【thứ hạng của werder bremen】Kỳ họp thứ 5 sẽ họp thành 2 đợt, dự kiến bế mạc cuối tháng 6
Chia thành 2 đợt để các cơ quan hoàn thiện dự thảo luật,ỳhọpthứsẽhọpthànhđợtdựkiếnbếmạccuốitháthứ hạng của werder bremen nghị quyết
Báo cáo tại phiên họp ngày 13/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 5, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 22 ngày. Khai mạc vào ngày 22/5/2023 và dự kiến bế mạc vào ngày 23/6/2023. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội. Kỳ họp tiến hành theo 2 đợt, trong đó có bố trí Quốc hội làm việc 2 ngày thứ bảy tại đợt 1. Cụ thể, đợt 1 là 17 ngày, từ ngày 22/5 đến ngày 10/6/2023. Đợt 2 là 5 ngày, từ ngày 19/6 đến ngày 23/6/2023.
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày báo cáo. |
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, đợt 1 kết thúc ngày 10/6 để cơ bản thảo luận xong các nội dung và các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan hữu quan có thời gian cho việc tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo nghị quyết trong khoảng 1 tuần nghỉ giữa 2 đợt; đồng thời, cũng tạo điều kiện để các vị đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm giải quyết các công việc ở bộ, ngành, địa phương. Trường hợp kết thúc đợt 1 vào ngày 3/6 thì chưa thể thảo luận xong các nội dung trình Quốc hội thông qua.
Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội do hiện nay dịch bệnh đã được kiểm soát tốt, đồng thời là để bảo đảm điều kiện tiến hành các phiên họp về nhân sự, việc biểu quyết các nội dung của kỳ họp.
Về nội dung kỳ họp, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, Chính phủ tiếp tục đề nghị bổ sung một số nội dung vào dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 5. Trong đó, với 2 nội dung là “dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh” và “Việc tiếp tục phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”, UBTVQH đã xem xét, cho ý kiến tại phiên họp này và thống nhất đề nghị Chính phủ hoàn thiện hồ sơ tài liệu để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5. Do đó, Tổng Thư ký Quốc hội đã bố trí vào dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp.
Với 2 nội dung khác là “dự thảo nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng” và “việc điều chỉnh bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” vừa được UBTVQH cho ý kiến sáng 13/5, hiện nay đã được bố trí trong dự kiến chương trình kỳ họp. Căn cứ kết luận của UBTVQH, Tổng Thư ký Quốc hội sẽ điều chỉnh dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp về 2 nội dung này.
3 dự án luật chờ xin ý kiến Bộ Chính trị
Chính phủ cũng đề nghị bổ sung các nội dung: Dự thảo Nghị quyết về thí điểm việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong các cơ sở, công trình đã có; dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ; tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và một số kiến nghị. Tuy nhiên, do tài liệu gửi sát phiên họp thứ 23, các cơ quan của Quốc hội chưa kịp thẩm tra, UBTVQH chưa kịp xem xét, cho ý kiến nên các nội dung này chưa được đưa vào dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 5.
Các đại biểu tham dự phiên họp. |
Đối với 3 dự án luật: Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Đường bộ, Tổng Thư ký Quốc hội cho hay, đã đủ điều kiện trình Quốc hội bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và 2024.
Hiện nay, nội dung này đang chờ xin ý kiến Bộ Chính trị. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Chính trị, UBTVQH sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định; nếu Quốc hội đồng ý bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 (tại Kỳ họp thứ 5) thì UBTVQH sẽ bổ sung vào chương trình kỳ họp trình Quốc hội biểu quyết thông qua. Do đó, trong dự kiến chương trình kỳ họp trình Quốc hội thông qua tại phiên họp trù bị chưa thể hiện 3 dự án luật này.
Báo cáo UBTVQH về công tác chuẩn bị tài liệu, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết thời gian qua, các cơ quan hữu quan đã tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ để chuẩn bị các nội dung bảo đảm yêu cầu, điều kiện đặt ra để kịp trình Quốc hội; UBTVQH đã cho ý kiến phần lớn các nội dung của kỳ họp.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, vẫn còn một số tài liệu chưa được gửi Văn phòng Quốc hội để gửi các vị đại biểu Quốc hội. Một số tài liệu kỳ họp (như các báo cáo thẩm tra, một số báo cáo của Chính phủ...) vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và chưa được gửi đến đại biểu Quốc hội. Do đó, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị UBTVQH chỉ đạo các cơ quan hữu quan khẩn trương hơn nữa để hoàn tất việc chuẩn bị các nội dung, kịp gửi tài liệu đến đại biểu Quốc hội trước khi khai mạc kỳ họp.
Sớm trình Bộ Chính trị cho ý kiến về nội dung kỳ họpSau khi cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 5, UBTVQH đã bế mạc phiên họp 23. Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, sau 4,5 ngày làm việc, UBTVQH không chỉ hoàn thành 17 nội dung dự kiến mà còn giải quyết thêm 2 nội dung bổ sung. Đến nay về cơ bản UBTVQH đã cho ý kiến các nội dung dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Bên cạnh đó, vẫn còn một số nội dung cần tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, để có thẩm tra chính thức. Ngay sau phiên họp này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội rà soát và có văn bản thông báo các việc còn chậm và nêu rõ thời hạn cuối cùng để giao việc cho các cơ quan hữu quan, cả cơ quan trình và cơ quan thẩm tra. Nguyên tắc là không xem xét, không đưa vào chương trình kỳ họp các nội dung quá thời hạn, không đủ điều kiện để bảo đảm kỷ luật thực hiện quy định của pháp luật. Chủ tịch Quốc hội cho biết do việc chậm gửi hồ sơ tài liệu nên đến nay Bộ Chính trị vẫn chưa thể cho ý kiến về nội dung của kỳ họp. Do vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị sớm hoàn thiện báo cáo của Đảng đoàn Quốc hội ngay trong ngày để trình Bộ Chính trị, đồng thời yêu cầu rút kinh nghiệm trong việc chậm gửi tài liệu này. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hiện trường vụ tường nhà đang tháo dỡ đổ sập đè 3 công nhân bị thương
- ·Chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp: Những quy định mới cần lưu ý
- ·Xuất siêu của cả nước ước đạt 10,6 tỷ USD trong 11 tháng năm 2022
- ·Điều chỉnh giá điện: Rà soát các chi phí, đảm bảo đúng quy định
- ·Xây dựng biện pháp ứng phó tại cơ sở kinh doanh dược trong giai đoạn dịch bệnh COVID
- ·Thắt chặt vấn đề an toàn thực phẩm dịp cận Tết
- ·Nhượng quyền nhà thuốc Link Pharma
- ·Tổng cục Thuế mở rộng dịch vụ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính về đất đai
- ·Zalo và hàng loạt báo điện tử bị ‘sập’ do mất điện: Điện lực đã thông báo trước
- ·Giá lương thực và xăng dầu đẩy CPI tháng 11 tăng lên
- ·Hà Nội: Cháy ở tầng 25 Tòa nhà thương mại MB Grand Tower
- ·Nhiều nghiên cứu cảnh báo những loại thực phẩm có thể làm rút ngắn tuổi thọ
- ·BHXH Việt Nam: Quyết liệt chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ
- ·Bộ Tài chính sẵn sàng phương án nhân sự để thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, an toàn
- ·Chung cư Bắc Hà Fodacon từng bị liệt vào danh sách chung cư không đảm bảo an toàn phòng cháy
- ·Giá vàng trong nước đứng yên, vàng thế giới giảm nhẹ
- ·Thử nghiệm thiết bị cảm biến bền, giá rẻ sử dụng tín hiệu vệ tinh để theo dõi mực nước
- ·Từ ngày 1/1/2023, giá gas trong nước giảm mạnh
- ·Vụ 2 hiệp sĩ bị đâm tử vong: Dấu tích trên chiếc xe Exciter tố giác nghi can
- ·Hơn 520.000 xe mang thương hiệu Suzuki bị triệu hồi có nguy cơ gây cháy