【tlbd wap】Thanh Hóa: Những bước tiến thúc đẩy quá trình chuyển đổi số
Thanh Hóa xếp thứ 15/63 tỉnh,óaNhữngbướctiếnthúcđẩyquátrìnhchuyểnđổisốtlbd wap thành về CĐS
Theo Ban chỉ đạo chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Thanh Hóa, thực hiện Nghị quyết số 06 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về CĐS trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 định hướng đến năm 2030. Từ Nghị quyết trên, đến nay cả hệ thống chính trị, tầng lớp doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân đã đẩy mạnh triển khai CĐS.
Thanh Hóa xác định CĐS trên 3 trụ cột chính: chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Trong đó, việc xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới xây dựng chính phủ số đã có bước đột phá quan trọng và đạt được nhiều kết quả.
Cụ thể, báo cáo xếp hạng đánh giá mức độ CĐS DTI năm 2022 do Bộ TT&TT vừa công bố cuối tháng 7/2023, tỉnh Thanh Hóa xếp thứ 15/63 tỉnh, thành về CĐS. Cụ thể, Thanh Hóa xếp thứ 16 về mức độ xây dựng chính quyền số, xếp thứ 14 về kinh tế số và thứ 13 cả nước về các hoạt động xã hội số.
Có được kết quả này, Thanh Hóa đã có những bước đột phá trong CĐS với nhiều mô hình nổi bật, như: TP Thanh Hóa triển khai mô hình “Ngày không bút”; mô hình chợ 4.0 tại chợ Điện Biên, chợ Quảng Thắng (TP Thanh Hóa); mô hình “Thôn thông minh” tại xã Hoằng Thái (Hoằng Hóa) và xã Định Long (Yên Định); mô hình “3 không” triển khai thí điểm tại 5 xã, phường trong tỉnh; mô hình “Camera với an ninh trật tự” tại xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy); mô hình “Khám, chữa bệnh sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử và ứng dụng VNeID” tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn toàn tỉnh...
Bên cạnh đó, hạ tầng, trang thiết bị CNTT trong các cơ quan, đơn vị cũng được quan tâm đầu tư đồng bộ, hiện đại từ cấp tỉnh đến cấp xã nhằm phục vụ tốt công tác chuyên môn, chuyển đổi số. 100% cán bộ, công chức được trang bị thiết bị CNTT; 100% các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh có hạ tầng mạng LAN, kết nối Internet đảm bảo thông suốt, an toàn để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. 100% các hệ thống thông tin của cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện chuyển đổi sang IPv6. Người dùng thực hiện truy cập song song cả 2 dải địa chỉ (địa chỉ IPv4 và IPv6) trên môi trường mạng.
Các trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh tiếp tục được đầu tư, đảm bảo cho việc duy trì, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu. Các phần mềm ứng dụng cho các cơ quan Đảng và cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh hoạt động ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin. Hệ thống điều hành, giám sát an ninh mạng (SOC) được đầu tư, bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh và luôn hoạt động ổn định, thông suốt, an toàn 24/7…
Ngoài việc triển khai các ứng dụng dùng chung đối với tất cả các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Các ngành, đơn vị đã triển khai thực hiện CĐS đạt được nhiều kết quả tích cực.
Vai trò của Sở TT&TT trong thúc đẩy CĐS
Ông Đỗ Hữu Quyết - Giám đốc Sở TT&TT Thanh Hóa cho biết, thời gian qua Sở TT&TT đã hướng dẫn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò của CĐS về các mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết số 06/NQ-TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác chuyển đổi số của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2023.
Bên cạnh việc tham mưu các chương trình, kế hoạch hằng năm và hướng dẫn tổ chức thực hiện về công tác CĐS trên địa bàn, Sở TT&TT đã trực tiếp hỗ trợ các ngành, lĩnh vực, các địa phương thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ về CĐS đã đề ra, cụ thể:
Sở đã xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm mô hình “03 Không” với 16 chỉ tiêu về CĐS cấp xã tại 5 xã, phường trên địa bàn tỉnh. Đang nhân rộng trong toàn tỉnh, bước đầu cung cấp các công cụ thuận tiện cho người dân tham gia CĐS, như: cấp miễn phí chữ ký số, tài khoản thanh toán điện tử, cài đặt các ứng dụng bảo vệ người dân trên môi trường mạng..., qua đó thay đổi căn bản tư duy, thói quen của người dân/doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và trong cuộc sống.
Sở đã phối hợp với các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp đưa các ứng dụng CĐS vào triển khai nhằm tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, như: ứng dụng nền tảng du lịch thông minh, thúc đẩy thương mại điện tử trong tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực... qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số ở ngành, địa phương.
Ngoài ra, Sở TT&TT cũng đã hỗ trợ triển khai, giới thiệu nhân rộng các mô hình, cách làm hay về chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, các hoạt động kinh tế để chia sẻ nhằm lan toả đến các cơ quan, địa phương trong toàn tỉnh, như: mô hình “Ngày không bút”, mô hình “Chợ không dùng tiền mặt”, mô hình “Thôn thông minh” tạo lập mã QR-code giới thiệu về lịch sử, văn hóa của địa phương cũng như sơ đồ các ngõ xóm trên địa bàn và danh sách hộ dân như bản đồ điện tử….
Lê Dương
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·“Trả bài” đều với vợ nhưng ...
- ·Châu chấu tre đã phát sinh, gây hại ở 11 địa phương
- ·Vietnam Report: Cơ hội đạt 9 triệu tài khoản chứng khoán vào năm 2025 rất cao
- ·Châu Thành
- ·Bị bỏ rơi khi biết cái thai không còn
- ·Bồi thường, tái định cư dự án Đường tỉnh 830E ra sao?
- ·Giá vàng hôm nay 30/7/2024: Vàng miếng SJC bất ngờ giảm nửa triệu đồng mỗi lượng
- ·Phát triển đô thị bền vững
- ·Giải Búa liềm vàng: Bám sát vấn đề nóng, đề xuất giải pháp thiết thực
- ·Noi gương Bác, sản xuất giỏi
- ·Sản xuất lúa 'xanh', chất lượng cao, phát thải thấp
- ·Doanh nghiệp nước ngoài tăng mua vỏ container Việt Nam
- ·Nông dân các huyện phía Nam xuống giống vụ lúa Hè Thu
- ·Seaholdings hợp tác cùng nhà thầu Phước Thành xây dựng dự án Destino Centro tại Khu Tây TP.HCM
- ·Quốc hội thảo luận về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)
- ·Lễ giới thiệu dự án Agora City nhận được sự quan tâm của hàng trăm khách hàng
- ·VNPT Long An trao 50 máy điện thoại thông minh cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo tại huyện Cần Đước
- ·Triển khai Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Tân Hưng
- ·Đoàn công tác của tỉnh Long An thăm và làm việc tại Nhật Bản
- ·Long An: Sẵn sàng cho thuê gần 700ha đất sạch trong các khu công nghiệp