【yokohama marinos vs】Phúc thẩm vụ ‘chuyến bay giải cứu’: Các bị cáo nhận tội, xin giảm nhẹ hình phạt
Sáng 25/12,úcthẩmvụchuyếnbaygiảicứuCácbịcáonhậntộixingiảmnhẹhìnhphạyokohama marinos vs phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ “chuyến bay giải cứu”tiếp tục với phần xét hỏi. Các bị cáo bị thẩm vấn đều thừa nhận hành vi phạm tội, mong được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Bị cáo Võ Thị Hồng (giám đốc Công ty Minh Ngọc) bị tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 6 năm 6 tháng tù về tội Đưa hối lộ. Bà Hồng bị cáo buộc đã 21 lần đưa hối lộ hơn 10 tỷ đồng để được cấp phép các chuyến bay. Bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Tại phiên tòa phúc thẩm, giám đốc Công ty Minh Ngọc thừa nhận hành vi phạm tội như cáo buộc. Bị cáo trình bày bản thân mới sinh con vào ngày 29/6/2023 và chi tiết này chưa được HĐXX cấp sơ thẩm xem xét. Hơn nữa bị cáo cũng đã tự thú.
Theo trình bày của bà Hồng, bị cáo triển khai các chuyến bay với mong muốn đưa công dân về nước, nhưng nộp hồ sơ mà không được phản hồi. Giọng nghẹn lại, nữ doanh nhân cho biết, với hai chuyến bay tiếp theo, khi sắp đến ngày bay thì nhận được công văn hủy chuyến nên bị cáo rất suy sụp, lo nghĩ áp lực đến mức ảnh hưởng đến sức khỏe. Các lần tiếp theo, bị cáo phải chi tiền mới được cấp phép chuyến bay.
Bị cáo Lê Văn Nghĩa (giám đốc Công ty Nhật Minh) bị tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt mức án 3 năm tù về tội Đưa hối lộ. Bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và xin được hưởng án treo. Tại tòa, ông Nghĩa cũng thừa nhận việc đã 19 lần đưa hối lộ số tiền hơn 9 tỷ đồng để tổ chức 18 chuyến bay.
Theo trình bày của ông Nghĩa: Bị cáo là người đầu tiên có đơn tố cáo đến cơ quan điều tra, là người đầu thú trước khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án. Bị cáo mong được án treo để chữa trị nhiều bệnh.
Theo bản án sơ thẩm, bà Hoàng Diệu Mơ (tổng giám đốc Công ty An Bình) đã 41 lần đưa hối lộ hơn 34 tỷ đồng cho nhiều người. Bị tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 7 năm tù về tội Đưa hối lộ, bà Mơ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội và xin bổ sung một số tình tiết để mong được xem xét như: Bị cáo bị bệnh về tuyến giáp, cần được xạ trị, phạm tội trong tình thế buộc phải đưa hối lộ để công việc được trôi chảy. Ngoài ra, bị cáo có nhiều thành tích và bản thân tự thú giúp CQĐT mở rộng vụ án, mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Trình bày tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Hoàng Văn Hưng cho biết, sau thời gian suy nghĩ, bị cáo đã tự nhận thức được hành vi và có đơn thay đổi nội dung kháng cáo từ kêu oan sang kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Cựu điều tra viên mong HĐXX cấp phúc thẩm xem xét bối cảnh, nguyên nhân xảy ra vụ án để có cái nhìn thấu đáo, giúp bị cáo sớm được trở về với gia đình.
Bị cáo thừa nhận hành vi lừa đảo, chiếm đoạt số tiền 18,8 tỷ đồng và cho biết đã tác động gia đình nộp lại hơn 18 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. HĐXX cấp phúc thẩm cho rằng đây là tình tiết mới và HĐXX sẽ xem xét, đánh giá.
Theo lời khai của bị Hoàng Văn Hưng tại phần thẩm vấn sáng nay, bị cáo tôn trọng mọi phán quyết của tòa án cấp phúc thẩm, đồng thời nói rõ việc bản thân đang phải điều trị rối loạn tiền đình nên mong HĐXX cho phép được xét xử vắng mặt từ nay cho tới khi kết thúc phiên tòa.
Bị cáo Hưng ủy quyền cho luật sư bào chữa để thực hiện phần tranh tụng tại tòa và xin chấp hành mọi phán quyết của tòa. Cựu điều tra viên bày tỏ sự đáng tiếc khi để xảy ra sự việc như ngày hôm nay và ý thức được phần trách nhiệm của bản thân. Bị cáo chấp nhận cáo buộc.
Theo bản án sơ thẩm, với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã thực hiện hành vi đưa hối lộ cho những người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước, nhằm được tạo điều kiện trong việc xin chủ trương cách ly y tế, xin cấp phép tổ chức chuyến bay.
Hành vi của đại diện các doanh nghiệp, cá nhân đưa tiền cho các cán bộ, công chức Nhà nước để đề nghị họ “ủng hộ”, “tạo điều kiện” cho doanh nghiệp của mình là vi phạm pháp luật. Hành vi đó đã xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến hoạt động công vụ.
Một số bị cáo dựa vào hành vi đưa hối lộ để được cấp phép chuyến bay, sau đó bán giấy phép để trục lợi… Do đó cần thiết phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với các bị cáo này.
Vẫn theo bản án sơ thẩm, những hành vi phạm tội trong nhóm bị cáo đưa hối lộ cũng xuất phát một phần từ sự gây khó khăn, đòi hỏi, sách nhiễu, tạo ra "cơ chế xin- cho" của một số bị cáo trong các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nên họ đã phải đưa tiền để được phê duyệt chủ trương cách ly, cấp phép các chuyến bay.
(责任编辑:La liga)
- ·Dịp Tết Giáp Thìn, lực lượng Quản lý thị trường xử lý nhiều vụ vi phạm
- ·Báo Văn hóa nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an
- ·Thủ tướng phê chuẩn ông Lê Văn Dũng giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
- ·Ngoại giao kinh tế phục vụ tích cực cho công cuộc phát triển đất nước
- ·Sản xuất công nghiệp bật tăng mạnh trong tháng đầu năm 2024
- ·Cơ hội ngành tái chế
- ·Hợp tác văn hoá, du lịch góp phần củng cố đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – LB Nga
- ·Tìm hiểu pháp luật: Hỏi, đáp về Luật Phòng, chống tham nhũng
- ·Kiểm tra thông tin 'ngân hàng rao bán nợ, tài sản đảm bảo', chủ yếu là bất động sản
- ·Nâng cao tinh thần trách nhiệm hơn trong công tác nội chính
- ·WB: Kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng 6,3% năm 2023
- ·Quốc hội thông qua Luật Căn cước và Luật Nhà ở (sửa đổi)
- ·Các địa phương triển khai nhiệm vụ tài chính
- ·Đối tượng nào phải kê khai tài sản ?
- ·Cảnh báo mạo danh số Tổng đài tư vấn và chăm sóc khách hàng của cơ quan BHXH Việt Nam
- ·Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật và đề nghị kỷ luật hàng loạt cán bộ
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để bị động bất ngờ về chiến lược và về an ninh, trật tự
- ·Nhiều mô hình hiệu quả về giữ gìn an ninh trật tự
- ·Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đi thực địa một số dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào
- ·'Nhiều cán bộ là tội phạm kinh tế, chức vụ nhưng không có yếu tố vụ lợi'