会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bdkq c3】Ngược đời chuyện giải ngân không được, xin trả lại vốn!

【bdkq c3】Ngược đời chuyện giải ngân không được, xin trả lại vốn

时间:2024-12-24 00:07:10 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:193次
Giải phóng mặt bằng được xem là một trong những khâu ảnh hưởng nhiều đến việc giải ngân vốn đầu tưcông. Ảnh: Đ.T

Chuyện ngược đời: xin trả lại vốn

Hàng loạt đề xuất xin trả lại vốn đầu tư công kế hoạch 2022 đã được các bộ,ượcđờichuyệngiảingânkhôngđượcxintrảlạivốbdkq c3 ngành, địa phương gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian qua, vì không có khả năng giải ngân. Chẳng hạn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xin trả lại 173,155 tỷ đồng, tương đương 26% kế hoạch được giao; Ủy ban Dân tộc đề nghị trả lại 52,7 tỷ đồng, tương đương 97,6% kế hoạch được giao; TP. Hà Nội đề nghị điều chỉnh giảm kế hoạch vốn 2.217,888 tỷ đồng…

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay, Bộ đã nhận được đề xuất của 22 bộ, cơ quan trung ương và 37 địa phương xin điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022, với tổng số vốn là 18.378,9 tỷ đồng. Trong đó, vốn trong nước 6.494,5 tỷ đồng, vốn nước ngoài 11.884,4 tỷ đồng.

“Nguyên nhân khiến các bộ, ngành, địa phương xin trả lại vốn kế hoạch là do vướng mắc giải phóng mặt bằng, quy hoạch, chưa hoàn thiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án… nên không có khả năng giải ngân”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây đã báo cáo Chính phủ như vậy.

Báo cáo giải trình trước ý kiến của các đại biểu Quốc hội về việc một số bộ, ngành, địa phương xin giảm, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2022, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, từ năm 2020 đến nay, đã xuất hiện tình trạng một số bộ, ngành, địa phương có văn bản đề nghị trả lại kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương, nhất là vốn ODA, do không giải ngân được và xu hướng ngày càng gia tăng.

Thẩm định báo cáo về tình hình giải ngân vốn đầu tư công, Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội cũng rất sốt ruột trước tình trạng này và đề nghị Chính phủ làm rõ. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường, thì có chuyện ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công chưa nghiêm.

“Công tác chuẩn bị dự án còn kém chất lượng, phê duyệt dự án chưa bảo đảm quy định. Một số dự án chuẩn bị đầu tư và phê duyệt mang tính hình thức để được ghi kế hoạch vốn, nhất là các dự án sử dụng vốn ODA, dẫn đến kết quả giải ngân thấp”, ông Nguyễn Phú Cường nói.

Đây cũng là thực tế đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhiều lần nhấn mạnh. Ghi vốn, phân bổ vốn nhưng giải ngân không được, nên xin trả lại vốn.

Việc xin trả lại vốn, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã cho thấy những “nút thắt” trong hoạt động đầu tư công chưa được giải quyết hiệu quả, gây ra nhiều hệ lụy và tạo áp lực bố trí kế hoạch vốn cho các năm sau.

Cần có chế tài nếu xin trả lại vốn

Trên thực tế, quy định hiện hành không có khái niệm “trả lại” kế hoạch vốn. Thực chất, đây là quy trình điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công hằng năm theo quy định của Luật Đầu tư công. Để thực hiện được việc điều chỉnh kế hoạch vốn thì phải đáp ứng điều kiện có nơi tăng - có nơi giảm để không làm thay đổi tổng mức vốn kế hoạch hằng năm đã được Quốc hội thông qua.

Việc các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đề xuất trả lại kế hoạch là không thực hiện nghiêm chỉ tiêu pháp lệnh của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, cũng như có thể làm ảnh hưởng đến mục tiêu của Kế hoạch 5 năm, Chiến lược 10 năm được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thông qua.

Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Các hãng ô tô tại Việt Nam bắt đầu “dính đòn” sụt giảm doanh thu vì Covi
  • Tiếp sức cho hộ thoát nghèo, cận nghèo
  • Thành công vượt bậc của xuất khẩu tôm trong năm 2013
  • Hết 2019, ít nhất 80% thủ tục xuất nhập khẩu qua cơ chế một cửa
  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Khu CNC Hòa Lạc đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất
  • 134 trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp
  • Nhân rộng 5 giống điều đầu dòng địa phương
  • Khẳng định vai trò của cơ quan dân cử