【bongdaso. net】Đề nghị sớm có Luật trưng cầu ý dân
Sáng 22/10,ĐềnghịsớmcóLuậttrưngcầuýdâbongdaso. net Quốc hội đã nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) và thảo luận về dự thảo Luật này.
Kết quả trưng cầu ý dân sẽ có ý nghĩa quyết định
Theo báo cáo giải trình, tiếp thu do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý đã trình bày tại Quốc hội, các ĐB Quốc hội cơ bản tán thành với các quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong dự thảo, tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến góp ý để hoàn thiện dự thảo.
Về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, UBTVQH đề nghị chỉnh lý thành 16 điều tương ứng với 3 chức năng của Quốc hội: lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước đã được ghi nhận tại Hiến pháp.
Cụ thể hơn, Quốc hội sẽ sớm sửa đổi bổ sung các luật khác như Luật ban hành văn bản pháp luật, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật ngân sách nhà nước, Luật trưng cầu ý dân để quy định về thủ tục, cách thức, cụ thể hóa các quyền hạn của Quốc hội.
Với nội dung quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, ngoài các vấn đề về ngân sách, Quốc hội còn quyết định về các vấn đề tôn giáo, sắc tộc, chủ trương đầu tư, dự án quan trọng, tài chính, tiền tệ của quốc gia.
Góp ý về nội dung lấy phiếu tín nhiệm, báo cáo đề nghị bổ sung quy định về lấy phiếu tín nhiệm, đối tượng, hệ quả lấy phiếu, còn trình tự cụ thể sẽ quy định trong văn bản khác.
Về trưng cầu ý dân, UBTVQH cho rằng quyết định trưng cầu ý dân là một nhiệm vụ quan trọng của Quốc hội đã được ghi nhận trong Hiến pháp, nên phải được quy định trong Luật này. UBTVQH đề nghị cho cụ thể hoá một bước các trường hợp Quốc hội xem xét quyết định trưng cầu ý dân, các chủ thể có quyền đề nghị Quốc hội trưng cầu ý dân là UBTVQH, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc 1/3 tổng số ĐB Quốc hội, đồng thời khẳng định kết quả trưng cầu có giá trị quyết định đối với vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân, còn cụ thể sẽ do Luật trưng cầu ý dân quyết định.
Quy định rõ về tiêu chuẩn ĐB Quốc hội
Trong nội dung quy định về ĐB Quốc hội, một số ý kiến cho rằng các tiêu chuẩn ĐB Quốc hội còn quá chung, cần quy định rõ hơn về trình độ, phẩm chất, năng lực, đạo đức, độ tuổi, kinh nghiệm, cơ cấu thành phần. UBTVQH cho rằng, việc quy định về tiêu chuẩn trong luật này là phù hợp. Đây không chỉ là tiêu chuẩn để cử tri xem xét đánh giá, mà còn phải được tiếp tục duy trì trong cả nhiệm kỳ, để đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của ĐB Quốc hội. UBTVQH đề nghị cho tiếp tục quy định như trong dự thảo đã trình.
Tại phần về ĐB chuyên trách, dự thảo quy định số ĐB chuyên trách ít nhất là 35% tổng số ĐB để phù hợp với điều kiện thực tế. Còn tỷ lệ thực tế ĐB chuyên trách ở trung ương và địa phương tùy thuộc vào hoạt động thực tế của Quốc hội trong từng nhiệm kỳ.
Đối với phần quy định về UBTVQH, UB đề nghị cụ thể hóa quy định của Hiến pháp thành 13 điều về nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của UBTVQH, bổ sung quy định về trách nhiệm của UBTVQH trong việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước cho phù hợp với Hiến pháp.
Về chức danh Tổng thư ký Văn phòng Quốc hội (VPQH), UBTVQH đề nghị quy định Tổng thư ký đồng thời là chủ nhiệm VPQH. VPQH là cơ quan hành chính, tham mưu, tổng hợp phục vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.
Một nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau là về các cơ quan thuộc UBTVQH, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho tiếp tục nghiên cứu về nội dung này, chưa quy định trong dự thảo Luật.
Trong phần thảo luận tại hội trường, ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) cho rằng luật đã quy định thẩm quyền thuộc về Quốc hội, cơ quan tổ chức là UBTVQH, nhưng chưa quy định cơ quan nào giúp UBTVQH thực hiện chức năng này, vì vậy cần quy định rõ cơ quan nào, cách thức nào thực hiện để khả thi hơn. Nên quy định ngay trong luật cơ quan thực hiện là Hội đồng bầu cử quốc gia, do sự tương đồng về cách thức thực hiện với hoạt động bầu cử. Hội đồng bầu cử có sự thống kê cử tri thường xuyên. Hơn nữa đây là cơ quan hiến định độc lập nên có sự khách quan. ĐB cũng đề nghị gấp rút xây dựng Luật trưng cầu ý dân, để quy định rõ vấn đề nào cần trưng cầu ý dân, quy mô, cách thực hiện. |
Hoàng Yến
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Liệu người chở ma túy có vô can?
- ·Văn Yên Yên Bái phát huy hiệu quả các mô hình chuyển đổi số đặc trưng
- ·Thanh Hóa: Những bước tiến thúc đẩy quá trình chuyển đổi số
- ·Viettel thử nghiệm thành công trợ lý ảo cho hệ thống tòa án Việt Nam
- ·Tìm hiểu về mối quan hệ Việt Nam và Uganda
- ·Chuyển đổi số giúp ngành Kiểm sát tỉnh Bình Định nâng cao hiệu quả công việc
- ·Hãng Toyota bị tấn công mã độc, đòi tiền chuộc 8 triệu USD
- ·Sa thải nhân sự trong lĩnh vực viễn thông: Những con số biết nói
- ·Asus Tuf với Asus Rog loại nào tốt, nên mua dòng nào?
- ·Chuyển đổi số ở Quảng Ninh: Cuộc sống tiện lợi hơn, tốt hơn, phong phú hơn
- ·Từ con số 0 đến thành công với nghề cá cảnh
- ·Tạo giọng đọc nhân tạo cảm xúc với Vbee AIVoice Studio
- ·Sam Altman đến trụ sở OpenAI sau khi bị sa thải đột ngột
- ·Thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm IoT, trí tuệ nhân tạo tại Bà Rịa
- ·Thông tin chi tiết lịch thi đấu bán kết Giải vô địch Đông Nam Á 2024
- ·MoMo nâng cấp bảo mật đáp ứng 300 tiêu chuẩn của chứng chỉ PCI DSS v4.0
- ·Nga sẽ xử lý mạnh tay với hành vi phát tán các nội dung trực tuyến ‘rác’ độc hại
- ·Kỳ vọng vào động lực dẫn dắt của đầu tư công
- ·Chồng mất, con dâu không được hưởng tài sản thừa kế của bố mẹ chồng
- ·Chuyển đổi số Quảng Ninh 2023