会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi kèo leed】Việt Nam cam kết mạnh mẽ tiếp tục tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư!

【soi kèo leed】Việt Nam cam kết mạnh mẽ tiếp tục tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư

时间:2024-12-26 04:40:52 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:604次

bộ trưởng đinh tiến dũng - nikkei

Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam,ệtNamcamkếtmạnhmẽtiếptụctạothuậnlợinhấtchonhàđầutưsoi kèo leed ông Đinh Tiến Dũng trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Nikkei.

PV: Xin Bộ trưởng cho biết các doanh nghiệp Nhật Bản có thể kỳ vọng gì về cơ hội kinh doanh thông qua hoạt động đầu tư vào Việt Nam?

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng:Theo Ngân hàng Thế giới (WB), xếp hạng chỉ số môi trường kinh doanh năm 2016-2017 của Việt Nam tăng 9 bậc (từ 91/189 lên 82/190 quốc gia). Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF xếp hạng sức cạnh tranh quốc gia của Việt Nam năm 2017 là 60/138 quốc gia. Giữa tháng 5/2017, Tổ chức Đánh giá tín nhiệm Mody’s đã nâng mức tín nhiệm của Việt Nam từ “ổn định” lên mức “tích cực”. Việt Nam luôn có sự ổn định về chính trị, xã hội và kinh tế vĩ mô; thể chế luật pháp và sự minh bạch của Việt Nam không ngừng được cải thiện, từng bước phù hợp với các cam kết và chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp yên tâm hoạt động lâu dài và phát triển.

Chính phủ Việt Nam cam kết tạo lập môi trường kinh doanh tốt nhất hướng đến các chuẩn mực môi trường kinh doanh của các nước OECD, giảm bất trắc về môi trường vĩ mô và chính sách, tăng khả năng đoán định, thực hành minh bạch và trách nhiệm giải trình với cộng đồng kinh doanh. Tiếp tục xây dựng, kiến tạo các yếu tố để tạo lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế (như cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống tài chính, cải cách giáo dục, cải thiện chất lượng đào tạo nhân lực). Cam kết cải cách thể chế theo hướng cởi mở và thân thiện để trao cơ hội tham gia và đóng góp của mọi thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân, vào tăng trưởng kinh tế.

Với môi trường kinh doanh thuận lợi, Chính phủ Việt Nam kỳ vọng các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào Việt Nam trong các lĩnh vực: phát triển kết cấu hạ tầng trọng điểm quốc gia, dự án PPP; môi trường; năng lượng, năng lượng tái tạo; công nghiệp chế tạo; nông nghiệp chất lượng cao - hiệu quả; tài chính và ngân hàng; và tham gia cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Đối với việc tham gia cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chúng tôi khuyến khích hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) gắn với cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước lớn trong các lĩnh vực, như: vận tải, hạ tầng, lương thực, thực phẩm, nông nghiệp, viễn thông, thương mại, dịch vụ, du lịch, xây dựng... Đây là cơ hội lớn để các nhà đầu tư, doanh nghiệp Nhật Bản trở thành đối tác chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển.

Đặc biệt, chúng tôi khuyến khích nhà đầu tư Nhật Bản tích cực tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Với các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và nhiều chính sách phát triển thị trường, thị trường chứng khoán Việt Nam 6 tháng đầu năm 2017 phát triển mạnh mẽ. Chỉ số VN Index đạt đỉnh cao mới trong 9 năm qua. TTCK tiếp tục là điểm đến hấp dẫn thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài với nhà đầu tư nước ngoài mua ròng nhiều nhất trong 6 năm qua. Tính từ đầu năm đến hết tháng 6/2017, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 9.300 tỷ đồng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và mua ròng 14.400 tỷ đồng trái phiếu.

xúc tiến đầu tư tài chính
Đông đảo doanh nghiệp của Nhật Bản tới tham dự Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Tài chính do Bộ Tài chính Việt Nam tổ chức.

PV: Xin Bộ trưởng cho biết quy định đối với các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hiện nay và dự kiến nới lỏng các quy định trong tương lai?

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng:Năm 2014, kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII đã thông qua rất nhiều đạo luật quan trọng, trong đó có Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Đầu tư (sửa đổi), tạo ra sự thông thoáng, minh bạch trong đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho hội nhập quốc tế, được cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đồng tình, đánh giá cao. Trong đó, Luật Đầu tư 2014 đã cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, đơn giản và bảo đảm hiệu quả. Một số nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng gồm:

Một là,Luật đã đơn giản hóa hồ sơ, trình tự, thủ tục và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài với thời hạn tối đa 15 ngày thay cho 45 ngày như trước đây.

Hai là,cải cách quy trình thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài theo hướng bãi bỏ yêu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để tách bạch hoạt động đầu tư theo dự án với hoạt động đăng ký kinh doanh.

Ba là,Luật cũng đã làm rõ địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để làm cơ sở áp dụng thống nhất điều kiện và thủ tục đầu tư đối với các doanh nghiệp này theo hướng chỉ các doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 51% hoặc doanh nghiệp có các doanh nghiệp nêu trên nắm giữ trên 51% mới phải áp dụng điều kiện và thủ tục như nhà đầu tư nước ngoài. Những trường hợp còn lại, doanh nghiệp áp dụng điều kiện và thủ tục đầu tư như nhà đầu tư trong nước.

Bốn là,Luật cũng đã phân định rõ phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư và Luật Chứng khoán trong hoạt động mua cổ phần, quy định chi tiết các hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài và làm rõ điều kiện phải tuân thủ của nhà đầu tư nước ngoài.

Với hệ thống pháp lý đồng bộ trong lĩnh vực chứng khoán, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành triển khai hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, thu hút mở rộng các định chế đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường vốn; cụ thể như sau:

Ban hành Nghị định số 60/2015/NĐ-CP theo hướng gỡ bỏ giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện cho phép nhà đầu tư được đầu tư không hạn chế vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp.

Sửa đổi các quy định hiện hành nhằm đơn giản hóa thủ tục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam.

Ban hành Thông tư 155/2015/TT-BTC về hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK nhằm khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết công bố thông tin bằng tiếng Anh và yêu cầu các Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK), Trung tâm Lưu ký chứng khoán (TTLKCK) thực hiện công bố thông tin bằng tiếng Anh để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Hoàn thiện khung khổ pháp lý quy định về các định chế đầu tư chuyên nghiệp trên TTCK theo thông lệ quốc tế như: quỹ đóng, quỹ mở, quỹ thành viên, công ty đầu tư chứng khoán (quỹ dạng pháp nhân), quỹ đầu tư bất động sản và quỹ hoán đổi danh mục (ETF) được hình thành và hoạt động trên TTCK.

Nhằm cung cấp công cụ phòng ngừa rủi ro và kênh đầu tư mới hấp dẫn cho nhà đầu tư, khung pháp lý cho TTCK phái sinh đã được ban hành đầy đủ (Nghị định 42/2015/NĐ-CP, Thông tư 11/2016/TT-BTC). Ngày 10/8/2017, TTCK phái sinh đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động.

PV: Xin Bộ trưởng cho biết Việt Nam có các chính sách cụ thể nào để khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư?

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh, minh bạch và đơn giản hóa thủ tục hành chính phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế. Qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thu hút hiệu quả hơn mọi nguồn lực, mọi ý tưởng sáng tạo góp phần phát triển kinh tế.

Sau gần 45 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, có thể nói quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản chúng ta đã phát triển mạnh mẽ và đang ở vào giai đoạn tốt nhất trong lịch sử. Nhật Bản là quốc gia viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam, là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai, và là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Là nước đi đầu trong lĩnh vực khoa học – công nghệ, đầu tư tài chính và nhiều lĩnh vực khác, Nhật Bản trở thành đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. Doanh nghiệp Nhật Bản tin tưởng đầu tư vào Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển dần động lực tăng trưởng kinh tế sang các ngành có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ tiên tiến và lao động chất lượng cao.

Nhằm tăng cường mối quan hệ gắn bó bền chặt, Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Gần đây nhất là chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản vào tháng 1 và chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Nhật Bản trong tháng 6/2017. Việt Nam cam kết mạnh mẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng nhất quán, công khai minh bạch, có tính dự báo, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư.

Trên thị trường tài chính hiện nay, đã có các tập đoàn tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán Nhật Bản tham gia đầu tư tại Việt Nam, tuy nhiên vẫn chưa xứng với tiềm năng phát triển. Để khuyến khích hơn nữa sự tham gia của các nhà đầu tư Nhật Bản, trong thời gian tới, bên cạnh các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phù hợp, các giải pháp sẽ được tập trung nghiên cứu và triển khai trong thời gian tới bao gồm:

Tiếp tục tháo gỡ các rào cản, tăng cường cải cách trong cơ chế cổ phần hóa, bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các DNNN.

Tiếp tục đẩy nhanh việc niêm yết các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa có quy mô lớn trên TTCK và giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước để tăng hàng hóa có chất lượng cho TTCK, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.

Hiện đại hóa công nghệ thông tin về hệ thống đấu thầu, đăng ký, lưu ký và niêm yết trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo hướng giảm thiểu thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian từ khâu phát hành đến niêm yết trái phiếu từ T+2 vào năm 2016 xuống còn T+1 vào năm 2025 nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu.

Cải cách thủ tục hành chính đối với nhà đầu tư nước ngoài: Giảm thiểu thủ tục hành chính cho nhà đầu tư nước ngoài khi cấp mã số giao dịch và triển khai cấp mã số giao dịch trực tuyến cho nhà đầu tư nước ngoài. Tăng cường trao đổi, đối thoại trực tiếp với nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường vốn.

Đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường chứng khoán nhằm đảm bảo nhà đầu tư nước ngoài có nhiều cơ hội đầu tư, nhiều sản phẩm đầu tư phù hợp với nhu cầu và thời hạn đầu tư.

Xây dựng cơ chế và lộ trình thực hiện quản trị rủi ro cho các công ty niêm yết. Tiếp tục tăng cường tính minh bạch, hoàn thiện hệ thống công bố thông tin.

Tiếp tục thực hiện giải pháp nhằm nâng hạng nền kinh tế, thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu Việt Nam từ nhóm các thị trường chứng khoán cận biên lên nhóm các thị trường chứng khoán đang phát triển trên bảng MSCI, nâng cao vị thế của thị trường Việt Nam.

PV: Xin Bộ trưởng cho biết việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam sẽ được thực hiện như thế nào?

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Trong thời gian qua các cơ chế chính sách về quản lý tài chính doanh nghiệp và sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được ban hành đầy đủ, đồng bộ và được điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và tình hình thị trường, giúp doanh nghiệp triển khai kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp theo Đề án tái cơ cấu và thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành để có vốn tập trung đầu tư vào lĩnh vực, ngành kinh doanh chính, tránh đầu tư dàn trải, hạn chế thất thoát vốn và tài sản nhà nước.

Tính chung cả giai đoạn 2011 – 2015 đã có 488 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa. Tổng giá trị thực tế của 488 doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa là khoảng gần 760 nghìn tỷ đồng. Năm 2016 đã có 56 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa. Tổng giá trị thực tế của 56 doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa là khoảng 34 nghìn tỷ đồng. trong 7 tháng đầu năm 2017, đã có 26 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa. Tổng giá trị thực tế của 26 doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa là khoảng 72 nghìn tỷ đồng. Nhà nước chủ trương năm 2017 hoàn thành cổ phần hóa 44 doanh nghiệp, năm 2018 hoàn thành cổ phần hóa 64 doanh nghiệp, năm 2019 hoàn thành cổ phần hóa 18 doanh nghiệp, năm 2020 hoàn thành cổ phần hóa 1 doanh nghiệp.

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020. Trong đó, có 4 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 65%; 27 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ từ 50-65% và 106 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ dưới 50%.

Hiện nay, Bộ Tài chính Việt Nam đang xem xét để trình Chính phủ các cơ chế chính sách phục vụ quá trình cổ phần hóa, cơ cấu lại DNNN như:

Đề án sử dụng phương thức dựng sổ (bookbuilding) trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp để đưa vào dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; tăng cường rà soát xử lý kịp thời các doanh nghiệp không tuân thủ việc niêm yết/đăng ký giao dịch sau khi đã cổ phần hóa theo quy định.

Sửa đổi, bổ sung quy định về cổ phần hoá DNNN theo hướng quy định về nâng cao chất lượng và trách nhiệm của tổ chức tư vấn trong việc xác định giá trị vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp để cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước; Quy định các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa có trách nhiệm rà soát toàn bộ diện tích đất đang quản lý, sử dụng để lập và hoàn thành phê duyệt phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan trước thời điểm quyết định cổ phần hóa; thực hiện nghiêm cơ chế cho thuê đất theo Luật Đất đai năm 2013;

Bổ sung tiêu chí gắn với trách nhiệm và chế tài bảo đảm thực hiện cam kết đối với cổ đông chiến lược; các DNNN cổ phần hóa đăng ký giao dịch, đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán sau khi phát hành cổ phiếu lần đầu theo quy định của pháp luật; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán để không xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình cơ cấu lại, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống mức đủ để đổi mới quản trị doanh nghiệp một cách thực chất.

Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, quốc phòng, an ninh; bảo đảm người lao động có mức thu nhập hợp lý, doanh nghiệp có lãi, thu hút được nguồn lực của xã hội tham gia; mở rộng chế độ đặt hàng, đấu thầu sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; tách bạch giữa hoạt động sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, quốc phòng, an ninh với hoạt động sản xuất kinh doanh vì lợi nhuận của doanh nghiệp

Việc thoái vốn được điều chỉnh theo hướng quy định phương thức thoái vốn phù hợp với tình hình thị trường và thực tế hoạt động của doanh nghiệp như: đấu giá bán toàn bộ phần vốn nhà nước; bổ sung quy định việc xác định giá khởi điểm khi tổ chức bán phần vốn nhà nước theo phương thức giao dịch khớp lệnh trên sàn giao dịch chứng khoán.

PV: Xin Bộ trưởng cho biết việc sáp nhập hai Sở Giao dịch Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh dự kiến sẽ được thực hiện như thế nào?

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng:Hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam có 2 Sở GDCK là Sở GDCK Hà Nội và Sở GDCK TP.Hồ Chí Minh hoạt động dưới hình thức Công ty TNHH nhà nước một thành viên, trực thuộc Bộ Tài chính, trong đó:

Sở GDCK TP. HCM tổ chức thị trường giao dịch cho cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp niêm yết quy mô lớn, có vốn điều lệ từ 120 tỷ đồng trở lên.

Sở GDCK Hà Nội tổ chức thị trường giao dịch cho cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp niêm yết vừa và nhỏ, có vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng trở lên; thị trường giao dịch cổ phiếu của các công ty đại chúng đã đăng ký lưu ký tại TTLKCK và chưa niêm yết (Upcom); thị trường giao dịch Trái phiếu Chính phủ chuyên biệt (từ tháng 9/2009); thị trường chứng khoán phái sinh mới mở cửa cách đây vài tuần (từ ngày 10/8/2017).

Các Sở GDCK đã có sự phát triển nhanh và mạnh về quy mô số lượng doanh nghiệp trong các năm qua và đã góp phần vào nỗ lực xây dựng thành công thị trường giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, thị trường giao dịch cổ phiếu tập trung đang bị chia nhỏ và chưa có phân định rõ ràng giữa hai Sở GDCK đã tạo nên sự cạnh tranh không cần thiết. Hai Sở GDCK với 2 hệ thống giao dịch độc lập, khác nhau gây tốn kém nguồn lực xã hội như: chi phí các thành viên tham gia hệ thống của các Sở GDCK; chi phí đầu tư hệ thống, nhân sự của hai Sở GDCK. Xu hướng chung hiện nay trên thế giới là hợp nhất, sáp nhập các Sở GDCK để tăng sức mạnh cạnh tranh trên cơ sở giảm chi phí giao dịch cho nhà đầu tư, tăng quy mô để tạo hình ảnh một thị trường lớn, hấp dẫn và đa dạng sản phẩm và công cụ đầu tư.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 252/2012/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và Quyết định 1826/2012/QĐ-TTg ngày 6/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm”, trong đó sẽ tiến hành hợp nhất hai Sở GDCK hiện tại với mục tiêu thống nhất thị trường giao dịch chứng khoán; đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả, công khai, minh bạch; tăng cường công tác quản lý, giám sát, bảo vệ lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường; từng bước tiếp cận với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã xây dựng Đề án thành lập Sở GDCK Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Chính phủ.

Sở GDCK Việt Nam tổ chức điều hành 3 thị trường giao dịch chứng khoán riêng biệt, trong đó: Thị trường cổ phiếu sẽ được tổ chức giao dịch tại TP.Hồ Chí Minh; thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán phái sinh sẽ được tổ chức giao dịch tại Hà Nội. Việc hợp nhất các Sở GDCK sẽ triển khai theo 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là thành lập Sở GDCK Việt Nam trên cơ sở hợp nhất các Sở GDCK về tổ chức bộ máy, tài chính nhưng vẫn duy trì hoạt động các thị trường giao dịch chứng khoán như hiện tại. Giai đoạn tiếp theo sẽ phân định triệt để các khu vực của thị trường thông qua việc tổ chức lại các thị trường GDCK gắn liền với hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, thống nhất tiêu chuẩn công nghệ nền tảng cho hoạt động của thị trường cổ phiếu, trái phiếu, thị trường phái sinh và hoạt động thanh toán bù trừ chứng khoán của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.

PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng!

PV (lược ghi)

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Hôm nay, Bộ GT
  • Uống rượu bia rồi dắt xe máy qua chốt CSGT, có bị phạt nồng độ cồn?
  • Hai phụ nữ 'nổ' là đại gia ở Phú Yên, mượn tiền của nhiều người rồi chiếm đoạt
  • Giám đốc công ty du lịch ở Quảng Ngãi lừa đảo 2,4 tỷ đồng để mua tiền ảo
  • Tình hình Biển Đông ngày 26/9: Phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc xây đảo ở Gạc Ma
  • Đầu tư kiếm lời qua mạng, một phụ nữ ở Phú Yên bị lừa 2,4 tỷ đồng
  • Bắt giữ thiếu niên 14 tuổi cướp tài sản, hiếp dâm phụ nữ 60 tuổi
  • Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng BHXH?
推荐内容
  • Sự thật 'kinh thiên' về nhà sư chết tại phòng riêng cùng thư tay 'tuyệt mệnh'
  • Nói lời sau cùng, cựu Bí thư Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến xin lỗi Đảng và Nhân dân
  • Khách Ấn Độ vận chuyển trái phép 700 viên kim cương qua sân bay Tân Sơn Nhất
  • Thủ tục nhận tiền BHXH khi người hưởng lương hưu qua đời
  • Môi trường học đường cần được trong sáng
  • Khởi tố 20 thanh thiếu niên mang dao phóng lợn, bom xăng đi hỗn chiến