【daejeon vs】Sai phạm trên thị trường vốn chỉ là thiểu số, việc xử lý là cần thiết
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Động thái quyết liệt của cơ quan quản lý là cần thiết Thanh lọc sai phạm là điều tích cực cho thị trường chứng khoán trong trung,ạmtrênthịtrườngvốnchỉlàthiểusốviệcxửlýlàcầnthiếdaejeon vs dài hạn |
Chiều 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Thị trường vốn phát triển nhanh cả về chiều rộng và chiều sâu
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ sau hơn 35 năm thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa và hội nhập của Đảng, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”. Trong sự đóng góp chung đó, có sự đóng góp quan trọng của thị trường vốn - kênh dẫn vốn trung và dài hạn; cùng thị trường tiền tệ - kênh dẫn vốn ngắn hạn để cấu thành nên thị trường tài chính – đóng vai trò rất quan trọng, là huyết mạch của nền kinh tế.
Thời gian qua, thị trường vốn của Việt Nam phát triển nhanh cả về chiều rộng và chiều sâu; quy mô, sản phẩm, thanh khoản tăng mạnh, góp phần huy động được nguồn lực tài chính rất quan trọng cho nền kinh tế, hỗ trợ và bổ sung cho kênh cung ứng vốn truyền thống là tín dụng ngân hàng. Thị trường vốn đã hình thành và vận hành đầy đủ các cấu phần bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh. Quy mô tăng trưởng bình quân 28,5%/năm giai đoạn 2016-2021; năm 2021 đạt 134,5% GDP, gấp 3,5 lần năm 2015. Giá trị giao dịch hàng ngày tăng mạnh, bình quân từ đầu năm đến nay đạt 30,8 nghìn tỷ đồng, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2021. Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới vượt trước 3 năm so mục tiêu đề ra.
Bên cạnh những tích cực, Thủ tướng cũng chỉ ra thị trường vốn còn những hạn chế, bất cập về cấu trúc thị trường, hạ tầng, công nghệ, nguồn nhân lực, hệ thống thông tin thị trường... Cá biệt có một số tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng, bị xử lý như vừa qua. Từ tình hình thực tiễn, Thủ tướng khẳng định những sai phạm chỉ là thiểu số. Việc xử lý là cần thiết, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đại đa số các nhà đầu tư, doanh nghiệp chân chính, hoạt động lành mạnh, tuân thủ nghiêm pháp luật. Đây cũng là bước đi cần thiết làm trong sạch thị trường, để thị trường tốt hơn, lành mạnh hơn, an toàn, bền vững hơn.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc tại hội nghị. |
Về vấn đề này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, không chỉ thời gian gần đây mà từ nửa cuối năm 2021. Trong đó, Thủ tướng nêu rõ những quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, nhất quán là:
Thứ nhất, khuyến khích, tạo mọi thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia thị trường, hoạt động chân chính, lành mạnh, hiệu quả, tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Thứ hai, kiên quyết xử lý những cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm quy định, lợi ích nhóm, trục lợi bất hợp pháp để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, doanh nghiệp chân chính, tôn trọng và tuân thủ nghiêm pháp luật.
Thứ ba, thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ổn định và phát triển thị trường công khai, minh bạch, an toàn, lành mạnh, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân.
Việt Nam có thể trở thành một thị trường mới nổi thành công trên thế giới
Thông điệp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được nhấn mạnh là làm trong sạch, lành mạnh thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng nhà đầu tư, doanh nghiệp, đưa thị trường vào quỹ đạo phát triển hiệu quả, bền vững.
“Chúng ta hoàn toàn không chủ quan, mà có căn cứ vững chắc, tin tưởng vào sự phát triển của thị trường, xuất phát từ thực tiễn tình hình, triển vọng phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng như quan điểm mà nhiều tổ chức tài chính, tiền tệ, chuyên gia quốc tế, trong nước có uy tín đều khẳng định: thị trường vốn, thị trường chứng khoán Việt Nam có những yếu tố nền tảng vững chắc từ tiềm lực, triển vọng của nền kinh tế, sự năng động, hiệu quả của khu vực sản xuất kinh doanh và có sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, chúng ta có thể vươn lên trở thành một trong những thị trường mới nổi thành công của khu vực và thế giới”, Thủ tướng nêu rõ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện cùng các đại biểu tham dự Hội nghị |
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung làm rõ một số vấn đề trọng tâm. Đó là, đánh giá thực trạng tình hình và xu thế vận động, phát triển của thị trường. Những vấn đề chính sách chủ yếu đặt ra là gì? Các giải pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn ? Vĩ mô cần làm gì? Thể chế cần làm gì? Hạ tầng, công nghệ, đào tạo cần làm gì? Công tác quản lý nhà nước cần phải thực hiện như thế nào để tốt hơn ? Cần có biện pháp gì để kiểm soát hoạt động của công ty chứng khoán để bảo đảm tính minh bạch, bảo đảm cho các nhà đầu tư chân chính. Để thực hiện phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả và bền vững, các giải pháp tổng thể là gì ? Có biện pháp cụ thể, có biện pháp tình thế, có biện pháp tổng thể, có biện pháp lâu dài, biện pháp chiến lược.
Về cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát thị trường, cần trả lời những câu hỏi: Tại sao vẫn còn xảy ra các trường hợp thao túng thị trường chứng khoán, vi phạm quy định pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp? Phải chăng do công tác kiểm tra, giám sát còn yếu, chưa nghiêm hay sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn chưa chặt chẽ? Hay do hành vi vi phạm, hay cố tình vi phạm, hay quá tinh vi, phức tạp khó phát hiện? Giải pháp cụ thể nào và thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào để làm cho thị trường phát triển bền vững, lành mạnh, hiệu quả?
Về thông tin thị trường, tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình. Vì sao các chủ thể tham gia thị trường vẫn chưa tuân thủ tốt các quy định về công bố, bảo đảm tính chính xác của thông tin? Trách nhiệm của cơ quan quản lý, kiểm tra, giám sát, kiểm toán ở đâu? Nguyên nhân và giải pháp cụ thể là gì để khắc phục sớm được tình trạng này?
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu qua Shopee, Lazada, Tiki, TikTok…
- ·Tuyên bố chung Việt Nam
- ·Quản lý cho vay lại đối với chính quyền địa phương
- ·4 tháng cuối năm, xuất khẩu dệt may dự kiến đạt 3,1
- ·Giúp hàng xóm lợp nhà, thanh niên trẻ bị bỏng nặng
- ·Hỗ trợ gạo cho đồng bào chăm sóc, bảo vệ rừng
- ·Một số trường hợp được miễn lệ phí trước bạ
- ·4 tháng cuối năm, xuất khẩu dệt may dự kiến đạt 3,1
- ·Trường Chính trị tỉnh Long An tổ chức hoạt động chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam
- ·Thúc các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
- ·Đồng phục Tiến Bảo
- ·Ngành thương mại dịch vụ Đồng Nai đạt kết quả khả quan trong 9 tháng năm 2022
- ·Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự lễ khai giảng tại trường THPT Chu Văn An
- ·Khởi tố hình sự tăng 67% song buôn lậu vẫn diễn biến phức tạp
- ·Nhẫn nhịn làm “gái” nuôi chồng
- ·Hải Dương: Kiểm soát chi ngân sách hiệu quả nhờ dịch vụ công trực tuyến
- ·Nghệ An: Thất thu lớn từ thuế thương mại điện tử
- ·Sức mạnh, dấu ấn từ khát vọng chấn hưng
- ·Năm 2023, Long An phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 8
- ·Quỹ khoa học và công nghệ quốc gia sẽ hoạt động theo cơ chế tự chủ