【tyso tyle】Nỗi niềm trường đạt chuẩn quốc gia
(CMO) Con số 38 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 là kết quả nỗ lực bao năm nay của ngành giáo dục và cả hệ thống chính trị huyện Trần Văn Thời. Theo quy định, sau thời hạn 5 năm sẽ tiến hành công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia. Thế nhưng, hiện nay, nhiều trường đang hoặc vượt thời hạn nhưng vẫn chưa được công nhận lại.
Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Trần Văn Thời Phạm Việt Bắc cho biết, cuối năm học 2016-2017, toàn huyện có 16 trường ở cả 3 cấp học mầm non, tiểu học và THCS đến thời hạn phải công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia. Năm học 2017-2018 đang rà soát.
“Khó khăn lớn nhất đối với việc công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia là về cơ sở vật chất. Nhiều trường được xây dựng cách đây lâu năm đã xuống cấp, mặc dù được duy tu sửa chữa nhiều lần, phục vụ cho việc dạy và học, nhưng xét theo tiêu chí số 3 về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo quy định của Thông tư 59 về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia thì không đảm bảo”, ông Bắc nhận định.
Nỗi lo trường "hụt chuẩn"
Là 1 trong 18 trường tiểu học của huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và nằm trong “tốp” những trường đầu tiên tự hào được khoác chiếc áo đạt chuẩn quốc gia ở địa phương, những năm qua, vượt qua bao khó khăn về cơ sở vật chất, tập thể cán bộ, nhân viên, giáo viên Trường Tiểu học 1 Khánh Bình Đông vẫn kiên trì trên hành trình gieo con chữ, tri thức cho các em học sinh ở vùng đất còn thiếu thốn mọi bề nơi đây.
Được công nhận đạt chuẩn quốc gia vào năm 2009, nay Trường Tiểu học 1 Khánh Bình Đông lo "hụt chuẩn" nếu tiến hành kiểm tra công nhận lại. |
Gắn bó với ngôi trường này 18 năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Én, chủ nhiệm lớp 1A, vẫn còn nhớ như in, năm 2009 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong công tác giáo dục của trường. Ngày trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, cả thầy và trò như vỡ oà trong hạnh phúc. Quyết tâm nâng cao tri thức để cùng với nhà trường duy trì và giữ vững danh hiệu đạt chuẩn quốc gia, đáp ứng yêu cầu dạy và học, cô Én tiếp tục học đại học.
Không chỉ riêng cô Én, hiện nay, 100% giáo viên của trường có trình độ trên chuẩn. Ước mong của tập thể giáo viên nhà trường là sớm công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia theo quy định, bởi vì đây không chỉ là niềm tự hào của nhà trường mà còn là nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Thầy Bùi Kỳ Nam, Hiệu trưởng Trường Tiểu học 1 Khánh Bình Đông, xã Khánh Bình Đông, cho biết: “Theo quy định, năm học 2014-2015 trường phải được công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia, nhưng đến nay việc này vẫn còn bỏ ngỏ. Rào cản đối với công tác công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia là về cơ sở vật chất”.
Theo lời thầy Nam chia sẻ, trường có 3 dãy phòng học, nhưng có tới 2 dãy đã xây dựng hơn 20 năm. Tuy được các cấp, các ngành, chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ sửa chữa nhưng cũng đã xuống cấp. Hơn nữa, hiện nay trường chỉ có 10/13 lớp học. Trong đó, có 9 phòng học và 1 phòng tin học. So với quy định của Thông tư 59 và số lượng học sinh thì còn thiếu 4 phòng học, 1 phòng nghệ thuật, 1 phòng ngoại ngữ, 2 phòng chức năng (gồm phòng thiết bị và phòng y tế). Nhà trường cũng chưa có nhà xe theo quy định.
Chính vì phòng học chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học nên năm học 2017-2018 nhà trường chỉ có thể linh hoạt bố trí được 3 lớp học khối lớp 5 học 2 buổi/ngày, với 89/343 học sinh (theo quy định của Thông tư 59 là 50% học sinh).
Thầy Nam cho biết thêm: “Để đảm bảo tiêu chí số 3 và tiêu chí số 5 về công nhận trường đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư 59, nhà trường cần xây dựng thêm các phòng học và phòng chức năng, kinh phí ước tính khoảng 5 tỷ đồng. Đời sống bà con nơi đây còn khó khăn nên không thể dựa vào công tác xã hội hoá, chỉ hy vọng vào sự hỗ trợ của các cấp”.
Kinh phí vượt khả năng
Trăn trở về công tác công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia không chỉ là nỗi niềm của thầy và trò của các trường ở vùng còn khó khăn như xã Khánh Bình Đông mà ngay cả các trường ở thị trấn Trần Văn Thời. Chẳng hạn như Trường Tiểu học 1 Trần Văn Thời được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2001, nhưng đến nay vẫn chưa được công nhận lại.
Cô Nguyễn Thị Hạnh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Là trường ngay trung tâm thị trấn nên số lượng học sinh theo học hằng năm rất đông. Tuy nhiên, hiện trường chỉ có 23 phòng học, chưa đảm bảo 1 lớp/phòng. Để đạt chuẩn quốc gia theo quy định, cần đầu tư xây dựng thêm 10 phòng học và một số phòng chức năng”.
Việc công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia luôn được ngành giáo dục huyện quan tâm. Thế nhưng, con số hơn 30 tỷ đồng để đầu tư cơ sở vật chất ở các trường học là vượt quá khả năng của huyện. Ông Bắc bộc bạch: “Về kinh phí xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho việc công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia, phòng cũng đã có những giải pháp như đẩy mạnh công tác xã hội hoá. Tuy nhiên, kinh phí quá lớn, nếu không có sự hỗ trợ của cấp trên thì khó mà đạt được”./.
Ngọc Minh
(责任编辑:La liga)
- ·Anh về lấy vợ đi, em phải lấy chồng đây!
- ·Lộ diện Top 5 thí sinh xuất sắc sẽ tham gia chung kết “Bản lĩnh Nhà đầu tư 2018”
- ·CTD, HBC trúng thầu nhiều dự án lớn
- ·Kế hoạch tuyên truyền, cung cấp thông tin của ngành Hải quan năm 2015
- ·Khởi công dự án 2.000 căn hộ tại cửa ngõ khu Tây TP.HCM
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/6
- ·Vướng kiểm tra chất lượng hàng hóa chịu sự quản lý của hai bộ
- ·Tin bóng đá 1/6: MU ký Ruben Neves, Chelsea mua Kimpembe
- ·Giá heo hơi hôm nay 17/10: Vẫn chưa thấy đáy
- ·Phái sinh: Nhiều khả năng thị trường tiếp tục giằng co tích lũy
- ·Ấm tình đoàn kết toàn dân
- ·Phát hiện thành phố Maya cổ đại ở Mexico
- ·Đỡ trụ kịp thời, VN
- ·Tổng cục trưởng Hải quan trực tiếp gỡ vướng cho doanh nghiệp Nhật Bản
- ·Ông mất, di chúc của bà liệu có giá trị?
- ·Chỉ còn thông reo vi vu
- ·Cây long não số19
- ·US Open golf: Cuộc chiến PGA Tour vs LIV Golf
- ·Thầm lặng đợi con về
- ·Cầu thủ đấm vào mặt trọng tài bị cấm thi đấu 2 năm