会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbd kawasaki frontale】Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh: Tự chủ tài chính để tăng vị thế, thương hiệu!

【kqbd kawasaki frontale】Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh: Tự chủ tài chính để tăng vị thế, thương hiệu

时间:2025-01-11 09:46:46 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:450次
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh: Tự chủ tài chính để tăng vị thế, thương hiệu
Hoạt động nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: TL

6/7 trường của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tự chủ

Có thể nói, cơ chế chính sách về vấn đề tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, lộ trình thực hiện tự chủ tài chính vẫn còn một số hạn chế như: Khung pháp lý, cơ chế tự chủ tài chính chưa đầy đủ, còn chưa đồng bộ, gây khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị trong khai thác, tạo lập nguồn thu.

Việc đẩy mạnh xã hội hoá chưa tương xứng lộ trình thực hiện tự chủ tài chính gây khó khăn cho các đơn vị trong huy động nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước. Việc thực hiện tự chủ chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu nội tại của các cơ sở giáo dục đại học mà chủ yếu được giao từ trên xuống…

Tuy nhiên, nhìn về tổng thể, lâu dài để hướng tới sự phát triển bền vững, sự ra đời các chính sách quy định trên đã tạo chuyển biến tích cực trong thực hiện tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các cơ sở giáo dục đại học và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM).

Đối với ĐHQG-HCM, việc thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động, tự chủ tài chính bắt đầu được thực hiện từ năm 2021. Đến tháng 7/2023, trong số 35 đơn vị (trong đó có 7 trường đại học, 1 viện thành viên và 27 đơn vị trực thuộc), có 15 đơn vị đã tự chủ tài chính tự bảo đảm chi thường xuyên (nhóm 2) và 20 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (nhóm 3). Trong 7 trường đại học thành viên thuộc ĐHQG-HCM đã có 6 trường thực hiện tự chủ nhóm 2, chỉ còn 1 trường thực hiện tự chủ nhóm 3 (Trường Đại học An Giang).

Việc thực hiện tự chủ tài chính đã tạo ra áp lực thúc đẩy ĐHQG-HCM thực hiện mạnh mẽ các giải pháp đổi mới các hoạt động của hệ thống theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả để ngày càng khẳng định được vị thế, thương hiệu, vai trò của ĐHQG-HCM.

Phấn đấu đến năm 2025 thu 4.500 tỷ đồng từ tự chủ

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh: Tự chủ tài chính để tăng vị thế, thương hiệu

Năm 2022, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đạt vị trí 167/757 trên bảng xếp hạng QS Asia 2023 (tăng 12 bậc so với năm trước), đứng ở vị trí 37 trong số các cơ sở giáo dục đại học xuất sắc nhất khu vực Đông Nam Á.

PGS.TS Vũ Hải Quân - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội, Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Theo Chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030: Mục tiêu đến năm 2030, ĐHQG-HCM thuộc nhóm 100 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á; hướng tới tầm nhìn trở thành hệ thống đại học nghiên cứu trong top đầu châu Á, nơi hội tụ nhân tài và lan toả tri thức, văn hoá Việt Nam.

Về tài chính ĐHQG-HCM đã và đang quan tâm đẩy mạnh xây dựng mô hình tài chính bền vững cho ĐHQG-HCM; tiếp tục nâng cao mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị thành viên và trực thuộc, mục tiêu đến năm 2025, có 19 đơn vị nhóm 2 và 16 đơn vị nhóm 3; tỷ lệ nguồn thu tăng so với năm trước là 7%; tổng thu ngoài ngân sách nhà nước của ĐHQG-HCM đến năm 2025 dự kiến là 4.500 tỷ đồng và đến năm 2030 dự kiến đạt là 8.000 tỷ đồng.

Để đạt được mục tiêu này, khía cạnh tài chính ĐHQG-HCM đặt ra nhiệm vụ trọng tâm đó là đa dạng hóa nguồn thu, gia tăng nguồn thu từ dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH), tư vấn và các dịch vụ phục vụ đào tạo và gia tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính, tài sản công, tăng cường phân cấp phân quyền; công khai minh bạch; đã và đang tích cực triển khai các giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

Cụ thể: phát triển các chương trình đào tạo mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giảng viên để nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện kiểm định các chương trình đào tạo để được xác định mức học phí phù hợp. Thu từ học phí chiếm khoảng 68 - 70% tổng thu tại đơn vị.

Nâng cao chất lượng NCKH, tư vấn, tăng cường chuyển giao, thương mại hoá kết quả NCKH để tăng nguồn thu từ hoạt động NCKH, tư vấn lên chiếm 6-8% trong tổng thu tại đơn vị. Sẽ chủ động hơn trong việc tổ chức sắp xếp lại một số đơn vị hoạt động chưa hiệu quả nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, năng động hơn trong mọi hoạt động.

Thành lập doanh nghiệp để cung cấp các dịch vụ phù hợp với tiềm năng thế mạnh của hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động, nhu cầu của người học và nhân lực của hệ thống.

Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính, tài sản, hướng tới mục tiêu tỷ lệ thặng dư/tổng nguồn thu của đơn vị tối thiểu là 25%/năm. Thu nhập của cán bộ nhân viên, người lao động được cải thiện, tốc độ tăng bình quân từ 10-12%/năm.

Lan tỏa tự chủ tài chính nơi đầu tàu kinh tế

Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, trong đó có một số nội dung có thể tác động trực tiếp đến việc phát triển nguồn thu của các cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ nói chung, và ĐHQG-HCM nói riêng như: Tại Điều 7 của Nghị quyết số 98/2023/QH15 quy định về ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào thành phố. Đây là cơ hội để các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) kêu gọi các nhà đầu tư, hợp tác thực hiện các dự án NCKH, tăng nguồn thu cho các cơ sở GDĐH.

Tại Điều 8 của Nghị quyết số 98/2023/QH15: Quy định về quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo. Theo đó, các cơ sở GDĐH, cơ sở NCKH, chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt, cá nhân khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố có thể được thụ hưởng cơ chế đặc thù này, thông qua các hoạt động đầu tư, thu hút đầu tư của thành phố vào cho các hoạt động, các cơ sở NCKH, đổi mới sáng tạo.

Và để thực hiện tốt những nội dung trên, tạo sự lan tỏa cũng như hiệu ứng tích cực cho TP.HCM khi áp dụng thực hiện chính sách đặc thù thì Chính phủ và các bộ, ngành cần khẩn trương rà soát, hoàn thiện, đồng bộ khung pháp lý, các cơ chế, chính sách tự chủ đại học, tự chủ tài chính. Cụ thể: rà soát lộ trình tự chủ đại học, tự chủ tài chính phù hợp với năng lực của các cơ sở giáo dục đại học; rà soát, cập nhật chính sách hỗ trợ tín dụng đối với sinh viên.

Riêng cho ĐHQG-HCM: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ĐHQG-HCM; cho phép ĐHQG-HCM nói riêng và các đại học nói chung được quyền thí điểm mở ngành đào tạo mới (ngoài danh mục của Bộ GD&ĐT quy định) và tự xác định mức học phí cho các ngành này theo nguyên tắc phù hợp với khả năng chi trả của người học và bù đắp đủ chi phí.

ĐHQG-HCM được chia sẻ cơ sở vật chất, được hưởng các chính sách ưu đãi trong thu hút các nguồn lực đầu tư vào ĐMST theo cơ chế của TP. HCM. Được quan tâm bố trí vốn đầu tư công để thực hiện các dự án đầu tư đáp ứng mục tiêu trở thành hệ thống đại học nghiên cứu trong top đầu châu Á. Được quan tâm đặt hàng, giao nhiệm vụ, đề án để thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học, đào tạo trọng điểm, phục vụ cộng đồng đáp ứng yêu cầu cho phát triển kinh tế xã hội TP.HCM, vùng Đông Nam Bộ và cả nước.

Với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh về khía cạnh tài chính, huy động nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước và sử dụng hiệu quả nguồn tài chính, tài sản ngày càng được tăng cường, cơ bản đáp ứng cho các nhu cầu chi thường xuyên và đầu tư phát triển của hệ thống. Giai đoạn 2020 - 2022, nguồn thu tại đơn vị tăng trung bình là 15,75%/năm. Tỷ lệ thặng dư/doanh thu của đơn vị trung bình là 31,24%/năm.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • 8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
  • Pháo nổ nát bàn tay nam sinh 16 tuổi
  • Tận dụng CPTPP: “Đừng bỏ rơi nông dân”
  • Thu hồi lô thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản vi phạm chất lượng
  • Phó chủ tịch xã kể giây phút người chồng tử vong khi cứu vợ con bị nước cuốn
  • TPHCM: Xuất khẩu đạt trên 19,6 tỷ  USD
  • Nhận kết quả ung thư đại trực tràng sau khi đau bụng kéo dài
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lấy con người là trung tâm để phát triển
推荐内容
  • Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
  • Làm gì để vừa giảm cân vừa không lo tăng cân dịp Tết Nguyên Đán?
  • Tắm đêm và đột quỵ não có liên quan với nhau không?
  • Cảnh báo sản phẩm dành cho ‘phái mạnh’ chứa chất cấm
  • Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
  • Xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm sẽ đạt 5 tỷ USD