会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【giải cúp fa】Nghề chằm nón lá giữa lòng thành phố!

【giải cúp fa】Nghề chằm nón lá giữa lòng thành phố

时间:2024-12-24 03:25:45 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:188次

Báo Cà Mau(CMO) Giữa lòng TP Cà Mau nhộn nhịp, tại Khóm 4, Phường 6, nghề chằm nón lá vẫn được lưu giữ hơn 20 năm qua, không chỉ tạo việc làm ổn định cho hàng chục hộ lao động trên địa bàn phường mà còn góp phần lưu giữ nét văn hoá truyền thống lâu đời của dân tộc.

Bà Nguyễn Kim Thoa, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Khóm 4, Phường 6, cho biết: “Trên địa bàn phường hiện có 3 hộ là đầu mối nhận hàng về phân lại cho những hộ nhỏ lẻ chằm tính tiền công. Phần đông cư dân trên địa bàn khóm thu nhập không ổn định, một số thất nghiệp, chủ yếu đi làm phụ hồ để sinh sống qua ngày, tiền kiếm được rất bấp bênh và phụ thuộc vào chủ thi công. Do đó, khi rảnh rỗi người dân đến lãnh nón về chằm kiếm thêm thu nhập”.

Là một trong những hộ gắn bó và duy trì nghề chằm nón hơn 20 năm qua, đối với bà Nguyễn Thị Hương (Khóm 4, Phường 6), đây là nghề kinh tế chính của gia đình. Ban đầu, từ người chuyên nhận nón về chằm tính tiền công, cơ duyên may mắn nhờ tính tỉ mỉ và giữ chữ tín trong làm ăn nên bà Hương được xưởng gia công nón lá tại Bạc Liêu liên kết chằm nón lâu dài với số lượng lớn.

Nghề chằm nón lá được bà Hương duy trì hơn 20 năm qua. Đây cũng là nghề chính giúp bà Hương và nhiều hộ lao động bấp bênh có nguồn thu nhập ổn định.

Bà Hương cho biết: “Lúc trước chằm nón cực hơn bây giờ, bởi khâu vận chuyển hết sức khó khăn. Đường lộ chưa thông thoáng, nón được gửi theo đường vận tải, phải chạy ra đầu đường chở từng kiện hàng vào, xong thì phải chở ngược lại để giao. Giờ thì lộ mở rộng, xe tải đến tận cửa nhà. Tuy nhiên, tôi vẫn duy trì thói quen giao nón cho những hộ nhận về nhà làm, bởi họ một phần không biết chạy xe, phần do lớn tuổi”.

Theo đó, các công đoạn chằm nón khá đơn giản. Từ một cái nón lá thô, tuy đã thành hình cơ bản nhưng ở một số chi tiết cần phải gia cố thêm cho chắc.

Vừa nói bà Hương đưa một chiếc nón chưa chằm ra chậm rãi: “Để ra một cái nón lá hoàn chỉnh, đẹp, cứng cáp thì cần xỏ thêm quai nón, chỉnh sửa vành sao cho cân xứng và tròn trịa, sau đó dùng dây gân may để cố định, như vậy nón lá mới bền và sử dụng được lâu dài, không bị bung lá. Cuối cùng là dùng kéo để cắt đi những chỗ thừa”.

Để nón lá đẹp và bền, công đoạn khâu vành nón, các đường may nên chắc tay, đều và khít.

Nói thì chỉ vài dòng, nhưng người làm quen tay, nhanh nhất cũng hơn nửa tiếng mới xong một cái nón thành phẩm. Nghề chằm nón không kén người, nhưng để nón đẹp hơn, khâu may vành cần chắc tay, đường may nên đều và khít, cầm lên cái nón ngắm nghía liền có cảm tình, nhìn vào sẽ biết người làm kỹ tính hay không.

Nghề chằm nón rất dễ, ai cũng có thể làm được, từ đàn ông, đàn bà đến trẻ con, một người lãnh cả nhà cùng làm. Cạnh nhà bà Hương có gia đình 3 thế hệ cùng nhau chằm nón. Số tiền kiếm được từ nghề chằm nón tuy không lớn nhưng vẫn đủ để gia đình có cuộc sống ổn định, nhất là những nhà lao động đông con.

Theo đó, cứ 10 ngày bà Hương chằm và giao 1.300 nón cho xưởng. Riêng những hộ nhận về chằm, bà Hương sẽ xuất tiền mua dây gân và kim, chỉ, cứ một nón thành phẩm hưởng 2.200 đồng. Mỗi tháng từ việc chằm nón bà Hương thu nhập từ 5,5 triệu đồng. Do chỉ quanh quẩn ở nhà chằm nón, nên bà còn mở thêm hàng tạp hoá nhỏ, kiếm thêm tiền điện, nước và chợ. Từ hộ khó khăn, mẹ đơn thân, nhờ vào việc chi tiêu hợp lý bà vẫn có thể tự xây cất nhà khang trang và nuôi con ăn học, vừa tạo được nguồn thu ổn định cho những hộ nhàn rỗi lân cận, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn phường.

Bà Đỗ Thuỳ Ngân, Phó chủ tịch Hội LHPN Phường 6, chia sẻ: “Nghề chằm nón sở dĩ được duy trì và mở rộng bởi người làm không cần xuất vốn lại có thể tự cân chỉnh thời gian hợp lý, không tốn nhiều công sức, không đòi hỏi trình độ kỹ thuật; tạo được việc làm cho nhiều hộ thất nghiệp, nội trợ, nông nhàn, có con nhỏ. Riêng đối với những hộ có thu nhập thấp, bên cạnh duy trì nghề chính vẫn có thể nhận nón về chằm vào những giờ rảnh rỗi, cả ngày lẫn đêm. Mỗi năm, Hội LHPN Phường 6 phối hợp với các trung tâm dạy nghề mở 2 lớp đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho lao động nông thôn, như may gia công, gia công hoa giả, nữ công gia chánh… Sau khi lớp học kết thúc, nhiều hộ tự mở bán Online, mở cửa hàng riêng, thành lập tổ phụ nữ nấu đám phục vụ lưu động… Cuộc sống dần khấm khá, thậm chí vươn lên làm giàu”./.

 

Yến Nhi

 

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Hòn Thơm, Phú Quốc hấp dẫn hàng nghìn du khách rủ nhau về đón Tết vì sao?
  • Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích luật
  • Một thí sinh của MUVN 2022 bị chỉ trích vì sân si với Hương Ly
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thống Mông Cổ
  • Xét xử BS Lương: Vì sao luật sư đề nghị khởi tố hình sự ông Trương Quý Dương
  • Đà Nẵng tăng cường phối hợp chỉ đạo, quản lý báo chí
  • Nghệ An tổ chức xúc tiến đầu tư tại bang Texas (Hoa Kỳ)
  • Chiếc vương miện tuyệt tác đến từ thương hiệu trang sức đá quý IJC
推荐内容
  • Hỗ trợ các tỉnh miền Trung sớm khôi phục nuôi trồng thủy sản, ổn định đời sống
  • Sửa Luật Đất đai: Nhiều nội dung vẫn là “dự kiến bước đầu”
  • Kim Duyên vào Top 5 vòng phỏng vấn Hoa hậu Siêu quốc gia
  • Cần 3.505 tỷ đồng mỗi năm cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
  • Giá xăng, giá điện tăng làm ‘nóng’ họp báo Chính phủ thường kỳ
  • Đỗ Hà lộ hàng trên sàn catwalk