【lịch thi đấu j league 1】Giao dịch bất động sản: Chủ đầu tư làm sai, ngân hàng phải đền
Vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu Quốc hội và dư luận xã hội tuần qua là Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được Quốc hội xem xét cho ý kiến tại kỳ họp đang diễn ra tại Hà Nội.
Nhiều đại biểu cho rằng, cần nâng cao vai trò của ngân hàng trong giao dịch bất động sản. Ảnh: Đ.T |
Góp ý với các dự thảo này, nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị Ban soạn thảo cần nâng cao vai trò của ngân hàng trong các giao dịch mua bán nhà ở, bất động sản hình thành trong tương lai để đảm bảo an toàn và tính pháp lý của các giao dịch.
“Không ở đâu trên thế giới mà người dân mang cả bao tải tiền đi mua nhà như ở Việt Nam. Trong tương lai, không nên đẩy người dân vào các giao dịch nguy hiểm như vậy”, đại biểu Phạm Huy Hùng (TP. Hà Nội), nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VietinBank góp ý với Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản.
Theo ông Hùng, trong các giao dịch mua bán nhà ở, nhất là mua bán bất động sản hình thành trong tương lai, ngân hàng cần đứng ra làm trung gian và chịu trách nhiệm về tính pháp lý của các giao dịch. “Ngân hàng để chủ đầu tư sử dụng tiền của khách hàng sai mục đích thì ngân hàng mang tiền của mình ra mà đền”, ông Hùng nói.
Cùng chung quan điểm này, đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) kiến nghị, Dự thảo luật nên có quy định rõ: tiền của người dân góp vốn mua nhà phải được ký gửi tại một ngân hàng do chủ đầu tư quy định. Khoản tiền đó chỉ được giải ngân vào mục đích để xây dựng công trình nhà ở mà người dân đã góp.
“Tiền của người dân góp vốn xây nhà mà chủ đầu tư dùng vào việc khác là phạm tội hình sự. Cái này tôi thấy luật pháp các nước bảo vệ rất mạnh mẽ, nhưng quyền và lợi ích chính đáng của người dân chúng ta chưa được bảo vệ đúng mức”, đại biểu Trần Du Lịch nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Đức Kiên (tỉnh Sóc Trăng) thì thẳng thắn: “Với tư cách là người mua nhà, tôi có cảm giác Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản thiên về bảo vệ quyền lợi cho người kinh doanh bất động sản, hơn là bảo vệ quyền lợi người mua nhà, mua bất động sản”.
Về điều kiện của tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh bất động sản, đại biểu Phạm Huy Hùng (TP. Hà Nội) cho rằng, Điều 10 về “Điều kiện của tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh bất động sản quy định: tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và có vốn pháp định do Chính phủ quy định, nhưng không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này” là không nên.
“Quy định doanh nghiệp có vốn pháp định 20 tỷ đồng được phép đầu tư, kinh doanh bất động sản là không ổn. Các dự án đầu tư, kinh doanh bất động sản có tổng vốn đầu tư từ hàng trăm đến hàng chục ngàn tỷ đồng, mà doanh nghiệp chỉ có vốn pháp định 20 tỷ đồng là doanh nghiệp không có năng lực, không làm được việc gì”, đại biểu Phạm Huy Hùng nói.
Đồng tình với đại biểu Phạm Huy Hùng, đại biểu Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) cho rằng, nên quy định một tỷ lệ nào đó giữa vốn pháp định và tổng vốn đầu tư dự án mà doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được làm. Với những dự án bất động sản hàng ngàn tỷ đồng mà doanh nghiệp chỉ có vốn pháp định 20 tỷ đồng, thì có thể dẫn đến nhiều doanh nghiệp đăng ký dự án lớn, nhưng không có khả năng hoàn thành, hoàn thiện dự án.
Liên quan vấn đề này, ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, thống kê chỉ có 60% doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có mức vốn điều lệ từ 6 - 20 tỷ đồng và 26% doanh nghiệp có mức vốn điều lệ trên 50 tỷ đồng.
“Do đó, việc quy định mức vốn pháp định tối thiểu 50 tỷ đồng là quá cao so với mặt bằng vốn chung của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin đề nghị giữ quy định mức vốn pháp định tối thiểu là 20 tỷ đồng, đồng thời tiếp thu ý kiến đại biểu giao Chính phủ quy định cụ thể cho phù hợp với từng loại hình kinh doanh bất động sản và từng thời kỳ”, ông Lý nói.
Thâu tóm dự án để rồi…mắc kẹt () Một số doanh nghiệp bất động sản dư tiền đã tận dụng lúc thị trường bất động sản gặp khó để mua dự án, nhưng lại bế tắc với những bước đi tiếp theo. |
Công ty TNHH Quản lý BĐS Thế Kỷ cũng là nạn nhân? Là đơn vị môi giới có tham gia góp vốn đầu tư, Công ty TNHH Quản lý Bất động sản Thế Kỷ đang mắc kẹt giữa khách mua nhà và chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Kiến trúc đô thị Nam Thăng Long. |
Hà Quang
(责任编辑:Thể thao)
- ·Kết hôn rồi anh vẫn chu cấp tiền cho bạn gái cũ
- ·Chuyển đổi số là lĩnh vực được tập trung trong hợp tác CNTT Việt Nam
- ·Tương lai bán dẫn Trung Quốc thêm bất ổn trước ‘cơn bão’ cấm vận sắp tới
- ·‘5G sẽ giúp tăng đầu tư công nghệ cao vào Hải Phòng’
- ·Trao hơn 371 triệu đồng cứu bé Trần Văn Đạt
- ·Sẽ lập đội chuyên trách ngăn chặn vi phạm bản quyền trên môi trường số
- ·CMC Cloud đồng hành DotB bứt phá công nghệ giáo dục
- ·40.000 suất học bổng mới Chương trình phát triển nhân tài số
- ·'Con muốn về nhà để bố mẹ khỏi tốn tiền'
- ·Huawei muốn xuất xưởng 70 triệu smartphone vào năm sau
- ·Vừa mổ tim, bé gái phát hiện mắc ung thư xương
- ·Hơn 82% doanh nghiệp khảo sát dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh
- ·Wilmar chọn ‘Cloud nội’ làm nền tảng đẩy mạnh công nghệ sản xuất
- ·Bộ TT&TT siết SIM rác: Đại lý 'bắt tay' nhân viên nhà mạng lách luật?
- ·Con của tôi nhưng lại do chị gái khai sinh mẹ đẻ
- ·Buộc dừng sự kiện có sự xuất hiện của sàn forex exness tại TP.HCM
- ·Chuyển đổi số giúp Long An ‘nhảy vọt’ trong cải cách hành chính
- ·Bảo đảm cho hàng hóa xuất khẩu, cần tăng tính kỷ luật trong đánh giá sự phù hợp
- ·Ngôi nhà mơ ước
- ·Vai trò của 5G trong thúc đẩy tự động hóa nông nghiệp chính xác