【bóng đá hạng 2 nhật bản】Quản lý, sử dụng tài sản công đã đi vào nề nếp hơn
Sáng 16/5,ảnlýsửdụngtàisảncôngđãđivàonềnếphơbóng đá hạng 2 nhật bản Bộ Tài chính tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Tới dự hội nghị, tại đầu cầu Hà Nội có Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà; ông Nguyễn Hữu Quang - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; đại diện lãnh đạo một số bộ, cơ quan trung ương và 12 địa phương.
Hội nghị trực tuyến có sự tham dự của lãnh đạo ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh tại đầu cầu 51 địa phương.
Một số bộ chuyên ngành chậm ban hành văn bản hướng dẫn
Báo cáo tại hội nghị, ông La Văn Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 21/6/2017 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2018). Để triển khai thi hành luật, Bộ Tài chính đã chủ trì phối hợp với các bộ, ngành trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 26 văn bản, bao gồm: 14 nghị định của Chính phủ, 1 nghị quyết của Chính phủ, 5 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 8 thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính…
Đã có 11 bộ, ngành và 62 địa phương ban hành quy định về phân cấp quản lý tài sản công; có 6 bộ, ngành và 15 địa phương ban hành quy định về phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng; 3 bộ, ngành và 5 địa phương ban hành quy định về phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức công trình sự nghiệp thuộc cơ sở hoạt động sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
Tuy nhiên, theo ông La Văn Thịnh, một số loại tài sản và lĩnh vực còn thiếu các văn bản quy định chi tiết hoặc không còn phù hợp với luật, nhưng chưa được thay thế, sửa đổi, bổ sung, như: việc quản lý, khai thác quỹ nhà, đất do công ty quản lý kinh doanh nhà quản lý, việc chuyển đổi mô hình chợ, tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ, một số loại tài sản kết cấu hạ tầng khác; tiến độ ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích trụ sở chuyên dùng, công trình sự nghiệp, máy móc, thiết bị chuyên dùng còn chậm, mới có khoảng 50% bộ, ngành, địa phương ban hành đã ảnh hưởng tới việc đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo và xử lý tài sản.
Nguyên nhân là do các bộ chuyên ngành như: Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chưa ban hành quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, nên các bộ, ngành, địa phương không có cơ sở để xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, định mức cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
Một số bộ, ngành, địa phương chưa tích cực, chủ động trong việc triển khai thực hiện luật nên đến nay vẫn chưa ban hành kịp thời các văn bản phân cấp thẩm quyền, có thể dẫn đến sai thẩm quyền khi quyết định mua sắm, thuê, sử dụng, xử lý tài sản công, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân...
Để tiếp tục triển khai luật trong thời gian tới, ông La Văn Thịnh cho biết, Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết thi hành luật. Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẩn trương ban hành văn bản quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng trong lĩnh vực quản lý.
Bộ Tài chính đề nghị bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh khẩn trương ban hành quy định về tài sản có giá trị lớn để phân định thẩm quyền phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý vào mục đích kinh doanh, cho thuê. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi khẩn trương hoàn thành việc rà soát, phân loại, xác định giá trị tài sản hiện có để thực hiện việc quản lý, sử dụng và khai thác theo quy định.
Các đại biểu tham gia tại đầu cầu Hà Nội. Ảnh: Đức Minh |
Phân cấp mạnh hơn thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà khẳng định, việc quản lý tài sản công theo luật đã được thực hiện một cách nghiêm túc và có kết quả bước đầu quan trọng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện qua phản ánh của các bộ, ngành, địa phương, cho thấy có một số vấn đề cần được tập trung trao đổi để hoàn thiện, đó là: Việc phân cấp quản lý tài sản công cần được phân cấp mạnh hơn nữa, tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương có thẩm quyền quyết định phương án xử lý, sắp xếp tài sản công của bộ, ngành, địa phương mình, kể cả việc quyết định hình thức bán đấu giá tài sản trên đất để nộp vào ngân sách nhà nước (NSNN); một số quy định (cấp nghị định), cần làm rõ hơn phạm vi điều chỉnh cũng như đối tượng áp dụng, đặc biệt là việc sắp xếp lại các cơ sở nhà, đất thuộc doanh nghiệp nhà nước 100% do nhà nước sở hữu cũng như trên 50% vốn của Nhà nước. Trong đó, có mô hình các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chuyển sang mô hình công ty mẹ, công ty con cũng cần hướng dẫn cụ thể để thực hiện.
“Việc ban hành các tiêu chuẩn, định mức tài sản chuyên dùng do trách nhiệm của một số bộ, ngành ban hành trong quá trình triển khai còn chậm. Việc sắp xếp cơ sở nhà, đất của các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thực hiện, đồng thời có biện pháp quản lý và giám sát chặt chẽ để sử dụng tài sản công đúng mục đích, có hiệu quả tài sản của Nhà nước” - Thứ trưởng Trần Xuân Hà nói.
Hội nghị là dịp để Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, các địa phương đánh giá làm rõ hơn những kết quả đã đạt được, những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ. Trên cơ sở đó, Thứ trưởng Trần Xuân Hà cho biết, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoàn thiện cơ chế chính sách, đồng thời các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện, nhằm phát huy hiệu quả việc quản lý, sử dụng tài sản công, phòng tránh các biểu hiện tiêu cực, thất thoát tài sản.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Hữu Quang đánh giá, đây là văn bản luật hết sức quan trọng, không chỉ kế thừa và giải quyết các tồn tại của Luật Quản lý tài sản nhà nước 2008, mà còn luật hóa các nội dung mới trong Hiến pháp 2013. Lần đầu tiên khái niệm tài sản công được luật hóa một cách đầy đủ vào một văn bản pháp luật.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công không chỉ gói gọn các loại tài sản do cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập hay đơn vị lực lượng vũ trang quản lý mà còn bao gồm tài sản kết cấu hạ tầng, các tài sản xác lập quyền sở hữu, các loại tài sản tại doanh nghiệp, các loại tài nguyên, khoáng sản hay các loại tài sản phi vật chất và quyền tài sản như quy định của Bộ luật Dân sự.
Theo ông Nguyễn Hữu Quang, quy định như trên tại luật đã đảm bảo tất cả các loại tài sản công đều phải được quản lý chặt chẽ, hiệu quả bằng pháp luật. Việc phân loại rõ ràng tài sản công theo các nhóm quy định trong luật còn đảm bảo việc sử dụng, quản lý tài sản theo các nguyên tắc định sẵn, từ đó, tài sản được sử dụng một cách hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch; ngăn chặn, đẩy lùi thất thoát, lãng phí, tham nhũng và những hành vi khác xâm phạm tài sản công; khai thác hợp lý, hiệu quả nguồn lực từ tài sản công để phục vụ cho việc quản lý nhà nước và là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội.
Thay mặt Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, ông Nguyễn Hữu Quang đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ…; đánh giá cao việc Bộ Tài chính, Cục Quản lý công sản đã tổ chức hội nghị này, bởi đây là dịp để nhìn nhận lại sơ bộ những việc đã làm được, cũng như những việc cần phải triển khai trong thời gian tới.
Để đảm bảo các quy định của luật được triển khai thực hiện có hiệu quả hơn nữa trên thực tế, ông Nguyễn Hữu Quang đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền về: phân cấp thẩm quyền trong quản lý, sử dụng tài sản công; tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực quản lý, trong đó đặc biệt là tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục.
Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, sử dụng tài sản công; nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực của quản lý nhà nước về tài sản công; tăng cường phổ biến, tuyên truyền về quản lý, sử dụng tài sản công; thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định.
Ông Nguyễn Hữu Quang đề nghị Bộ Tài chính, là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài sản công, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành và địa phương triệt để thực hiện các quy định của luật để các nội dung của luật đi vào cuộc sống một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã trình bày tham luận và đưa ra các đề xuất, kiến nghị một số nội dung để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện luật./.
Minh Anh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Cười với chữ và nghĩa
- ·Từ ngày 15
- ·Tập huấn kỹ năng và phong cách ngoại giao của nhà lãnh đạo lịch thiệp
- ·Chủ tịch nước tiếp huấn luyện viên của hai đội tuyển bóng đá Việt Nam
- ·Từ rau rừng hoang đến 'mỏ vàng' trên đất Lộc Giang
- ·Tặng 40 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
- ·Thủ tướng: Xây dựng pháp luật phải huy động mọi nguồn lực
- ·4 nghệ sĩ Bạc Liêu được Chủ tịch nước trao danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú
- ·Giá xăng dầu hôm nay 31/5/2024: Lao dốc
- ·Xã Hưng Hội làm mới 2km đường nông thôn
- ·Dòng vốn FDI 'đổ bộ' Long An
- ·Dừng chương trình tín dụng với học sinh
- ·TP. Bạc Liêu: Kiểm tra thủy lợi và phát triển cây thanh nhãn
- ·Hội LHPN tỉnh: Về nguồn tại Di tích lịch sử quốc gia Nọc Nạng
- ·Tìm việc làm tại TP.HCM dễ dàng hơn nhờ Vieclam.net
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio
- ·Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng huyện Lộc Ninh
- ·Hơn 70 cán bộ được tập huấn công tác phòng, chống tệ nạn xã hội
- ·Sớm đưa kim ngạch thương mại Việt Nam
- ·Tổng kết 5 năm thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam”