【soi kèo online】Thủ tướng nêu giải pháp chống ùn tắc giao thông TP.HCM
Chính phủ chiều nay đã họp trực tuyến với lãnh đạo TP.HCM về các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn TP. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ nguyên nhân cơ bản,ủtướngnêugiảiphápchốngùntắcgiaothôsoi kèo online các giải pháp lâu dài cũng như trước mắt cho vấn đề này.
Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, lãnh đạo một số bộ, ngành.
Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành của TPHCM phải xắn tay áo kiểm tra các điểm đen ùn tắc giao thông. Ảnh: VGP |
Báo cáo tại đầu cầu truyền hình ở TP.HCM, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Văn Khoa cho biết, trong 37 điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn, tình hình đã có chuyển biến đáng kể tại 7 điểm nhưng vẫn còn 30 điểm có nguy cơ cao ùn tắc giao thông.
Tốc độ lưu thông trung bình khu vực trung tâm (theo hệ thống dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình trên xe buýt) vào giờ cao điểm sáng 19 km/h; giờ cao điểm chiều 18 km/h, giờ thấp điểm 20,9 km/h.
Theo lãnh đạo TP.HCM, lượng tăng dân số cơ học và lượng phương tiện trên địa bàn tăng liên tục. Tính đến nay, TP đang quản lý tổng cộng hơn 7,8 triệu phương tiện (gồm hơn 622.000 xe ô tô và 7,26 triệu xe mô tô), tăng 5,86% so với cùng kỳ năm 2015.
TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chấp thuận cơ chế áp dụng cho một số công trình cấp bách, kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông khu vực Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái và khu vực cửa ngõ, trung tâm.
“Để giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông của TP.HCM hiện nay thì hàng loạt dự án cần phải triển khai rất nhanh và gấp”, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng nói và kiến nghị cho phép TP được áp dụng cơ chế đối với các dự án chống ùn tắc như Chính phủ đã cho Bộ GTVT triển khai trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh. Sau 2 năm, hàng loạt dự án đi vào hoạt động, qua đó, sẽ giảm đáng kể tình trạng ùn tắc.
Một số ý kiến các bộ, ngành cho rằng nếu chỉ tập trung giải quyết vấn đề hạ tầng, huy động các nguồn lực cho các dự án hạ tầng thì chưa giải quyết được triệt để mà đồng thời với đó, phải kéo dãn dân số, giảm phương tiện cá nhân. Bởi nếu hạ tầng càng tốt, càng đi lại thuận lợi thì càng đông người đổ về và ùn tắc sẽ càng nhiều.
Theo đại diện Bộ Xây dựng, mật độ dân số trung bình của TP HCM là 6.000 người/km2, ở vùng lõi là 25.000 - 30.000 người/km trong khi quỹ đất cho giao thông chỉ hơn 8%. Phương tiện công cộng chỉ chiếm 10% trong khi các nước là 40-50%. Ở nhiều nước, đa phần hoạt động giao thông là giao thông ngầm trong khi ở nước ta, giao thông ngầm coi như bằng không.
Hoan nghênh và chúc mừng TP.HCM được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng là thành phố năng động của toàn cầu và cho biết “tại Davos, người ta nhận xét tốt về thành phố chúng ta”, Thủ tướng đánh giá cao việc gần đây, TP.HCM đã tập trung giải quyết vấn đề ùn tắc ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Tuy vậy, trước mắt, theo Thủ tướng, các điểm ùn tắc của TP.HCM còn nhiều. Nạn xe dù bến cóc dịp Tết rất phức tạp. Có nơi ùn tắc vài ba tiếng đồng hồ.
Cho rằng tình trạng này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển, môi trường sống, môi trường đầu tư của TP.HCM, Thủ tướng yêu cầu trước mắt, phục vụ Tết Nguyên đán, TP cần chỉ đạo cương quyết hơn trong việc dẹp nạn xe dù bến cóc. Không để xảy ra tình trạng phức tạp ở một số điểm như báo chí phản ánh. Cần có biện pháp khảo sát, xử lý quyết liệt hơn đối với một số điểm đen, ùn tắc nghiêm trọng kéo dài. Không để người dân vì lý do giao thông mà ảnh hưởng đến thời gian về quê đón Tết.
“Vừa qua, một loạt hành khách đã nhỡ chuyến tàu, nhỡ máy bay vì ùn tắc. Có tình trạng như vậy. Lần này chúng ta cố gắng khắc phục, nhất là lực lượng chức năng cần có mặt ở hiện trường nhiều hơn để phân luồng giao thông ở những điểm đen, ùn tắc nhiều nhất”, Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu các cấp, các ngành của TP.HCM phải xắn tay áo vào kiểm tra các điểm đen ùn tắc này.
Về giải pháp lâu dài, Thủ tướng nêu rõ, quan trọng nhất là TP.HCM cùng Bộ GTVT và các cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về quản lý đô thị của TP.HCM.
Lấy ví dụ về việc Singapore đánh phí rất cao đối với ô tô đi vào khu trung tâm, Thủ tướng cho rằng, chính sách, thể chế là yếu tố quyết định vấn đề này, nếu không chú ý, chỉ luẩn quẩn trước mắt thì khó giải quyết.
Do đó, trước tiên, biện pháp quy hoạch đô thị của TP.HCM phải được giải quyết tốt hơn. Trong đó, phải hạn chế tầng cao ở khu trung tâm khi chưa có hệ thống giao thông. “Nếu chúng ta cứ dồn hết vào trung tâm, có mảnh đất nào chúng ta tiếp tục xây tầng cao ở đó trong khi phương án giao thông để chống ùn tắc chưa giải quyết được thì tiếp tục sẽ khó khăn”, Thủ tướng nói.
Ảnh: VGP |
Nêu nguyên nhân cơ bản của ùn tắc giao thông ở Việt Nam là phương tiện giao thông cá nhân tăng quá nhanh và “có quá nhiều xe máy, nhiều ô tô xen lẫn với nhau”, Thủ tướng yêu cầu có lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân, tăng cường phương tiện vận chuyển công cộng, tổ chức lại không gian vận chuyển của TP. Do không thể giải phóng nhiều mặt bằng cho giao thông nên phải đẩy mạnh ngầm hóa với phương châm huy động tư nhân tham gia làm metro. “Sau Tết, các đồng chí hoàn thiện phương án, báo cáo Chính phủ các hình thức ngầm hóa hay một số hình thức khác của TP.HCM để có một cơ chế cụ thể cho TP làm việc này”, Thủ tướng nêu rõ.
Bên cạnh đó, phải tổ chức hệ thống chỉ huy giao thông để kết nối giao thông tốt hơn. Thủ tướng giao Bộ Công an phối hợp với TP.HCM để làm một trung tâm chỉ huy kết nối giao thông.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa giao thông, Thủ tướng cho rằng nếu thực hiện tốt thì sẽ không có chuyện chen lấn, đi lên vỉa hè khi bị ùn tắc. “Luồng xe có thể đi chậm hơn nhưng vẫn di chuyển chứ không phải chen lấn nhau, gây ùn tắc nghiêm trọng hơn”. Đi liền với tuyên truyền văn hóa giao thông, cần xử phạt nghiêm vi phạm bởi nếu không xử lý mạnh về kinh tế thì khó mang tính răn đe.
Thủ tướng nhất trí việc cần có cơ chế thuận lợi cho TP.HCM trong việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông để có hạ tầng kết nối tốt nhất, giải quyết ùn tắc trong thời gian ngắn, không để kéo dài tình trạng ùn tắc như hiện nay.
Thủ tướng cũng gợi mở một số giải pháp khác như hạn chế nhập cư vào khu trung tâm, xây dựng các đô thị vệ tinh, áp dụng công nghệ thông tin, phát động quần chúng đóng góp các giải pháp thông minh trong chống ùn tắc, chứ không chỉ các cơ quan hành chính chống ùn tắc.
Về chống ùn tắc ở sân bay Tân Sơn Nhất, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo hoàn thiện các phương án một cách chặt chẽ, khoa học, đúng pháp luật, báo cáo Thủ tướng trước 25/2.
Về một số kiến nghị của TP.HCM, Thủ tướng cơ bản đồng ý và yêu cầu các bộ liên quan như Bộ: KH&ĐT, GTVT, TN&MT, Tài chính, Xây dựng từ khi nhận được đề nghị của TP.HCM trong 21 ngày làm việc thì phải trả lời, báo cáo Thủ tướng.
“Không yêu cầu TP.HCM phải ra báo cáo việc này việc khác về những cơ chế này”, Thủ tướng nói và nêu rõ tinh thần tạo mọi điều kiện, phân cấp mạnh mẽ cho TP.
Theo Chinhphu.vn
(责任编辑:World Cup)
- ·Diễn biến mới vụ chồng tạt axit, đâm vợ tử vong ở Bắc Giang
- ·Toàn quốc xảy ra 7.620 vụ tai nạn lao động trong năm 2015
- ·Phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người
- ·Mẹ ngoại tình khiến tôi mồ côi cha
- ·Tin tức mới nhất: Quá khứ 'lẫy lừng' của kẻ rạch mặt Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc
- ·Tâm sự câu chuyện mẹ không trông được cháu thì để con thuê giúp việc
- ·Thông xe Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội
- ·Báo chí tham gia chấm điểm công tác tổ chức, quản lý lễ hội
- ·Đàm phán FTA Việt Nam – EU đang tiến triển tích cực
- ·Tâm sự mẹ bỉm sữa tập 175: Mẹ bỉm bật khóc tâm sự ám ảnh hôm sinh con đầu lòng
- ·Cô gái xinh đẹp tự vẫn vì 30 tuổi vẫn ế
- ·5 năm, tai nạn đường sắt cướp đi mạng sống của 1.000 người
- ·Nữ TikToker bị 'ném đá' vì ăn ké đám cưới người lạ
- ·Mưu sinh bên bể than rực lửa ngày nắng nóng 40 độ C
- ·Vớt xe đầu kéo vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy tài xế trong cabin
- ·Cấm kinh doanh trò chơi điện tử đánh bạc trá hình dịp Tết
- ·Nhiệt điện Mông Dương 1 phát điện thương mại
- ·Cho chồng cũ thuê nhà, vợ 'khóc thét' khi nhận lại
- ·Cứu người đàn ông nhảy cầu Nhật Tân tự tử vì mâu thuẫn với vợ
- ·Cậu bé 11 tuổi đạp xe gần 130km đến nhà bà ngoại vì lý do không ngờ