会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ca huracan vs】Vì sao khí đốt của Mỹ không cứu nổi khủng hoảng năng lượng châu Âu?!

【ca huracan vs】Vì sao khí đốt của Mỹ không cứu nổi khủng hoảng năng lượng châu Âu?

时间:2024-12-24 00:43:52 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:904次

Giá khí đốt tự nhiên tăng vọt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến châu Âu kể từ khi châu lục tìm cách từ bỏ sự phụ thuộc vào khí đốt Nga như một cách trừng phạt Moscow vì chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine và xứ sở bạch dương "ăn miếng,ìsaokhíđốtcủaMỹkhôngcứunổikhủnghoảngnănglượngchâuÂca huracan vs trả miếng" bằng cách hạn chế các dòng chảy nhiên liệu qua mạng lưới đường ống dẫn của họ.

Mức tăng lên tới 25% từ giữa tháng 7, khi Nga thông báo tuyến Dòng chảy Phương Bắc 1 đến Đức sẽ chỉ cung cấp 20% công suất thông thường. Hồi tháng 5, nước này đã đáp trả các lệnh trừng phạt của châu Âu bằng cách ngăn chặn hoàn toàn nguồn cung khí đốt đến châu Âu thông qua tuyến đường ống Yamal.

Các quốc gia châu Âu đang vật lộn để tích trữ đủ khí đốt khi mùa đông đến gần. Nhiều ý kiến lo ngại các nước trong khu vực sẽ phải phân bổ nguồn cung ít ỏi cho cả hộ gia đình, doanh nghiệp và rằng cuộc khủng hoảng năng lượng có thể dẫn đến suy thoái.

Cho đến nay, châu Âu vẫn phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên để sưởi ấm cho các hộ gia đình cũng như sản xuất điện và công nghiệp. Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đang triển khai một số sáng kiến nhằm đối phó với khủng hoảng năng lượng, ví dụ như Đức cứu trợ cho các công ty cung ứng khí đốt hay Pháp quốc hữu hóa công ty điện lực EDF.

Nỗ lực ứng cứu của Mỹ

Nhằm đáp ứng nhu cầu của châu Âu, Mỹ đã thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Mỹ hiện là nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới trong nửa đầu năm 2022, theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA).

Xuất khẩu khí đốt trung bình hàng ngày của xứ sở cờ hoa đã tăng 12% trong 6 tháng qua, lên tới hơn 317 triệu m3 mỗi ngày. Anh và EU đã thay châu Á trở thành đối tác nhập khẩu LNG hàng đầu của Mỹ, chiếm tới 71% lượng xuất khẩu của nước này nhờ mạnh tay chi ra các khoản tiền lớn. Điều đó khiến các quốc gia nghèo hơn như Brazil hoặc Bangladesh không thể cạnh tranh với châu Âu ở mức giá hiện tại. Một số nhà xuất khẩu thậm chí đã phá vỡ hợp đồng với các nước nghèo để chuyển hướng nhiên liệu sang châu Âu nhằm thu về lợi nhuận cao hơn, bất chấp các hình phạt.

Hãng thông tấn DW dẫn lời Eugene Kim, giám đốc bộ phận nghiên cứu khí đốt châu Mỹ của tổ chức tư vấn Wood Mackenzie nhận xét, Mỹ đã nổi lên như một trong những nhà cung cấp LNG an toàn duy nhất. Lí do vì, các ngành công nghiệp khí đốt của Australia và Tây Phi đã bị hạn chế bởi xung đột kinh tế và chính trị dù những nơi này từng được đánh giá là có tiềm năng tăng trưởng trước khi chiến sự Nga - Ukraine bùng phát hồi cuối tháng 2.

Theo chuyên gia Kim, Qatar và Bắc Mỹ là những khu vực có thể tăng trưởng nguồn cung LNG trong tương lai. Song, vấn đề năng lực ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương đang hạn chế khả năng đóng vai "siêu anh hùng" của Mỹ.

Mặc dù Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 3 đã hứa sẽ xuất khẩu nhiều LNG hơn sang châu Âu, nhưng ngành công nghiệp này đã đạt công suất tối đa. Ngoài ra, do phụ thuộc vào các đường ống từ Nga, phần lớn châu Âu thiếu cơ sở hạ tầng phù hợp cho nhập khẩu khí đốt từ những nguồn khác, ngay cả khi Mỹ có thể xuất khẩu nhiều LNG hơn.

Trong ngắn hạn, xuất khẩu LNG của Mỹ dự kiến sẽ giảm đáng kể do vụ nổ hồi đầu tháng 6 tại cơ sở LNG Freeport ở vùng vịnh phía nam nước này. Ngay cả trước sự cố, Mỹ cũng không đủ khả năng giải quyết "cơn khát" nhiên liệu của châu Âu. Trong khi, năng lực hiện có phần lớn bị ràng buộc trong các hợp đồng dài hạn với các quốc gia ngoài châu Âu và làn sóng cơ sở hạ tầng xuất khẩu tiếp theo sẽ không đi vào vận hành cho đến năm 2024 hoặc muộn hơn. Ngay cả khi đó, các chuyên gia cũng tin chúng không giúp Mỹ đủ khả năng đáp ứng hoàn toàn nhu cầu nhiên liệu cho châu Âu.

Nhiều vướng mắc liên quan đến tăng sản xuất khí đốt

Ngoài những hạn chế về năng lực, các nhóm người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ cũng phản đối các mức giá cao hơn bắt nguồn từ việc tăng xuất khẩu LNG của Mỹ. 

Paul Cicio, giám đốc điều hành Tập đoàn thương mại sản xuất Industrial Energy Consumers of America phát biểu trên tạp chí Wall Street Journal: "Người tiêu dùng Mỹ, nền kinh tế Mỹ, an ninh quốc gia Mỹ đang gặp rủi ro trừ khi chúng ta duy trì lượng dự trữ dư thừa".

Thực tế, giá cả đã tăng vọt do việc sử dụng điều hòa không khí trong các đợt nắng nóng kỷ lục làm đảo ngược việc giảm nhu cầu dự kiến từ sau vụ nổ Freeport. EIA gần đây báo cáo, lượng khí đốt dự trữ trong kho của Mỹ hiện thấp hơn 12% so với mức trung bình 5 năm vào thời điểm này của năm.

Khí đốt của Mỹ cũng đang vấp phải sự phản đối cả ở trong nước và quốc tế trên mặt trận khí hậu. Các nhóm hoạt động chống biến đổi khí hậu tin, việc mở rộng cơ sở hạ tầng LNG cần thiết để tăng xuất khẩu sẽ đồng nghĩa với việc đổi mới các mục tiêu giảm phát thải nhiên liệu hóa thạch hiện có. Họ lập luận, LNG chiếm 1/3 lượng khí thải các-bon của Mỹ, bao gồm gần một nửa lượng khí thải mê-tan. Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã quy mê-tan, một loại khí gây hiệu ứng nhà kính đặc biệt mạnh là nguyên nhân chính thúc đẩy khủng hoảng khí hậu toàn cầu.

Hơn nữa, nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá trình khai thác và hóa lỏng khí tự nhiên có thể cực kỳ nguy hiểm và gây ô nhiễm. Ngoài mê-tan, quá trình khai thác dầu khí bằng thủy lực cắt phá có thể giải phóng các hóa chất gây ung thư và độc hại khác vào môi trường xung quanh các cơ sở sản xuất, nơi sinh sống chủ yếu của các cộng đồng nghèo và người da màu. Quá trình hóa lỏng khí đốt cũng có nguy cơ gây cháy và nổ như tại cơ sở Freeport ở Texas.

Bất chấp các rủi ro khí hậu, EU đã đưa khí đốt tự nhiên vào danh sách các khoản đầu tư bền vững và các nhà xuất khẩu khí đốt của Mỹ đã ký một loạt hợp đồng để đáp ứng nhu cầu của họ. Giới quan sát lưu ý đang có sự thay đổi trong các ưu tiên năng lượng của châu Âu. Trước đây, châu lục tập trung cho việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường và bền vững, nhưng hiện việc bảo đảm an ninh năng lượng được đặt lên hàng đầu.

Nhà hoạt động Schneider thuộc Chiến dịch vận động Texas vì môi trường nhấn mạnh, châu Âu có thể tìm kiếm một lộ trình sạch hơn cho an ninh năng lượng, chẳng hạn bằng cách đầu tư nhiều hơn vào các năng lượng tái tạo. Bà nói thêm, các cơ sở xuất khẩu LNG mới của Mỹ thậm chí sẽ không giúp cải thiện tình hình trong 3 năm nữa, do đó châu Âu có thể "tận dụng cuộc khủng hoảng này để chuyển đổi sang các loại nhiên liệu bền vững hơn".

Tuấn Anh

Cơn ác mộng năng lượng tồi tệ nhất của châu ÂuKhi việc cắt giảm nguồn cung khí đốt của Nga ảnh hưởng đến an ninh năng lượng của châu Âu, châu lục đang phải vật lộn đối phó với một trong các cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất lịch sử và tình trạng vẫn có thể tồi tệ hơn.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • 'Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần có báo cáo riêng về điều hành giá thịt lợn'
  • Chỉ huy DPR nói chiến thuật của Ukraine, hàng nghìn ngôi nhà ở Kherson bị ngập
  • “Đánh đuổi” mệt mỏi ngày cuối năm
  • Báo chí tác nghiệp như thế nào đối với vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em gái?
  • 45 set đồ sẵn sàng đón gió lạnh
  • Tỷ giá hôm nay 24/5: USD trung tâm tiếp tục giảm sâu nhưng tăng nhẹ tại các ngân hàng thương mại
  • Tàu lặn không có hộp đen, tìm nguyên nhân phát nổ bằng cách nào?
  • Ông Putin sẵn sàng đối thoại về chủ đề Ukraine, Kiev nói đạt bước tiến mới
推荐内容
  • Quảng Ninh: Hố tử thần bất ngờ nuốt gọn máy xúc và nhiều tài sản của người dân
  • Hội thi “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” khu vực III
  • Chấn động với biến đổi gien phôi thai người
  • Phong Điền: Tăng cường công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết
  • Nhật Bản chuẩn bị tưởng niệm 7 năm thảm họa động đất sóng thần
  • Lào Cai tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình