【kèo fa cup】TP Hồ Chí Minh: Chú trọng kết nối logistics với 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL
Nông sản vùng ĐBSCL sẽ xuất khẩu thuận lợi nếu giao thông được kết nối thông suốt với TPHCM |
Ngày 29/11, tại Hội nghị sơ kết Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TPHCM với các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 2023 - 2024 và triển khai Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2024 - 2025, lãnh đạo 14 địa phương thống nhất tăng cường trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ; trong đó tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh của TPHCM như: công nghệ thông tin, kinh tế số, dịch vụ, xây dựng hệ thống logistics cho các địa phương.
Theo Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi, giai đoạn 2023 - 2024 đã triển khai nhiều chương trình hợp tác cấp vùng như kết nối doanh nghiệp, kết nối cung - cầu hàng hóa, xúc tiến đầu tư - thương mại, hợp tác song phương về tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Theo đó, 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL tham dự Hội nghị Kết nối cung - cầu năm 2023 với 184 doanh nghiệp đăng ký 328 gian hàng với các sản phẩm đặc trưng của địa phương; Trung tâm Xúc tiến Thương mại TPHCM đã tổ chức các sự kiện hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản của các địa phương đến người dân Thành phố và khách du lịch, kết hợp giới thiệu các hoạt động văn hóa đặc trưng, được công nhận là di sản văn hóa của các vùng miền;
Tổ chức hội thảo bàn về phát triển hạ tầng giao thông, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo,… đã hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, nâng cao đời sống người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương.
Bên cạnh những kết quả tích cực, lãnh đạo TPHCM cũng nhìn nhận, hiệu quả Thỏa thuận hợp tác mang lại chưa cao; một số nội dung, lĩnh vực mới chỉ dừng lại ở bước khởi động, nghiên cứu hoặc đề xuất.
Chẳng hạn, lĩnh vực phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số chỉ mới xây dựng được khung nền tảng (dưới hình thức trang web) về chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TPHCM với các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL.
Hay như lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông, mới tổ chức Tọa đàm về các chuyên đề kết nối giao thông liên vùng; nghiên cứu luồng tuyến nâng cao năng lực và hiệu quả khai thác tuyến giao thông đường thủy kết nối TPHCM và tỉnh Bến Tre; TPHCM với tỉnh Cà Mau,… trong khi lưu lượng giao thông từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây rất lớn, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắt giao thông, cho đến nay vẫn chưa được giải quyết một cách căn cơ.
Thỏa thuận hợp tác giữa TPHCM và 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL còn hơn 1 năm nữa. Thực hiện thành công Thỏa thuận này sẽ góp phần hết sức có ý nghĩa trong việc triển khai các Nghị quyết của Bộ Chính trị (Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh Vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30/12/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045) và là cơ sở quan trọng để tiếp tục triển khai thực hiện Thỏa thuận giai đoạn 2025 -2030.
“Việc này đòi hỏi cả hệ thống chính trị các địa phương của chúng ta cùng đồng lòng, tập trung nỗ lực cao nhất mới có thể đem lại hiệu quả cao nhất”- Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh.
Do đó, ngoài việc đánh giá những kết quả đạt được của giai đoạn 2023 - 2024; đề xuất các lĩnh vực cần tập trung hợp tác; các giải pháp triển khai để mang lại hiệu quả trong thời gian tới và lắng nghe ý kiến góp ý của cộng đồng doanh nghiệp, tại Hội nghị này lãnh đạo TPHCM và 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã phân tích, trao đổi một số nội dung nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác, liên kết.
Trong đó, thống nhất tăng cường trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh của TPHCM như: công nghệ thông tin, kinh tế số, dịch vụ, xây dựng hệ thống logistics cho các địa phương.
TPHCM giới thiệu các doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư tại các tỉnh vùng ĐBSCL, tạo động lực đồng hành của chính quyền đối với doanh nghiệp trong hợp tác song phương và đa phương với các tỉnh, thành.
Đồng thời, các địa phương trong Thỏa thuận hợp tác cũng tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp từ địa phương mình tham gia vào các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tại TPHCM.
Đối với các lĩnh vực hợp tác song phương, TPHCM tiếp tục liên kết với từng địa phương trong thúc đẩy phát triển thương mại 2 chiều; hỗ trợ các sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm OCOP của tỉnh, thành vào hệ thống phân phối của Thành phố.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Rác thải nhựa: 'Thủ phạm' gây ô nhiễm môi trường, tạo ra hiệu ứng nhà kính
- ·Hậu duệ đầu bếp vua Nguyễn kể chuyện làm mứt bánh cung đình ngày Tết
- ·Các nước G20 quyết tâm thúc đẩy tự do thương mại
- ·Thủ đô London duy trì vị trí thành phố tốt nhất thế giới
- ·Một luật sửa bốn luật: Có thể cắt giảm thời gian thủ tục hành chính trong đầu tư đến 260 ngày
- ·Xuất khẩu mực, bạch tuộc phục hồi tốt
- ·Trắc nghiệm tính cách ngày 6/6/2024: Đo lường chỉ số khôn ngoan, sắc sảo của bạn
- ·Bói bài Tarot hàng ngày: Bạn sẽ đột phá ở lĩnh vực nào trong ba tháng tới?
- ·Bộ Tài chính triển khai xây dựng Nghị định về việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu
- ·Ký ức kinh hoàng của chàng trai bị bắt cóc năm 8 tuổi
- ·Giá vàng hôm nay (29/11): Trong nước trái chiều, thế giới giảm mạnh do chịu áp lực bán
- ·Mẹ 97 tuổi tìm thấy con gái thất lạc 75 năm nhờ một video trên mạng
- ·Mâm cúng Rằm tháng Giêng 2022 đầy đủ, chi tiết nhất
- ·5 ý tưởng tuyệt vời cho phòng khách với vật liệu tái chế
- ·Bộ Nông nghiệp thành lập tổ công tác bảo đảm cung ứng nông sản cho miền Bắc
- ·Trắc nghiệm tính cách: Bạn có quyến rũ không?
- ·Bói bài Tarot ngày 20/5/2024: Tình yêu có thể thay đổi được bạn không?
- ·Bói bài Tarot ngày 22/5/2024: Ấn tượng của người ấy về bạn trong quá khứ và ở hiện tại
- ·Kiểm tra, xử lý kịp thời hành vi buôn bán kit test COVID
- ·Trắc nghiệm tính cách: Cách bạn bè nhìn nhận về bạn