【trực tiếp bóng đá trực tiếp hôm nay】Tái cơ cấu chưa xong, tăng trưởng khó bình thường
Đây là đánh giá của GS.TS Trần Đình Thiên,áicơcấuchưaxongtăngtrưởngkhóbìnhthườtrực tiếp bóng đá trực tiếp hôm nay Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam về tình hình kinh tế Việt Nam, tại cuộc hội thảo công bố “Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính năm 2015” của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG).
Phụ thuộc FDI: Tăng trưởng do ai, vì ai?
Đánh giá chung, các chuyên gia cho rằng năm qua kinh tế Việt Nam đã có mức tăng trưởng khá cao trong khi kinh tế thế giới vẫn tiếp tục trì trệ. Trong năm 2016, Việt Nam rất có thể sẽ tiếp tục trở thành điểm sáng về tăng trưởng trong bức tranh kinh tế thế giới. Tuy nhiên, sự phục hồi của nền kinh tế có thực chất, có bền vững hay không và triển vọng dài hạn ra sao lại là một câu chuyện cần được mổ xẻ.
Theo ông Trần Đình Thiên, việc kinh tế thế giới kém đi trong khi Việt Nam tốt lên là khá bất thường, cần có các đánh giá cẩn trọng để tránh ảo tưởng chính sách. Hơn nữa, khi quá trình tái cơ cấu nền kinh tế còn chưa được giải quyết căn bản, thì sự phục hồi sẽ khó bình thường bởi “khi cơ cấu còn đang méo mó mà tăng trưởng cao thì chứng tỏ chi phí càng cao”.
Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng cao của năm 2015 phụ thuộc nhiều vào đóng góp của khu vực vốn nước ngoài (FDI), trong khi khu vực nội địa vẫn èo uột. “Nếu khu vực nội địa cứ yếu kéo dài thì rất nguy hiểm, lúc đó chúng ta tăng trưởng do ai, vì ai?”, GS.TS Trần Đình Thiên nêu vấn đề.
Đây cũng là quan điểm của TS Lê Đức Thuý, nguyên Chủ tịch UBGSTCQG. Theo ông, tăng trưởng của Việt Nam khó bền vững khi chủ yếu dựa vào FDI, trong lòng tin của DN trong nước vào môi trường kinh doanh còn hạn chế, mà chính điều này quyết định sự tăng trưởng có bền vững hay không.
Cần số liệu chính xác về sức khỏe của doanh nghiệp
Đồng thời, các chuyên gia cũng cho rằng tình hình về khu vực DN của Việt Nam cũng cần phải được đánh giá chính xác hơn. Theo ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN, Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ, sức khỏe của DN Việt Nam đã yếu đi rất nhiều trong thời gian qua, dù số liệu theo báo cáo là khả quan.
Trên thực tế, số DN đóng cửa, giải thể có nhiều DN lớn và vừa, đã từng kinh doanh lâu năm, hiệu quả, số nhân công cao. Trong khi đó, số DN thành lập mới chủ yếu là mới đăng ký, chưa hoạt động, chưa có nhiều nhân công. “Vừa qua, DN từ to xuống nhỏ rất nhiều. Nhiều DN lớn giải thể, những DN mới thì quy mô rất nhỏ”, ông Cao Sỹ Kiêm cho biết.
Theo ông, có chuyện số liệu theo báo cáo chưa chuẩn xác là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ nghĩa thành tích, khiến chất lượng thông tin không chính xác.
Vấn đề này cũng được Chủ tịch UBGSTCQG Vũ Viết Ngoạn đề cập. Theo ông, chất lượng chính sách phụ thuộc nhiều vào con số thống kê trong khi hệ thống thống kê của chúng ta còn nhiều hạn chế, dữ liệu chưa đầy đủ, chưa được chuẩn hoá. “Ở Việt Nam, chúng ta phải áp dụng nhiều chỉ số mang tính tham khảo, mà không có nhà kinh tế nào áp dụng”.
Nguy cơ lớn từ nền kinh tế Trung Quốc
Cùng với tính bền vững của sự phục hồi kinh tế, việc đánh giá tác động hội nhập cụ thể, sâu sắc hơn cũng là vấn đề được các chuyên gia nhấn mạnh. Theo ông Trần Đình Thiên, trong khi sức cạnh tranh trong nước còn yếu, kinh tế thế giới biến động bất thường, mà chúng ta lại hội nhập mạnh thời gian tới, nên sẽ có rất nhiều yếu tố khó lường như là về giá dầu, về tình hình kinh tế Trung Quốc.
Theo chuyên gia của Viện Kinh tế thế giới, những biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ bằng nhiều cách hiện nay của Trung Quốc cho thấy nước này chưa muốn “hạ cánh” dù là “cứng” hay “mềm”. Như vậy sẽ ít có khả năng nền kinh tế này hạ cánh mà thay vào đó là nguy cơ đổ vỡ. Do vậy, rất cần có giải pháp để ứng xử về tỷ giá, về dòng vốn của Trung Quốc vào Việt Nam. TS Lê Đức Thúy cũng nêu vấn đề, liệu chúng ta có nên chủ động điều chỉnh để tạo khả năng cạnh tranh, tạo lớp đệm cho nền kinh tế không bị sốc trước nguy cơ biến động của nền kinh tế Trung Quốc, một nền kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, chỉ khi tình hình kinh tế thế giới đạt các điều kiện tốt nhất như là Trung Quốc không phá giá, FED không tăng lãi suất, thì Việt Nam mới đạt mức tăng trưởng kinh tế 6,7% trong năm 2016 (và phải loại bỏ các yếu tố như là hạn hán trong nông nghiệp, giảm khai thác tài nguyên). Và đây cũng là mức tăng trưởng cao so với các nước bởi tình hình kinh tế thế giới khó quay trở lại như trước cuộc khủng hoảng.
H.Y
(责任编辑:La liga)
- ·Mỹ phát triển hệ thống giao tiếp não người với máy tính
- ·Phổ biến quy định mới về quản lý tài chính các dự án sử dụng vốn ODA
- ·Chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau báo cáo sản xuất
- ·Lỗi túi khí Takata khiến hơn 11.300 xe Toyota bị triệu hồi
- ·Những câu chuyện về thị trường chứng khoán New York thập niên 90
- ·Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng 500 triệu USD bồi thường của Formosa Hà Tĩnh
- ·Ba tác hại khi ăn quá nhanh
- ·Những công ty lớn nhất trong từng lĩnh vực ở Mỹ
- ·Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
- ·Các nhà đầu tư nước ngoài bán tháo cổ phiếu Hàn Quốc
- ·Nhận định, soi kèo Panathinaikos vs PAOK FC, 01h30 ngày 6/1: Ông vua sân khách
- ·Thói quen giúp bà ngoại U70 thon gọn để tự tin diện bikini
- ·Ninja Van miễn phí vận chuyển tại 4 thành phố lớn
- ·H'Hen Niê bị dị ứng mỹ phẩm giả
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·Đài tưởng niệm 596 liệt sĩ ngành bưu điện được công nhận là di tích lịch sử
- ·Lần đầu tiên trong lịch sử, G20 nhất trí điều chỉnh cách đánh thuế giới siêu giàu
- ·Khối tài sản của các gia đình siêu giàu ước đạt 9.500 tỷ USD vào năm 2030
- ·10 nhân vật tiểu thuyết bị ghét nhưng gây ấn tượng
- ·Tháng khuyến mại Hà Nội 2018: Trên 1000 điểm khuyến mại lên đến 100%