会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【thứ hạng của qarabag】Lợi nhuận chuỗi 45 cửa hàng thời trang hàng hiệu Hoàng Phúc sụt giảm 83%!

【thứ hạng của qarabag】Lợi nhuận chuỗi 45 cửa hàng thời trang hàng hiệu Hoàng Phúc sụt giảm 83%

时间:2025-01-09 07:56:10 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:883次

Lợi nhuận chuỗi 45 cửa hàng thời trang hàng hiệu Hoàng Phúc sụt giảm 83%

Túc An

Lợi nhuận của Hoàng Phúc International,ợinhuậnchuỗicửahàngthờitranghànghiệuHoàngPhúcsụtgiảthứ hạng của qarabag chuỗi phân phối các thương hiệu Kappa, Ecko Unltd, Superga, Replay, năm ngoái giảm gần 6 lần, về còn khoảng hai tỷ đồng.

Lãi chưa đầy 2 tỷ trong năm 2022

Mới đây, Hoàng Phúc - nhà phân phối bán lẻ các thời trang thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam (như Kappa, Ecko Unltd, Superga, Replay, Staple) đã công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính với Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

Theo đó, không tiết lộ doanh thu nhưng báo cáo của Hoàng Phúc cho thấy lợi nhuận sau thuế 2022 chỉ đạt 1,87 tỷ đồng, giảm tới 83% so với mức 11 tỷ đồng vào cùng kỳ năm trước. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu ROE cũng giảm từ 98,35% năm 2021 xuống còn 8,12% năm 2022.

Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của Hoàng Phúc International tăng gấp đôi lên hơn 23 tỷ đồng. Tuy nhiên hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lại tăng đáng kể từ 16,8 lần lên 19,7 lần. Nguyên nhân là công ty đang có hơn 459 tỷ đồng nợ phải trả, trong khi cùng kỳ ghi nhận chỉ gần 190 tỷ đồng.

Năm 2022, lần đầu tiên CTCP đầu tư Hoàng Phúc quốc tế ( sau đây gọi là Hoàng Phúc) huy động vốn thông qua trái phiếu. Theo thông tin từ HNX, công ty bán lẻ thời trang hàng hiệu này đã hoàn thành đợt phát hành trái phiếu với giá trị 11 tỷ đồng, kỳ hạn 24 tháng tính từ ngày phát hành 3/6/2022.  Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) ghi nhận công ty luôn thanh toán lãi đúng hạn với tổng số tiền hơn 560 triệu đồng.

Lô trái phiếu của Hoàng Phúc là trái phiếu không chuyển đổi, được đảm bảo bằng 6,3 triệu cổ phần Hoàng Phúc thuộc sở hữu của ông Bùi Văn Phúc, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc. Doanh nghiệp đứng vai trò đăng ký và lưu ký trái phiếu này là CTCP Chứng khoán APG (APG).

Các thông tin về lãi suất, điều kiện phát hành cũng như bên sắp xếp cho thương vụ này không được công bố.

“Ông trùm” hàng hiệu dùng đòn bẩy tài chính cao?

Thành lập năm 1989 bởi ông Bùi Văn Phúc, Hoàng Phúc International là một trong những chuỗi bán lẻ thời trang chuyên phân phối hàng hiệu cho nam giới đầu tiên của cả nước. Giai đoạn 2016-2017, mạng lưới của công ty vươn gần 100 cửa hàng với khoảng 10 thương hiệu quốc tế nổi tiếng như Dr. Martens, Replay... Hiện công ty phân phối các sản phẩm của Kappa, Ecko Unltd, Superga, Replay, Staple và mới nhất là Nuni&Nick với mạng lưới 45 cửa hàng. Theo đăng ký kinh doanh thay đổi gần nhất, vốn điều lệ của Hoàng Phúc đã tăng lên 100 tỷ đồng.

Hệ thống của Hoàng Phúc International thường được đặt tại góc các giao lộ có lưu lượng giao thông đông đúc hoặc trong các trung tâm thương mại lớn tại TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng.

Tại thị trường trong nước, Hoàng Phúc là chuỗi bán lẻ thời trang thương hiệu có tên tuổi trên thị trường. Nhận diện đặc trưng cửa hàng Hoàng Phúc là kiến trúc mái vòm gạch cổ. Công ty này chuyên phân phối các sản phẩm của Kappa, Ecko Unltd, Superga, Replay, Staple.

Trước năm 2021, thương hiệu giày Dr. Martens nổi tiếng của Anh cũng được phân phối tại Việt Nam thông qua Hoang Phuc International.

Trước đây, phân khúc khách hàng mục tiêu của công ty thường là nam giới, người có thu nhập tương đối cao với giá bán sản phẩm thường tính từ hàng triệu đồng trở lên.

Tháng 9/2022, Hoàng Phúc công bố việc tái định vị thương hiệu bằng chiến lược mở rộng tập khách hàng, đa dạng các dòng sản phẩm. Thay vì tập trung mỗi nam giới, công ty muốn hướng đến cả khách hàng nữ và trẻ em. Ban lãnh đạo Hoàng Phúc International xác định yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược tái định vị thương hiệu là phục vụ khách hàng phổ thông, tung ra sản phẩm có mức giá cạnh tranh hơn so với trước đây, thấp nhất từ 99.000 đồng.

 

Năm đầu tiên thành lập, Hoàng Phúc Quốc tế chưa ghi nhận doanh thu, năm 2018 chỉ tiêu này đạt khoảng 84 tỷ đồng, tăng lên gần 640 tỷ đồng vào năm 2019, rồi giảm về 346 tỷ đồng năm 2019, 495 tỷ đồng năm 2021.

Tuy doanh thu lên đến hàng trăm tỷ đồng, xong lợi nhuận Hoàng Phúc Quốc tế đưa về nhỏ giọt, thậm chí năm 2020 doanh nghiệp này còn báo lỗ gần 6 tỷ đồng, trước khi lợi nhuận dương trở lại mức 12 tỷ đồng năm 2021. Trước đó, năm 2018 và 2019, Hoàng Phúc Quốc Tế chỉ lãi vỏn vẹn 2 tỷ và 214 triệu đồng.

Ở phía nguồn vốn, nợ phải trả của Hoàng Phúc Quốc tế tăng nhanh trong thời gian qua. Năm đầu tiên thành lập, chỉ số này là 0 đồng, nhảy cóc lên 24 tỷ đồng năm 2018, rồi 141 tỷ đồng năm 2019 và năm 2021, tăng tiếp lên gần 177 tỷ đồng năm 2021.

Trong khi đó, nguồn vốn chủ sở hữu của Hoàng Phúc Quốc tế đạt 32 tỷ đồng vào cuối năm 2021.

Như vậy, hệ số nợ vay/vốn chủ tại doanh nghiệp lên tới 5,5 lần, cho thấy doanh nghiệp đang sở hữu đòn bẩy tài chính khá cao.

Dữ liệu cho thấy, Những năm gần đây, doanh nghiệp này thường xuyên phát sinh các giao dịch bảo đảm để thế chấp tài sản giá trị hàng chục tỷ đồng tại ngân hàng.

Như tháng 6/2020, Hoang Phuc International đã phát sinh một giao dịch bảo đảm với Vietcombank Chi nhánh Bình Tây. Trong đó, công ty dùng toàn bộ hàng hóa luân chuyển trong quá trình kinh doanh (quần áo, giày dép, phụ kiện thời trang và tất cả các loại hàng hóa khác… được định giá 50 tỷ đồng) để thế chấp với ngân hàng.

Đến tháng 8/2020, giá trị tài thế chấp được định giá lên 90 tỷ đồng và đến tháng 10 cùng năm tiếp tục tăng lên 120 tỷ đồng.