【inter vs torino】Vốn FDI tăng tốc vào dự án công nghiệp công nghệ cao
Nhiều dự ánsản xuất,ốnFDItăngtốcvàodựáncôngnghiệpcôngnghệinter vs torino chế tạo các sản phẩm điện tử, công nghệ cao mở rộng với quy mô lớn trong thời gian qua. Ảnh: Đức Thanh |
Gia tăng vốn đầu tưvào công nghệ cao
Một thông tin luôn được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhấn mạnh trong các báo cáo gần đây về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài, đó là có nhiều dự án sản xuất, chế tạo các sản phẩm điện tử, công nghệ cao được mở rộng với quy mô lớn.
Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài đã nhắc đến một loạt dự án để chứng minh cho nhận định trên: Dự án Samsung Electro-mechanics Việt Nam (Thái Nguyên), tăng vốn thêm 920 triệu USD; Dự án nhà máy chế tạo điện tử, phương tiện thiết bị mạng và sản phẩm âm thanh đa phương tiện (tại Bắc Ninh, Nghệ An và Hải Phòng) - tăng lần lượt gần 306 triệu USD, 260 triệu USD và 127 triệu USD; Dự án nhà máy sản xuất linh kiện điện tử (Phú Thọ) - tăng 163 triệu USD...
Đáng chú ý, báo cáo Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV, khi đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế- xã hội 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm ngoái đã lên tới 38,85 tỷ USD, tăng 25,2% so với năm 2020.
Đặc biệt, trong 3 dự án tỷ USDđược cập nhật, có một dự án trong lĩnh vực công nghệ cao quy mô vốn lên tới trên 3 tỷ USD. Dự án này, có thể nói, đã góp phần quan trọng gia tăng đáng kể vốn đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao ở Việt Nam, đồng thời khẳng định xu hướng các nhà đầu tư nước ngoài “thích” lựa chọn Việt Nam là cứ điểm sản xuất của mình.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một loạt tập đoàn lớn, trong đó có các tên tuổi lừng danh trong lĩnh vực công nghệ cao, như Intel, Apple, Google. Khẳng định từ các tập đoàn này cho thấy, họ đều đang “nhắm” vào Việt Nam.
Intel đã hoàn tất các khoản đầu tư giai đoạn I và đang chuẩn bị cho giai đoạn II. Trong khi đó, theo chia sẻ của ông Tim Cook, CEO của Apple, thì Apple mong muốn mở rộng chuỗi cung ứng tại thị trường Việt Nam. Một khi Apple quyết định điều này, thì có thể Foxconn, Goertek, Pegatron, Winston... sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới, bởi đây chính là các nhà gia công sản phẩm cho Apple.
Thông tin cho biết, hiện nay, mặc dù Apple không có nhà máy sản xuất trực tiếp tại Việt Nam, nhưng có 31 nhà máy của các đối tác sản xuất thiết bị gốc tại 14 tỉnh, thành phố của Việt Nam, với khoảng 160.000 lao động. Nếu Apple tiếp tục chọn Việt Nam, con số sẽ không ngừng tăng lên.
Cơ hội trở thành “người thắng cuộc”
Không chỉ riêng vốn trong lĩnh vực công nghệ cao, mà nhìn chung, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn trong xu hướng tích cực. Theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài công bố, 5 tháng đầu năm, đã có trên 11,71 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, bằng 83,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Sự sụt giảm chủ yếu do vốn đăng ký mới tiếp tục giảm và giảm là do cùng kỳ năm ngoái có quá nhiều dự án quy mô lớn. Tuy nhiên, cả vốn điều chỉnh và vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đều tăng mạnh. Cụ thể, vốn đăng ký mới đạt gần 4,12 tỷ USD, giảm 53,4%; vốn điều chỉnh đạt 5,61 tỷ USD, tăng 45,4%; còn vốn góp, mua cổ phần đạt trên 1,98 tỷ USD, tăng 51,6% so với cùng kỳ.
“Dù có những tác động bất lợi từ đại dịch Covid-19, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm tin vào nền kinh tế, vào môi trường đầu tư của Việt Nam và đưa ra các quyết định đầu tư mở rộng dự án hiện hữu”, Cục Đầu tư nước ngoài nhận định.
Không chỉ các nhà quản lý về đầu tư nước ngoài mới đưa ra những đánh giá lạc quan như vậy. Tại Diễn đàn Bất động sảncông nghiệp Việt Nam 2022, do Báo Đầu tư tổ chức mới đây, các ý kiến đánh giá đều rất tích cực về thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam. Và tất nhiên, các cơ hội rộng mở này có xuất phát điểm từ xu hướng gia tăng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C, khi nhắc đến xu hướng nhiều nhà đầu tư dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc, dù cho rằng Trung Quốc vẫn là công xưởng lớn của thế giới, song cũng khẳng định: “Việt Nam là quốc gia có vị trí tốt và có nhiều lợi thế để trở thành ‘người thắng cuộc’ trong việc đón nhận dòng vốn của xu hướng Trung Quốc +1”.
Trong khi đó, ông Pao Jirakulpattana, Phó chủ tịch Quỹ đầu tư Warburg Pincus Singapore cho rằng, khi trên thế giới có những căng thẳng, thì ASEAN sẽ là khu vực tốt để thu hút các nhà đầu tư, trong đó Việt Nam là một điểm đến lý tưởng.
“Thông qua những trao đổi của HSBC Việt Nam với các khách hàng doanh nghiệp đa quốc gia, chúng tôi tin rằng, xu hướng ngày càng nhiều doanh nghiệp toàn cầu chuyển hướng đầu tư đến Việt Nam không phải là tạm thời, mà mang tính chiến lược và lâu dài”, ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam nói.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Người đàn ông nghi bắt cóc bé gái 9 tuổi bị điều tra về hành vi dâm ô trẻ em
- ·Mỗi năm triệt xóa 5
- ·Chém người lúc chiều tối
- ·Phước Long: Hiến 912 đơn vị máu
- ·Tài xế ô tô 16 chỗ chết kẹt trong cabin sau tai nạn kinh hoàng trên cao tốc
- ·Chơn Thành phát hiện 73 vụ vi phạm pháp luật
- ·Quyết liệt chống buôn lậu, gian lận thương mại
- ·Gây tai nạn do uống rượu, bia
- ·Nhiều tranh luận chờ Quốc hội quyết về luật đặc khu
- ·Mua bán hàng đá bị bắt cả nhóm
- ·Nghỉ Lễ 30/4 và 1/5: Thủ tướng vừa có Công điện bảo đảm an toàn giao thông
- ·Tạm giữ nhóm thanh niên ngông cuồng
- ·14 phạm nhân được đề nghị xét đặc xá
- ·85,16%, tin tố giác tội phạm được xử lý
- ·Thủ tướng: Mỗi tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải là một trung tâm đổi mới sáng tạo
- ·Truy tìm đối tượng gây tai nạn bỏ chạy
- ·10 ngày truy xét nhóm cướp trong vườn điều
- ·Không chỉ là giải quyết những bức xúc nội tại
- ·Sơn La: Cô giáo lùi xe ô tô khiến 2 học sinh thương vong chưa có bằng lái
- ·Tử nạn vì va chạm với ôtô