【kết quả trận atlas】Những người sợ tinh giản thì không xứng đáng tiếp tục làm công chức
Cách đây gần 14 năm,ữngngườisợtinhgiảnthìkhôngxứngđángtiếptụclàmcôngchứkết quả trận atlas TS Doãn Hữu Tuệ - trưởng phòng một cơ quan cấp bộ - đã quyết định “dứt áo ra đi” sau 17 năm gắn bó đầy nhiệt huyết với môi trường công chức.
Chia sẻ với VietNamNetkhi ấy, ông bộc bạch những lời gan ruột về thực trạng môi trường làm việc của công chức, như: “Nếu cắt giảm được những người 'ăn không ngồi rồi’ ra khỏi bộ máy, chắc chắn lương công chức sẽ tăng lên rất nhiều và sẽ tạo ra được không khí làm việc sôi động, hiệu quả hơn; đồng thời tránh được sự lãng phí nguồn lực vì những người thuộc diện tinh giản chắc chắn sẽ phải tìm công việc mới phù hợp hơn và đóng góp tích cực hơn cho xã hội”.
Ngay từ thời điểm đó, TS Tuệ đã nhìn nhận:"Muốn cải cách triệt để nền hành chính, trước hết cần phải làm một cuộc cách mạng đối với đội ngũ công chức. Nếu không xử lý được vấn đề biên chế và không tạo ra được sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng trong môi trường công chức thì sẽ chẳng bao giờ xử lý được vấn đề tiền lương. Khi mức lương tương xứng với hiệu quả công việc, chắc chắn công chức sẽ toàn tâm, toàn ý và nỗ lực hết mình vì công việc. Mặt khác, niềm tự hào khi được đứng trong hàng ngũ công chức và không phải chịu sức ép của chuyện cơm áo, gạo tiền sẽ góp phần làm giảm tình trạng tham nhũng, sách nhiễu”...
TS Doãn Hữu Tuệ là người sáng lập kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Quốc tế Mỹ Việt. Cuộc “tái ngộ” giữa VietNamNetvới TS Tuệ diễn ra khi câu chuyện tinh giản biên chế theo tinh thần của cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đang được gấp rút thực hiện ở tất cả các bộ ngành, địa phương.
Rời công chức, tôi thấy mình hữu ích hơn
Nhìn nhận lại, ông đánh giá thế nào về hành trình hơn 10 năm qua?
Thẳng thắn mà nói, về phương diện công việc, tôi thấy bản thân mình hữu ích hơn sau khi rời môi trường công chức.
Trước hết, tôi quan niệm giá trị của một con người bằng những gì mà người đó cống hiến cho xã hội trừ đi những gì mà họ thụ hưởng từ xã hội. Theo đó, giá trị của một người lao động bình thường vẫn có thể cao hơn giá trị của một ông quan chức nếu hiệu số “đóng góp - thụ hưởng” lớn hơn.
Nếu vẫn ở môi trường công chức, chắc chắn bây giờ tôi đang có một vị trí công việc rất tốt. Nhưng về mặt xã hội, từ khi rời khỏi môi trường đó, tôi làm được nhiều việc hữu ích hơn và đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng, xã hội.
Khi tôi rời khỏi vị trí công chức thì có người khác thay thế ngay và chẳng có vấn đề gì cả. Trong bộ máy nhà nước, chẳng có ai là người không thể thay thế. Nhưng nếu không có tôi, chắc chắn doanh nghiệp mà tôi sáng lập đã không tồn tại, đồng nghĩa với việc không có những sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu của doanh nghiệp đó và không có những “công ăn, việc làm” mà doanh nghiệp tạo ra.
Nếu tính rạch ròi, việc rời môi trường nhà nước còn có lợi gì cho gia đình và chính bản thân ông?
Lợi ích đầu tiên cho bản thân là tôi được tự do. Mà bạn biết đấy, tự do là một trong những điều sung sướng nhất của con người, phải không nào? Bác Hồ dạy rồi, không có gì quý hơn độc lập, tự do mà.
Khi ra ngoài, tôi hoàn toàn làm chủ về thời gian nên làm việc không theo giờ giấc cứng nhắc. Đặc biệt là bây giờ, với sự hỗ trợ của công nghệ, tôi có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi và một lúc có thể làm được nhiều việc. Tôi không còn bị lệ thuộc, gò bó bởi “một ngày 8 tiếng”, “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”nữa. Đó là điều được nhất cho bản thân tôi.
Cái lợi thứ hai, đó là tôi được suy nghĩ nhiều hơn…
Được suy nghĩ hay phải suy nghĩ, thưa ông?
“Nhiều hơn”ở đây là “được”chứ không là “phải”. Tự nguyện, muốn suy nghĩ chứ không phải là do bị ai hay điều gì thúc ép cả. Suy nghĩ để biến những vấn đề phức tạp thành đơn giản, biến những khó khăn thành thuận lợi, thậm chí biến cái không thể thành cái có thể… Suy nghĩ để cho ra những sản phẩm thiết thực, hữu ích chứ không phải là suy nghĩ để đối phó hay suy nghĩ vẩn vơ.
“Phải nghĩ, phải làm”và “muốn nghĩ, muốn làm”cũng là một điều khác biệt giữa công chức với doanh nhân. Thường thì công chức “phải nghĩ, phải làm”, còn doanh nhân thì “muốn nghĩ, muốn làm”.
Một người có năng lực sẽ nghĩ không làm chỗ này thì làm chỗ khác, tự kiếm việc làm chứ có gì đâu phải sợ. Những người này mới cần giữ lại.Ví dụ như vừa rồi khi đi Ấn Độ, tôi nhận thấy đây là một thị trường đầy tiềm năng về các sản phẩm nông nghiệp. Tự nhiên trong tôi khởi lên suy nghĩ cần làm sao để mở rộng sang thị trường này. Đấy là mình muốn nghĩ chứ có ai bắt mình phải nghĩ đâu.
Ở môi trường công chức, tôi chỉ được làm những công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao; nếu có muốn làm hơn cũng không được. Mặt khác, tôi phải làm những công việc được giao, kể cả không thật sự phù hợp hoặc không cần thiết. Còn bây giờ, tôi có thể thoải mái làm bất cứ công việc gì mà mình thấy có lợi nhất cho bản thân, cho cộng đồng và xã hội, miễn là không trái với pháp luật và đạo đức. Ngược lại, việc gì không thực sự cần thiết hoặc không thực sự hữu ích, tôi không cần phải làm.
Khi rời môi trường công chức, tôi được tự do cả về suy nghĩ và hành động; có khát vọng lớn lao hơn và được tiếp xúc với nhiều người giỏi giang hơn. Tôi như trở thành một con người khác, tất nhiên là theo chiều hướng tích cực.
Và cái được thứ ba đương nhiên là thu nhập. Lương công chức “ba cọc ba đồng”, nếu tôi ở lại, lương bây giờ mười mấy triệu, chẳng giúp được ai về vật chất. Mà như bạn thấy đấy, nhiều khi muốn làm người tốt mà không có tiền thì cũng khó. Hơn nữa, tiêu đồng tiền do chính bàn tay, khối óc của mình làm ra thấy sung sướng, tự hào lắm!
Tất nhiên thiệt thòi cũng có... Khi tôi “dứt áo ra đi”, không ít bạn bè, người quen từ chỗ đang nể trọng bỗng nhìn tôi với ánh mắt e dè xen lẫn thất vọng khiến tôi cũng có đôi chút chạnh lòng. Nhưng đến giờ thì hầu hết mọi người đã hiểu sự lựa chọn của tôi.
Vậy nếu được “trẻ lại từ đầu”, ông sẽ làm ngoài luôn hay vẫn vào công chức rồi một thời gian sau mới “nhảy” ra?
Việc tôi rời công chức như một cái duyên. Khi đó, công việc của tôi đang thuận lợi, đường công danh sự nghiệp phía trước rất rộng mở. Bảo vệ xong luận án tiến sĩ, học cao cấp lý luận chính trị, được đưa vào quy hoạch, được cấp trên và đồng nghiệp tin tưởng, quý mến… Để tiếp tục thăng tiến trên con đường công chức quả thực không phải là điều quá khó đối với tôi.
Thật sự là quãng đời công chức của tôi vô cùng đáng nhớ và đáng quý. Tôi rất biết ơn môi trường công chức nơi tôi làm việc. Cơ quan đã tạo điều kiện rất thuận lợi để tôi được đào tạo bài bản cả trong lẫn ngoài nước. Tôi được giao nhiều công việc khó và hữu ích, được rèn luyện cũng như học hỏi nhiều, và đặc biệt là được đi rất nhiều. Chính những năm tháng đó tạo cho tôi sự tự tin khi ra làm doanh nghiệp.
Trên thực tế, nhiều người chưa trải qua môi trường công chức thường thiếu tự tin khi tiếp xúc với cán bộ, công chức. Còn tôi khi gặp gỡ, làm việc với họ, tôi coi như gặp đồng nghiệp cũ nên không có gì phải e ngại cả. Với tôi, đấy cũng là một lợi thế khi ra làm doanh nghiệp.
Nếu “trẻ lại”, tôi vẫn chọn làm công chức, nhưng sẽ có một trong hai sự lựa chọn: rời công chức sớm hơn hoặc theo đến cùng cho đến khi về hưu.
Rà soát lại đầu mục công việc
Trở lại với câu chuyện đang nóng hiện nay là việc sáp nhập, tinh giản, cựu công chức như ông nhìn nhận ra sao?
Chuyện tinh giản bộ máy, ai cũng nhận thấy là một vấn đề cấp thiết “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Thực tế hiện nay, không quá khi nói rằng hầu như cơ quan nào cũng cần tinh giản. Một phòng ban có đến vài ba chục người, nhưng số thực sự làm việc chỉ dăm bảy người. Nhất là bây giờ có công nghệ thông tin và đủ thứ phương tiện hỗ trợ, thì cần gì phải nhiều người như trước đây nữa.
Mặt khác, nếu rà soát, đánh giá lại một cách toàn diện các đầu việc của các bộ, ban, ngành, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều việc, nhiều công đoạn bị thừa hoặc chồng chéo, gây lãng phí.
Thế nên, tôi cho rằng một trong những việc đầu tiên cần làm khi tinh giản bộ máy là tiến hành tổng rà soát lại đầu mục công việc. Việc nào không thực sự cần thiết thì bỏ, việc nào bị chồng chéo thì chỉ giao cho một cơ quan thực hiện. Đầu việc giảm, con người giảm thì sẽ giảm bớt lãng phí cho xã hội. Đấy mới là mấu chốt của vấn đề tinh giản bộ máy.
Theo tôi, những người tới đây sẽ rời môi trường nhà nước nên nhìn nhận vấn đề theo khía cạnh tích cực, như câu nói “Khi cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác sẽ mở ra”.
Cái “cánh cửa khác mở ra” chưa biết sẽ dẫn tới đâu, nhưng sau cánh cửa ấy chắc chắn sẽ là những điều mới mẻ. Hãy lạc quan rằng khi bước sang chân trời mới, các bạn sẽ được trải nghiệm những cảm giác, công việc và các mối quan hệ mới.
Cứ nhìn tích cực thì tự khắc mọi thứ sẽ rất bình thường và hứng khởi hơn. Còn nếu nghĩ đây là bi kịch, hay ngày mai không còn là công chức nữa sẽ mất hết quyền lợi, thì khác nào chưa lên sàn đấu đã thua rồi.
Có thể việc rời công chức của ông là chủ động nên suy nghĩ và tâm thế khác, còn những người “bị” tinh giản sẽ có tâm trạng khác?
Chủ động hay bị động là do mình thôi. Mình hoàn toàn có thể biến bị động thành chủ động được mà. Nếu vẫn đang làm trong môi trường công chức ở giai đoạn này, rất có thể tôi sẽ xung phong được tinh giản biên chế.
Ở nhiều nước, những người làm trong khu vực tư nhân hoàn toàn có thể ứng tuyển, ứng cử vào một vị trí lãnh đạo, quản lý trong bộ máy nhà nước... Ngược lại, một ông đang là quan chức có thể ra làm doanh nghiệp. Thành công rồi, ông vẫn có cơ hội quay trở lại tham gia vào bộ máy nhà nước nếu muốn.Thời gian vừa qua, tôi đọc rất nhiều ý kiến, thấy nhiều người coi chuyện tinh giản có vẻ rất nặng nề. Nhiều người lo lắng không biết cuộc sống ngày mai rồi thế nào, gia đình sẽ ra sao… và đủ thứ khác nữa. Bản thân tôi cho rằng những người có suy nghĩ như thế cũng không xứng đáng để ngồi lại trên chiếc ghế công chức.
Phải nói thẳng như vậy, dù sự thật mất lòng. Một người có năng lực sẽ nghĩ không làm chỗ này thì làm chỗ khác, tự kiếm việc làm chứ có gì đâu phải sợ. Những người này mới cần giữ lại.
Tôi nghĩ đích đến của việc tinh gọn là tới một lúc nào đó, làm trong bộ máy nhà nước thực sự là những người tài giỏi và tận tâm với công việc. Khi nào đạt được điều đấy thì mới gọi là thành công.
Còn nếu như chỉ cắt giảm về mặt cơ học, rồi cuối cùng người giỏi thì đi, người dở ở lại, thì có khác gì biến một “nồi lẩu thập cẩm”lớn thành một “nồi lẩu thập cẩm” nhỏ hơn.
"Mở cửa" để ranh giới công - tư không còn nặng nề
Ông có nghĩ rằng tình trạng “nồi lẩu lớn” thành “nồi lẩu nhỏ” sẽ xảy ra không, khi những người giỏi thấy việc lựa chọn để cắt giảm phức tạp quá nên sẵn sàng đi? Thành ra, những “suất công chức” còn lại vẫn dành cho những người năng lực kém hơn?
Tôi nghĩ tình trạng đó chỉ có thể xảy ra ở diện hẹp, tại một cơ quan, đơn vị nào đấy. Nhưng trên diện rộng, xác suất của việc này là rất thấp.
Nhân đây, tôi muốn chia sẻ một điều trăn trở. Việc này không trực tiếp liên quan nhiều đến chuyện tinh giản biên chế nhưng lại liên quan đến công việc ở môi trường tư nhân.
Đó là cơ hội tham gia vào bộ máy quản lý nhà nước của những người “bên ngoài”. Hiện nay, điều này gần như là không thể bởi những quy định, ràng buộc đã lỗi thời. Ở nhiều nước, những người làm trong khu vực tư nhân hoàn toàn có thể ứng tuyển, ứng cử vào một vị trí lãnh đạo, quản lý nào đấy trong bộ máy nhà nước nếu họ đáp ứng đủ điều kiện.
Ngược lại, một ông đang là quan chức, buổi sáng đẹp trời thức dậy chợt nghĩ “bây giờ mình phải ra ngoài để trải nghiệm những công việc mới, thử thách mới”. Ra làm doanh nghiệp, thành công rồi, ông vẫn có cơ hội để quay trở lại tham gia vào bộ máy nhà nước nếu muốn.
Suy cho cùng, làm việc ở đâu thì cũng nhằm mục đích phát triển bản thân và đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Khi “mở cửa” như thế, ranh giới giữa lĩnh vực công với tư, câu chuyện công chức hay không công chức sẽ không còn nặng nề nữa. Nếu làm như vậy, cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy sẽ dễ dàng hơn và thực sự thay đổi về chất.
Đấy là chuyện xa, nhưng theo tôi nên nghĩ đến.