế cho thấy trong bối cảnh của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, các nước đều trong xu hướng tự do hóa giá cả, theo đuổi mô hình kinh tế thị trường; cùng với đó việc kiểm soát, quản lý giá của Chính phủ cũng được thay đổi theo hướng giảm dần sự can thiệp trực tiếp của nhà nước trong cơ chế kinh tế thị trường mà chuyển sang các hình thức gián tiếp hơn bằng các công cụ tài chính, cạnh tranh, thuế,…
Tuy nhiên, cho đến nay, thực tế cho thấy một tất yếu là dù là quốc gia nào với chế độ chính trị khác nhau, chiến lược phát triển kinh tế khác nhau thì đều hướng tới việc thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý nhà nước về giá ở các mức độ khác nhau bởi cần khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường (như độc quyền tự nhiên, công ích) và sự khác nhau này được tạo bởi điều kiện hạ tầng kinh tế-chính trị-xã hội khác nhau của mỗi quốc gia nên sẽ phải lựa chọn chính sách quản lý giá đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển quốc gia trên nhiều khía cạnh. Bên cạnh đó, việc nhà nước quản lý, bình ổn giá cũng được quy định trong các trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh…dẫn đến khủng hoảng, bất ổn giá cả thị trường gây mất trật tự an toàn, an sinh xã hội.
Các nước theo đuổi mô hình nền kinh tế thị trường thì khi xây dựng chính sách về quản lý giá đều có sự đánh giá và lựa chọn quản lý giá tập trung theo đặc tính mặt hàng như mặt hàng dễ phát sinh tính chất độc quyền hoặc ảnh hưởng lớn đến anh ninh quốc gia, kinh tế vĩ mô (điện, xăng dầu, nước) hoặc mặt hàng có tính chất công ích hoặc không hấp dẫn các nhà đầu tư nên Chính phủ phải tham gia vào bằng nhiều chính sách, trong đó có chính sách giá (bao gồm cả sử dụng các quỹ tài chính) để đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội (như dịch vụ khám bệnh chữa bệnh, dịch vụ giáo dục).
Nguyên tắc quản lý giá của các nước đều là tôn trọng quyền tự định giá của các tổ chức, cá nhân; đồng thời tùy vào từng đối tượng sử dụng hàng hóa, dịch vụ, Chính phủ có thể đưa ra các chính sách can thiệp về giá khác nhau, nhưng trọng tâm vẫn là có sự hỗ trợ, can thiệp về giá của Chính phủ đối với các đối tượng dễ bị tổn thương về an sinh xã hội hoặc nơi vùng sâu vùng xa. Ví dụ như dịch vụ giáo dục cho mầm non, dịch vụ y tế cho người nghèo,…
Không có sự khác biệt lớn so với thế giới
Theo phân tích của Bộ Tài chính, pháp luật quản lý giá ở Việt Nam và các nước nhìn chung không có khác biệt lớn đối với những mặt hàng do Nhà nước quản lý, điều tiết. Điển hình như Trung Quốc với đặc điểm kinh tế tương đồng như Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc giảm kiểm soát giá tuy vẫn giữ các Bộ Luật về quản lý giá và Chính phủ vẫn quản lý giá các mặt hàng như khí đốt, xăng dầu.
Kinh nghiệm từ quản lý giá tại Hàn Quốc đã thể hiện nhu cầu phải có Hội đồng có thẩm quyền lớn để quy định những phương hướng và chỉ dẫn đối với công tác bình ổn giá. Tuy Nhật Bản không có cơ chế hỗ trợ cho các đối tượng chính sách qua giá nhưng vẫn thực hiện chính sách an sinh xã hội thông qua các quỹ phúc lợi của quốc gia này để hỗ trợ giá cho người tiêu dùng; đồng thời cần phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về giá; công khai, minh bạch chính sách điều hành.
Công tác quản lý giá điện ở Việt Nam có thể học hỏi mô hình điều tiết giá điện tại Mỹ đang được kết hợp giữa mô hình kiểm soát độc quyền với mô hình cạnh tranh. Có thể áp dụng những biện pháp để kiểm soát nguồn cung, quy hoạch diện tích nuôi trồng, quản lý giá sữa,… của Na Uy, đảm bảo giữ giá ở mức có lợi nhuận cho người dân.
Hay như trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 biến động phức tạp, nhu cầu một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, thuốc, vật tư y tế tăng cao trong giai đoạn bùng phát dịch đẩy giá cả hàng hóa những mặt hàng này tăng cao nếu nguồn cung không đáp ứng kịp thời, đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội thì có thể học hỏi những kinh nghiệm của Mỹ và Singapore về xây dựng chế tài đối với hành vi nâng giá cơ hội, lợi dụng nhu cầu tăng đột biến và tình trạng khan hiếm tạm thời về nguồn hàng để tăng giá trục lợi.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Quá nửa người dùng Việt Nam lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến
- ·Bác sĩ khuyến cáo: Chưa có bằng chứng khoa học về việc trẻ ăn nhiều óc lợn sẽ thông minh
- ·Bác sĩ tim mạch chỉ ra những thực phẩm cần tránh để tốt cho hệ tim mạch
- ·Áp dụng phương thức mới đào tạo năng suất và chất lượng
- ·Bắt trăn dài 4m đang nuốt dê của dân
- ·Nhà mạng hàng đầu Nhật Bản rót tỷ USD sang Mỹ
- ·Bác sĩ khuyến cáo: Sử dụng điện thoại, iPad nhiều làm tăng nguy cơ bệnh xương khớp
- ·Quy định mới về hoạt động thanh tra KH&CN
- ·Soi kèo góc Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- ·ZIP 3G hứa hẹn gây sốt dù chưa được bán ra.
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
- ·Thiệt hại Vinashin khó thu hồi nghìn tỷ
- ·Đau bụng vì uống sữa Ensure Gold Vigor của Abbott
- ·Chuyên gia khuyến cáo nhiều lưu ý cần biết khi uống sữa đậu nành để tốt cho sức khỏe
- ·Nhận định, soi kèo Cartagena vs Leganes, 21h30 ngày 5/1: Giải quyết sau phút 90
- ·Cẩn trọng với loại 'bí ngô hạt dẻ' đang gây sốt trên chợ mạng
- ·Đăk Lắk: Khai mạc lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột
- ·Tập đoàn bán lẻ số 1 Singapore đầu tư vào Việt Nam
- ·VNeID sẽ phục vụ tốt hơn khi sửa đổi luật và hoàn thiện thêm tính năng
- ·Chênh lệch tiền thưởng tết