【kqbd wolverhampton】Luật Giá (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 1/1/2024
Dự thảo Luật Giá (sửa đổi): Cần thiết duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu Dự án Luật Giá (sửa đổi): Tiếp tục rà soát các trường hợp,ậtGiásửađổiđượcQuốchộithôngquacóhiệulựctừkqbd wolverhampton biện pháp bình ổn giá Luật Giá (sửa đổi): Đã gỡ các khúc mắc trong thẩm định giá |
Chiều 19/6, sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Giá (sửa đổi) với đa số đại biểu tán thành.
Bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá
Luật Giá (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý được Quốc hội thông qua gồm 8 Chương, 75 Điều quy định về quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng trong lĩnh vực giá; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá; hoạt động quản lý, điều tiết giá của nhà nước; tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường, cơ sở dữ liệu về giá; thẩm định giá; thanh tra chuyên ngành về giá, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá; điều khoản thi hành…
Luật Giá (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5 có nhiều điểm mới nhằm khắc phục một số hạn chế bất cập của luật hiện hành. Theo đó, Luật quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân, người tiêu dùng trong lĩnh vực giá, thẩm định giá; hoạt động quản lý, điều tiết giá của Nhà nước; tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường; cơ sở dữ liệu về giá; thẩm định giá; thanh tra chuyên ngành về giá, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá.
Các đại biểu biểu quyết thông qua Luật Giá (sửa đổi) chiều 19/6. |
Luật bổ sung quy định về chứng thư thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá phát hành sau khi kết thúc hoạt động thẩm định giá để thông báo cho khách hàng, các tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có) được ghi trong hợp đồng thẩm định giá về giá trị tài sản thẩm định giá và những nội dung chính của báo cáo thẩm định giá.
Điều 60. Hội đồng thẩm định giá 1. Hội đồng thẩm định giá phải có tối thiểu 03 thành viên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý, sử dụng của người thành lập hội đồng thẩm định giá, bao gồm Chủ tịch hội đồng thẩm định giá. Trường hợp cần thiết có thể thuê người có chứng nhận chuyên môn quy định tại khoản 2 Điều này làm thành viên hội đồng thẩm định giá. 2. Hội đồng thẩm định giá phải có ít nhất 50% thành viên bao gồm Chủ tịch hội đồng thẩm định giá có ít nhất một trong các chứng nhận chuyên môn sau đây: a) Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên về chuyên ngành giá, thẩm định giá; b) Thẻ thẩm định viên về giá; c) Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ về thẩm định giá; d) Chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước. |
Luật Giá (sửa đổi) cũng sửa đổi, bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá, như: Loan tin, đưa tin không đúng sự thật, không chính xác về tình hình kinh tế - xã hội gây nhiễu loạn thông tin thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ; Lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh để tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với biến động của giá thành toàn bộ so với điều kiện bình thường nhằm trục lợi; ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá không đúng với lĩnh vực chuyên môn, thông báo của cơ quan nhà nước về lĩnh vực được phép hành nghề của doanh nghiệp thẩm định giá; ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá khi không duy trì các điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá quy định…
Luật Giá (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, trừ quy định tại khoản 2, Điều 60, liên quan đến Hội đồng thẩm định giá sẽ có hiệu lực từ 1/1/2026.
Không đưa mặt hàng "thịt lợn", "sữa cho người cao tuổi" vào danh mục bình ổn giá
Trước đó, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết đa số ý kiến tán thành với đề nghị của Chính phủ là Nhà nước định giá tối đa (giá trần) với giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa để đảm bảo lợi ích nhân dân. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị nên bỏ quy định về khung giá.
Giải trình nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nhận thấy, hiện nay thị trường hàng không còn mang tính cạnh tranh hạn chế; việc thúc đẩy các loại hình vận tải phát triển đồng bộ, hiện đại còn phải phấn đấu, đặc biệt là khi đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao chưa được triển khai, vận hành; chưa đánh giá được tác động và hệ quả của việc bỏ quy định về giá trần.
Như vậy, để một mặt đảm bảo quyền chủ động của các hãng hàng không, song mặt khác vẫn bảo vệ quyền lợi của người dân thì Nhà nước vẫn cần giữ quy định giá trần đối với dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa với tính chất là công cụ quản lý nhà nước về giá nhằm bảo đảm trách nhiệm của Nhà nước trong ổn định thị trường, giữ được cạnh tranh lành mạnh.
Trên cơ sở căn cứ bối cảnh thực tế, nghiên cứu thận trọng các luồng ý kiến khác nhau, tại thời điểm hiện nay, UBTVQH xin Quốc hội cho phép quy định giá trần đối với dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường hàng không nội địa.
Các đại biểu Quốc hội trong phiên họp chiều 19/6 |
Liên quan đến danh mục hàng hóa bình ổn giá, một số ý kiến đề nghị không đưa mặt hàng “sữa dành cho người cao tuổi” và “thịt lợn”vào danh mục, trong khi một số ý kiến đề nghị nên bổ sung các mặt hàng này vào trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá.
Theo UBTVQH, hiện nay mặt hàng “sữa dành cho người cao tuổi” có tính chất như một thực phẩm chức năng và xét về mức độ biến động giá, phạm vi ảnh hưởng, tác động thì mặt hàng sữa đối với người cao tuổi không lớn so với mặt hàng sữa dành cho trẻ em.
Đối với mặt hàng “thịt lợn”, đây đúng là mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cơ bản lớn trong đời sống của người dân. Tuy nhiên, UBTVQH nhận thấy hiện nay, tỷ lệ sử dụng thịt lợn trong cơ cấu bữa ăn của các gia đình có xu hướng giảm trong thời gian gần đầy, chỉ ở mức 40 - 45% so với mức 65 - 70% như trước đây.
Việc áp dụng bình ổn giá đồng nghĩa với việc phải kê khai giá và khó khả thi khi có rất nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh; giá biến động từng ngày đối với mặt hàng này nên các cá nhân kinh doanh cơ bản sẽ khó thực hiện quy định kê khai giá như Dự thảo Luật quy định. Theo quy định hiện hành, mặt hàng “thịt lợn” không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá và thực tế diễn biến thị trường trong thời gian qua cũng không đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đưa vào thực hiện bình ổn giá.
Do vậy, tại thời điểm hiện nay, UBTVQH xin Quốc hội cho phép không quy định các mặt hàng này tại Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá./.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Chương trình hỗ trợ y tế đặc biệt bảo vệ khách hàng trước virus corona
- ·Những cách lái xe khoa học để ô tô 'thọ lâu' ít tài xế biết
- ·'Chúa đảo' Tuần Châu tặng 3 triệu chiếc khẩu trang vải kháng khuẩn cho người dân
- ·Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- ·MacBook Pro 13 inch 2019 dính sự cố sập nguồn
- ·Có thể mất mạng nếu bỏ qua dấu hiệu túi khí 'dở chứng'
- ·12.000 xe của Fiat Chrysler Automobiles bị triệu hồi do lỗi linh kiện
- ·Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- ·Gần 38.000 xe BMW X6 bị triệu hồi do lỗi hệ thống neo ghế trẻ em
- ·Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
- ·Tai nghe thông minh có thể giúp người đi bộ tránh bị tai nạn giao thông
- ·Honda phát lệnh thu hồi 23.476 xe ô tô để thay thế cụm bơm túi khí Takata
- ·Nhập lậu lượng lớn sạc điện thoại, vỏ điện thoại bị thu giữ
- ·iPhone 7 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 7/9
- ·Những quy định mới từ 2020 sẽ áp dụng tài xế lái xe ô tô nhất định phải biết
- ·Gặp sự cố cửa bung khi di chuyển, Volvo triệu hồi hàng trăm nghìn xe
- ·Những bộ phận cần phải bảo dưỡng ô tô theo mùa tránh bị 'móc ví' vì hư hỏng
- ·Ngành nước tại Việt Nam gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu
- ·Toyota Camry 2019 bị triệu hồi do lỗi dây đai an toàn