会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bdkq truc tuyen hom nay】Sửa đổi các luật thuế: Đòn bẩy thúc đẩy kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển!

【bdkq truc tuyen hom nay】Sửa đổi các luật thuế: Đòn bẩy thúc đẩy kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

时间:2025-01-05 23:46:54 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:931次
Sửa đổi các luật thuế: Đòn bẩy thúc đẩy kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
Bộ Tài chính tiếp tục điều chỉnh về chính sách thuế gắn với yêu cầu phục hồi kinh tế, vì sự phát triển của người dân, doanh nghiệp. Ảnh tư liệu

Thời điểm chín muồi sửa các luật thuế

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ rất quyết tâm, quyết liệt trong triển khai xây dựng, hoàn thiện thể chế và coi đây là 1 trong 3 đột phá chiến lược. Phiên họp Chính phủ thường kỳ về xây dựng pháp luật đã trở thành phiên họp hàng tháng. Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Những rốt ráo của Chính phủ, người đứng đầu Chính phủ đã góp phần tháo gỡ khó khăn, giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.

Năm 2024, Bộ Tài chính đã hoàn thành 50 đề án nhiệm vụ

Năm 2024, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua 2 dự án Luật: 1 luật sửa 9 luật và Luật Thuế GTGT (sửa đổi); trình Quốc hội cho ý kiến dự án Luật: Thuế TTĐB (sửa đổi), Thuế TNDN (sửa đổi), hoàn thiện hồ sơ xây dựng dự án Luật Thuế TNCN (sửa đổi)... Ngoài ra, Bộ Tài chính đã hoàn thành 50 đề án nhiệm vụ được giao, trong đó có 15 đề án, nhiệm vụ được giao bổ sung trong quá trình chỉ đạo, điều hành; ban hành theo thẩm quyền 82 thông tư.

Đối với Bộ Tài chính, chưa bao giờ việc sửa đổi các chính sách thuế liên quan mật thiết đến người dân và doanh nghiệp lại nhiều như thời điểm này, như Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)... Điều này cũng có nguyên nhân khách quan khi việc sửa đổi nhiều luật đã bị trì hoãn 2 - 3 năm vừa qua.

Còn nhớ, tại tọa đàm bàn về môi trường chính sách thuế tại Việt Nam, ông Hoàng Thùy Dương - Phó Tổng Giám đốc, Trưởng bộ phận tư vấn Thuế của KPMG tại Việt Nam & Campuchia đã đánh giá, hiệu quả thu thuế của Việt Nam vẫn đạt mục tiêu, song hiện các chính sách thuế vẫn thiên về phục hồi kinh tế và tiêu dùng sau đại dịch. Ông Dương cho rằng, sau thời gian trì hoãn, đây là thời điểm chín muồi để thông qua những luật thuế quan trọng, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và phát triển bền vững.

Một trong những dự án luật được giới doanh nghiệp quan tâm đó là Luật Thuế TNDN (sửa đổi). Trong cuộc họp gần đây, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh chỉ đạo, cần tháo gỡ những vướng mắc về hoàn thuế, thu thuế, giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà, đỡ tốn kém về chi phí và thời gian cho người dân, doanh nghiệp.

Để luật không lỡ nhịp với hơi thở cuộc sống

Vẫn biết rằng, các quy định pháp luật không thể “phủ” hết được thực tiễn, nhưng để luật không lỗi nhịp so với thực tiễn thì cần nâng cao hơn nữa công tác xây dựng pháp luật.

Trong hệ thống thuế của Việt Nam, thuế TNDN, GTGT, tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đều giữ vị trí rất quan trọng. Theo đó, thuế GTGT là sắc thuế đang tạo ra số thu ngân sách nhà nước có quy mô đứng thứ nhất, tiếp đó là thuế TNDN. Do đó, sau khi Luật Thuế GTGT được thông qua, đối với các dự án luật thuế còn lại, Bộ Tài chính tiếp tục bám sát thực tiễn, cũng như các thách thức mới đang đặt ra, để sửa luật phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển mới.

Trong quá trình sửa luật, việc lấy ý kiến các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý, các đại biểu Quốc hội là hết sức cần thiết, nhằm hoàn thiện các dự án luật, để khi đưa vào cuộc sống sẽ có giá trị vận dụng cao. Do đó, đề xuất tăng hay giảm thuế cho phù hợp vẫn được đặt ra song song ở mỗi dự án luật.

Còn nhớ, tại các phiên thảo luận của Quốc hội kỳ họp vừa qua, khi cho ý kiến vào dự án Luật Thuế TNDN, Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), nhiều ý kiến đã làm “nóng” nghị trường. Đại biểu Quốc hội Đỗ Chí Nghĩa (Phú Yên), bày tỏ đồng cảm với sự khó khăn của các cơ quan báo chí trong bối cảnh hiện nay. Theo ông, cần thiết quy định mức thuế suất thuế TNDN chung cho các loại hình báo chí là 10% (thay bằng 15%), như đề xuất của cơ quan soạn thảo đối với loại hình báo in (cơ quan soạn thảo đề xuất 10%) để hỗ trợ cho các cơ quan báo chí.

Hoặc với đề xuất tăng thuế TTĐB đối với một số mặt hàng gây hại cho sức khỏe, phù hợp với thông lệ quốc tế, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ đồng tình cao với quan điểm của cơ quan soạn thảo. Tuy nhiên, có đại biểu đề nghị cần phải có lộ trình, giảm “sốc” cho doanh nghiệp. Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, phải đảm bảo sự hài hòa giữa tăng thu ngân sách, nuôi dưỡng nguồn thu, nhưng cũng cần đảm bảo nghĩa vụ, quyền lợi của các tầng lớp nhân dân. Do đó, đại biểu đề nghị với việc tăng thuế cần cân nhắc lộ trình, tránh những cú sốc đối với những đối tượng bị ảnh hưởng bởi quy định này.

Còn rất nhiều những thách thức đang đặt ra yêu cầu mới cho Việt Nam trong việc cải cách hệ thống chính sách thuế. Tuy nhiên, bám sát yêu cầu thực tiễn, Bộ Tài chính tiếp tục có các giải pháp phù hợp, điều chỉnh về chính sách thuế không chỉ trong ngắn mà cả trong dài hạn, gắn với yêu cầu phục hồi kinh tế, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, vì sự phát triển của người dân, doanh nghiệp.

Giải quyết “thực tiễn nóng bỏng”

Theo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, cần phải đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp, trong đó chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Theo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư, cần bám sát thực tiễn Việt Nam để xây dựng các quy định pháp luật phù hợp, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể.

Trước nay, Thủ tướng Chính phủ cũng hết sức quan tâm đến công tác xây dựng pháp luật, coi việc sửa luật là sửa các “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Thủ tướng từng nhấn mạnh yêu cầu khi xây dựng luật cần có công cụ xử lý linh hoạt, kịp thời các vấn đề phát sinh, mới nổi, phù hợp thực tế chuyển biến nhanh.

Đối với Bộ Tài chính, trong quá trình xây dựng pháp luật, đặc biệt là các chính sách thuế ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp luôn được Bộ đặc biệt quan tâm, triển khai khách quan, bài bản, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển mới. Chỉ đơn cử như đối với chính sách thuế TTĐB. Đành rằng mục tiêu đánh thuế là nhằm định hướng tiêu dùng, hạn chế tiêu dùng với một số mặt hàng, nhưng Bộ Tài chính luôn đánh giá đa chiều, chính sách áp dụng phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam.

Theo đó, phải hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân, nhưng đảm bảo Nhà nước không thất thu thuế; hài hòa giữa mục tiêu thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu hạn chế được mặt tiêu cực từ việc tiêu thụ các mặt hàng này, bảo vệ sức khỏe người dân… Về cơ bản, các chính sách thuế sẽ có lộ trình áp dụng phù hợp.

“Thực tiễn nóng bỏng của đất nước đang đặt ra những vấn đề cấp cách cần giải quyết. Nhân dân đang mong chờ và kỳ vọng vào những quyết sách của Đảng, Nhà nước và Quốc hội”, những chỉ đạo của Tổng Bí thư là kim chỉ nam trong định hướng để Quốc hội, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện tốt hơn công tác xây dựng pháp luật, nhất là các chính sách thuế có liên quan mật thiết đến người dân và doanh nghiệp.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Ô tô khách lao vào xe tải sau tai nạn liên hoàn ở Đà Nẵng
  • Nền tảng quản trị Make in Vietnam góp phần chuyển đổi số ngành tài chính
  • Xem trực tiếp World Cup 2022 Ả Rập Xê Út vs Mexico VTV2
  • Bệnh viện Bãi Cháy triển khai quét mã QR động trong thanh toán viện phí
  • Văn phòng Chính phủ tiên phong trong gửi nhận văn bản điện tử
  • Thưởng thức những giàn âm thanh tiền tỷ tại TP.HCM
  • Công bố giải vô địch VEX IQ Robotics toàn quốc năm 2023
  • Căng thẳng leo thang, giám đốc điều hành cấp cao Xiaomi từ chức
推荐内容
  • Affirming Việt Nam’s standing in the flow of the era
  • Xem trực tiếp World Cup 2022 Brazil vs Thụy Sỹ VTV2
  • Xem trực tiếp World Cup 2022 Ba Lan vs Ả Rập Xê Út VTV2
  • Nhiều cơ hội hợp tác mới giữa Bưu chính Việt Nam
  • Sự bùng nổ đáng sợ của ứng dụng di động WeChat
  • Công nghệ giọng nói đang tạo ra dấu ấn mới trong kỷ nguyên AI tại Việt Nam