【remis vs】Độc đáo loại tên lửa Nga đối trọng với hệ thống HIMARS của Mỹ
Hôm 21/7,ĐộcđáoloạitênlửaNgađốitrọngvớihệthốngHIMARScủaMỹremis vs quân đội Nga sử dụng pháo phản lực Tornado-S tấn công kho vũ khí của Ukraine ở thành phố Nikolayev. Đây là loại vũ khí có những tính năng tương tự hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao HIMARS mà Mỹ viện trợ cho Ukraine, nhưng có sức công phá mạnh hơn.
Tornado-S là phiên bản nâng cấp của hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) BM-30 Smerch, được viện Tochmash (nay là Liên hiệp NPO Splav) nghiên cứu, chế tạo vào những năm 1980.
Hệ thống đặt trên khung gầm xe MAZ-54M, mỗi xe lắp 12 ống phóng 300mm, tốc độ bắn tối đa cả 12 quả đạn là 20 giây, nạp đạn lại hết 36 phút. Một tiểu đoàn có 4 xe phóng, bắn đi 48 quả đạn sẽ tạo hoả lực đủ để huỷ diệt phần lớn các mục tiêu trong một khu vực rộng 800 x 800m (640.000m²).
Phiên bản đời đầu có tầm bắn lớn nhất 70km, mức tản mát của đạn không có điều khiển dưới 0,3% cự ly bắn. Các phiên bản hiện đại hóa về sau được trang bị loại đạn có điều khiển dẫn đường bằng vệ tinh nên đạt độ chính xác rất cao, sai số mục tiêu chỉ khoảng 2m, tầm bắn cũng đạt tới 120km, thậm chí 200km. Tuy nhiên, loại đạn có điều khiển này đắt hơn nhiều so với đạn không điều khiển, nên chỉ dùng để tấn công mục tiêu có giá trị cao.
Điểm yếu của BM-30 Smerch là tầm bắn tối thiểu rất lớn. Cụ thể, loại đạn nổ phá tầm bắn xa nhất 90km yêu cầu tầm bắn tối thiểu 25km, các loại đạn khác yêu cầu tầm bắn tối thiểu 20km. Với những mục tiêu ở quá gần, loại pháo này không thể tấn công được, vì vậy, BM-30 được bố trí ở xa tiền duyên như một loại hỏa lực tầm xa chứ không dùng để đánh gần.
Suốt nhiều thập kỷ, BM-30 là pháo phản lực phóng loạt mạnh nhất thế giới, và cho đến nay vẫn nằm trong số những loại pháo phản lực uy lực nhất.
Hệ thống pháo phản lực Tornado-S ra đời năm 2007, được cho là câu trả lời của Nga trước hệ thống M142 HIMARS của Mỹ.
Ưu thế lớn nhất của Tornado-S là được trang bị thiết bị liên lạc-chỉ huy, hệ thống dẫn đường-điều khiển hỏa lực tự động, thiết bị mặt đất sử dụng hệ thống định vị vệ tinh. Nhờ đó, cho phép tự động nhận và truyền thông tin với khả năng bảo vệ chống truy cập trái phép, hiển thị thông tin trên màn hình và lưu trữ nó; thực hiện tự động định vị, dẫn đường và định hướng phương tiện chiến đấu trên mặt đất hiển thị trên bản đồ điện tử; tự động điều khiển phóng mà tổ lái không cần rời khỏi ca-bin với khả năng nhắm mục tiêu thủ công nếu cần; để bảo vệ kíp lái khỏi khói thuốc súng trong quá trình bắn, khí nén được cung cấp từ các xi lanh vào buồng lái.
Hệ thống ống phóng của Tornado-S giảm còn 6 (mỗi quả đạn 300mm dài 7,6m, trọng lượng 800kg), tức chỉ bằng một nửa so với pháo BM-30. Điều này cho phép Tornado-S cơ động nhanh hơn trên chiến trường, sau khi khai hỏa, hệ thống sẽ nhanh chóng cơ động để tránh đòn phản pháo của đối phương.
Được triển khai trên xe tải chuyên dụng KamAZ-63501 8x8, hệ thống Tornado-S sử dụng nhiều loại đạn khác nhau, như đạn nổ mảnh, đạn nhiệt áp, đạn cháy, đạn chùm có khả năng chống bộ binh hoặc chống tăng, đạn chống tăng tự dẫn có khả năng xuyên thủng lớp giáp 160mm. Một lần phóng, Tornado-S có thể sát thương một khu vực rộng tới 67,2ha nhờ đạn được cải tiến, tầm bắn lên tới 120km, khi sử dụng chế độ phóng loạt, độ phân tán của đầu đạn không vượt quá 0,3% tầm bắn.
So với BM-30 Smerch - quá trình nạp đạn cho một xe phóng hết 36 phút, đối với hệ thống Tornado-S, do xe nạp đạn 9T234-4 được gắn một cần trục, ống phóng thiết kế theo kiểu modul nên có thể nạp đạn chỉ trong vòng 8 phút.
Xe phóng được lắp đặt hệ thống điều khiển hỏa lực tự động nên kíp chiến đấu chỉ cần 2 người, thời gian chuyển từ trạng thái hành quân sang chiến đấu chỉ 3 phút. Đạn có thể được phóng khi kíp chiến đấu trực tiếp nhấn nút từ cabin hoặc điều khiển từ xa. Tornado-S có thể phóng tên lửa đơn, phóng một phần hoặc phóng toàn phần.
Với những ưu thế trên, kết hợp với máy bay trinh sát chỉ thị mục tiêu, đã nâng hệ thống Tornado-S lên tầm một vũ khí tiến công chiến thuật – chiến dịch. Nó có khả năng chế áp, tiêu diệt sinh lực đối phương lộ thiên hoặc ẩn nấp trong công sự, tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, hỏa điểm, sở chỉ huy di động... Đặc biệt, nó có thể tiến công các mục tiêu nằm sâu trong tung thâm phòng ngự của đối phương theo kiểu “phẫu thuật”.
Hệ thống Tornado-S bắt đầu được trang bị cho quân đội Nga từ mùa hè năm 2017. Với khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết từ -40°C đến + 50 ° C và qua sử dụng thực chiến tại Syria, Tornado-S là hệ thống vũ khí mạnh nhất của lục quân Nga. Đây chính là loại vũ khí sẽ dần thay thế các loại MLRS hiện có trong biên chế của quân đội Nga như BM-21 Grad và BM-30 Smerch.
Nguyên Phong
Nga hé lộ dùng tên lửa siêu vượt âm 'Dao Găm' ở UkraineBộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu tuyên bố, quân đội nước này đã bắn thành công 3 tên lửa siêu vượt âm Kinzhal trong cuộc xung đột ở Ukraine.(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Danh sách bạn đọc ủng hộ 10 ngày cuối tháng 8/2014
- ·Chiêm ngưỡng cây thị hơn 800 tuổi độc nhất vô nhị ở Hòa Bình
- ·Phát hiện chồng ngoại tình từ chiếc móng tay giả
- ·Sẽ tách bạch rõ chức năng quản lý Nhà nước và quyền chủ sở hữu tại DNNN
- ·Xuân Quý Mão 2023
- ·Số người chết, mất tích vì mưa lũ tiếp tục tăng
- ·Không khí lạnh tràn về, nhiệt độ Bắc Bộ xuống dưới 18 độ C
- ·Lan toả năng lượng tích cực cùng câu lạc bộ Yoga cười Hồ Gươm
- ·Quà tặng mẹ
- ·Miền Bắc giảm nhiệt, đón đợt se lạnh đầu tiên
- ·Đàn ông chỉ thích yêu, kết hôn thì... cứ từ từ
- ·Phát hiện chồng ngoại tình từ chiếc móng tay giả
- ·Đến bệnh viện lúc 4h sáng, người đàn ông nhận ra bài học đắt giá nhất cuộc đời
- ·Chuỗi hoạt động Vui khỏe Sống xanh Văn minh dành riêng cư dân Vinhomes năm 2024
- ·Bí mật người đàn bà xinh đẹp chỉ lấy một chồng
- ·Bạn muốn hẹn hò tập 1003: Thầy giáo độc thân chiếm trọn trái tim bà mẹ 2 con
- ·Cuộc sống ở nơi đặc biệt nhất Bắc Giang: Cả làng không một tấc đất
- ·Thời tiết đêm 28/9: Bắc Bộ có nơi mưa to đến rất to
- ·Nhói lòng đôi vợ chồng già cô độc co ro trong giá rét
- ·Bàn thảo về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ