【tỷ số hạng anh】Hướng đi mới cho diều
Ngay lập tức,ướngđimớichodiềtỷ số hạng anh một ông bố trẻ từ Mỹ nhanh tay save cái brochure về lễ hội lên facebook. Vui như nhà thám hiểm Columbus tìm ra châu Mỹ, bởi cách đây đúng 19 năm, anh từng có bài viết đầu tiên của mình trên Báo Thừa Thiên Huế về diều.
Khi ấy, trong khuôn khổ Festival Huế, nghề chế tác diều truyền thống hơn nửa thế kỷ của Huế có cơ hội được quảng bá, để công chúng biết đến những nghệ danh tài hoa như cụ Nguyễn Văn Bê, với những thăng trầm đời người, đời nghề...
Sau này, anh viết thêm nhiều bài báo khác về diều Huế, với một mơ ước: “Không chỉ xen ghép trong khuôn khổ các kỳ festival, tại sao Huế không tổ chức những festival diều độc lập vào dịp hè, để các bậc phụ huynh đưa con đến Huế, cho trẻ trải nghiệm diều, tham quan diều, mua diều....”. Sau hàng chục năm, khi nghệ nhân Nguyễn Văn Bê vắng bóng, khi nghề diều đã có thêm thế hệ kế cận, ước mơ ấy đã thành hiện thực.
Cũng cách đây hơn 15 năm, chúng tôi từng có dịp trò chuyện cùng nghệ nhân trẻ Nguyễn Đăng Hoàng. Trong căn nhà chật hẹp ở Thành nội, chàng trai trẻ ấy cũng có một ước mơ, sau những chuyến được biểu diễn, tham quan các làng diều ở một số nước trong khu vực. “Em không nghĩ nghề làm diều của họ lại sầm uất đến vậy. Những xưởng diều nối tiếp. Khách du lịch tấp nập. Nhiều người có công ăn việc làm từ diều. Họ làm được, sao mình có nghề diều truyền thống độc đáo hàng trăm năm lại không làm được?”. Cho đến nay, tôi vẫn chưa quên ánh mắt cháy bỏng, khát khao của Hoàng khi ấy...
Theo kế hoạch vừa được Sở Du lịch công bố, Lễ hội Diều 2019 có nhiều sự kiện hấp dẫn như triển lãm diều nghệ thuật; làm diều và vẽ trang trí diều... Riêng hoạt động triển lãm diều kéo dài 7 ngày cùng nhiều chương trình bên lề như thi lắp ráp diều, vẽ tranh trên diều, biểu diễn thả diều nghệ thuật... Có lẽ, để nghề làm diều ở Huế trở thành một công nghệ chuyên nghiệp, một dịch vụ du lịch - thương mại hái ra tiền như Hoàng mơ ước, sẽ là hành trình dài. Nhưng ít nhất, những viên gạch đầu tiên đang được đặt.
Sau hàng chục năm đồng hành cùng các kỳ Festival Huế, những cánh diều rực rỡ đã mặc định trên khoảng trời lộng gió ở quảng trường Ngọ Môn, trên sân khấu áo dài của nhà thiết kế Minh Hạnh, trong tâm tưởng của những thế hệ.
Rồi đây, những cánh diều đẹp đẽ, nghề làm diều, biểu diễn vốn là di sản văn hóa độc đáo của Huế sẽ trở thành thương hiệu, trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Đó cũng là mục tiêu mà ban tổ chức Festival Diều 2019 đặt ra, cho hướng đi mới và lâu dài của diều...
KIM OANH
(责任编辑:La liga)
- ·Công ty du lịch Đà Nẵng nào có tour chất lượng?
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh 3 vấn đề cốt yếu của Công an nhân dân
- ·Thủ tướng thăm Làng trẻ em SOS Nha Trang và các em mồ côi do đại dịch Covid
- ·Sẽ xử lý theo quy định các đối tượng tham gia đánh bạc
- ·Giá vàng hôm nay, 22/2: Biến động bất ngờ
- ·Hiệu quả mô hình phòng, chống tội phạm trong học đường
- ·Thủ tướng kỷ luật Chủ tịch và Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Giang
- ·Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng phải thực sự xứng tầm
- ·Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Long An IDICO: 40 năm xây dựng và phát triển
- ·Thủ tướng: Tạo cơ chế vượt trội, tháo gỡ các nút thắt cho TP.HCM phát triển
- ·Cần Giuộc phấn đấu năm 2023 có 470ha nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao
- ·Ông Trần Tuấn Anh: Khai thông điểm nghẽn, có cơ chế đặc thù phát triển Nghệ An
- ·Việt Nam yêu cầu Đài Loan hủy bỏ diễn tập bắn đạn thật trái phép ở đảo Ba Bình
- ·Sớm triển khai một số dự án lớn mang tính chất hải đăng của Nga tại Việt Nam
- ·Vàng trong nước và thế giới đảo chiều cùng giảm
- ·Chính sách tài khóa kích cầu tiêu dùng
- ·Người Việt đầu tiên tham gia ban lãnh đạo Ủy ban Luật pháp quốc tế
- ·Quan hệ Việt Nam
- ·Giá vàng hôm nay 16/11: Vàng nhẫn tăng lại gần cả triệu đồng sau một ngày
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật thuế GTGT (sửa đổi)