【keo bong da anh】Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa độc đáo
Giữ lễ hội là nét đẹp truyền thống ở A Lưới
Hiệu quả từ gìn giữ giá trị văn hóa
Ghé lại xã Trung Sơn dịp cuối năm 2020,ìngiữpháthuycácgiátrịvănhóađộcđákeo bong da anh vẫn thấy người dân háo hức chuẩn bị cho mùa lễ hội Aza. Năm 2020, xảy ra nhiều biến động do thiên tai, dịch bệnh nên người dân không tổ chức lễ hội quá rình rang, thay vào đó họ chú trọng vào những nghi lễ chính để vừa giữ được truyền thống, giữ được lễ hội quan trọng. Già làng Hồ Văn Hạnh, xã Trung Sơn cho biết: “Aza là lễ hội lớn và quan trọng nhất năm. Cùng với những nghi lễ tâm linh để cầu mùa màng bội thu, dân làng được sống yên vui, sự kết nối tình cảm của người dân đồng bào các dân tộc thiểu số khiến người dân gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa”.
Những năm qua, chuyện giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa được đồng bào các dân tộc thiểu số huyện A Lưới chú trọng. Đặc biệt, từ đề án “Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 - 2020”, việc lưu giữ những nét đẹp đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân càng mang lại hiệu quả. Dẫn chứng bằng số liệu, bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới cho hay, 6 năm qua, huyện A Lưới đã mở 12 lớp truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ thu hút được trên 200 học viên tham gia và trên 57 nghệ nhân truyền dạy. Các làng văn hóa đã thành lập trên 60 đội văn nghệ dân gian. Nhiều bài hát từ lời Việt đã được chuyển thể sang lời Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu và từ lời Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu sang lời Việt.
Không chỉ gìn giữ và phát huy văn hóa phi vật thể, cơ sở vật chất phục vụ đời sống thần của người dân vùng cao cũng được khôi phục. Theo lãnh đạo UBND huyện A Lưới, đến nay, đã khôi phục được 15 nhà Roong Tà Ôi, 3 nhà Gươl Cơ Tu, 1 nhà Târ đah Pa Cô, xây dựng 5 nhà văn hóa xã tại các xã: Hồng Bắc, A Ngo, Phú Vinh, Trung Sơn và Lâm Đớt. Đồng thời, khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị không gian làng, bản theo kiến trúc truyền thống kết hợp phát triển du lịch cộng đồng tại các làng A Nôr (xã Hồng Kim), Pa Ris – Ka Vin (xã Lâm Đớt), A Hưa (xã Quảng Nhâm) và Pa Riing (xã Hồng Hạ)…
Khi việc gìn giữ những giá trị văn hóa hiệu quả, người dân A Lưới lại có dịp “khoe” nét đẹp văn hóa của mình với bạn bè muôn phương. Thông qua những ngày hội các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế hay góp mặt trong các Liên hoan nghệ thuật quần chúng, nghệ thuật dân gian do Trung ương, tỉnh tổ chức, nét đẹp văn hóa của những bản làng từ vùng cao A Lưới đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè trong nước và quốc tế. “Từ những nét đẹp văn hóa ấy, lại gắn kết du khách khắp nơi đến với A Lưới”, bà Thêm thông tin.
Góp sức thực hiện Nghị quyết 54
Nói nhiều về thành công từ Đề án “Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 - 2020” không hẳn là không có những hạn chế. Lãnh đạo UBND huyện A Lưới thừa nhận, trên thực tế, các nhà sàn, nhà dài truyền thống, nhà cộng đồng chưa phát huy hết giá trị truyền thống dân tộc. Ngoài ra, vẫn chưa bảo tồn, phục dựng hết các lễ hội truyền thống lớn của các dân tộc như: Lễ hội Ân Ninh của người Cơ Tu, Âr Pục của người Pa Cô...
Huyện A Lưới đang nỗ lực cùng các địa phương trong tỉnh góp sức xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó, mục tiêu mà huyện nhà hướng đến là tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa, du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới là ngành kinh tế mũi nhọn.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới, các cơ quan, ban ngành của huyện tiếp tục xây dựng đề án Phát triển văn hóa, du lịch gắn với bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2021 - 2025. Huyện cũng đề ra các nhiệm vụ cụ thể, trong đó, sẽ phục dựng không gian làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới tại các địa phương. Tập trung đầu tư bảo tồn không gian văn hóa truyền thống, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, sẽ bảo tồn và phục dựng các lễ hội truyền thống, tổ chức định kỳ các hoạt động lễ hội dân tộc đặc sắc, tạo sản phẩm du lịch đặc trưng cho A Lưới.
Hiện, huyện A Lưới đang tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm và mở các lớp truyền dạy các thể loại dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống, đồng thời hướng đến tổ chức trình diễn thường xuyên, phục vụ khách du lịch.
Bài, ảnh: Hữu Phúc
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Loạt đề xuất mới về điều hành xăng dầu: Thứ năm hằng tuần điều chỉnh, bỏ tổng đại lý?
- ·HÐND quận Cái Răng điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án, kế hoạch đầu tư công
- ·Ái nữ nhà đại gia Đỗ Minh Phú trở thành tân Tổng giám đốc của Tập đoàn DOJI
- ·Hơn 11.000 thí sinh không được dự thi đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT
- ·Hàng hóa tân trang nhập khẩu bắt buộc đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn
- ·Ông Lê Trí Thanh tái đắc cử Chủ tịch tỉnh Quảng Nam
- ·Đề nghị dừng các chuyến bay đến Vinh do dịch Covid
- ·Warren Buffett tiết lộ bốn câu hỏi nên đặt ra trước khi đầu tư
- ·Vietnam ICT Press Club
- ·Doanh nghiệp chuyển đổi xanh gắn với tư duy số
- ·Cửa hàng nội thất Long An uy tín
- ·Triển khai Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021
- ·Con gái của các tỷ phú đang dần thế chỗ trong tầng lớp C
- ·Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Dịch Covid
- ·Lựa chọn men vi sinh cho trẻ em bị rối loạn tiêu hóa như thế nào?
- ·12 “container cộng đồng” tại các chốt kiểm soát dịch ở TP.HCM sắp đi vào hoạt động
- ·Hỗ trợ công nghệ sấy thăng hoa vào sản xuất, chế biến đông trùng hạ thảo
- ·HĐND tỉnh Hải Dương thông qua nhiều nghị quyết quan trọng về đầu tư công
- ·Cục Công Thương địa phương kiểm tra tiến độ triển khai đề án khuyến công Quốc gia
- ·Đảng bộ xã Trường Long tích cực chuẩn bị đại hội