【nhận định paris saint germain】Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Biến thách thức thành cơ hội, chuyển đối đầu thành hợp tác
Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN,ủtướngNguyễnXuânPhúcBiếntháchthứcthànhcơhộichuyểnđốiđầuthànhhợptánhận định paris saint germain các nước tham gia EAS (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nga và Hoa Kỳ) và Tổng Thư ký ASEAN.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass được mời trình bày về nỗ lực ứng phó dịch bệnh Covid-19 và thúc đẩy phục hồi kinh tế bền vững toàn cầu.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò và tầm vóc của EAS. Với ASEAN ở vị trí trung tâm, lấy đối thoại, hợp tác làm phương châm, sau 15 năm, EAS là diễn đàn chiến lược hàng đầu khu vực, là nơi các nhà lãnh đạo trao đổi về các vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến hoà bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, với 4,6 tỷ dân, tổng GDP hơn 51,6 ngàn tỷ USD, EAS đã tạo ra khuôn khổ phù hợp cho các nước chia sẻ các quan tâm chung, đối thoại về mọi vấn đề và hợp tác trên nhiều lĩnh vực. EAS cũng góp phần xây dựng cách tiếp cận chung về các vấn đề đang nổi lên, đó là thượng tôn pháp luật, đối thoại chân thành, hợp tác thực chất vì hòa bình và ổn định lâu dài, thịnh vượng bền vững trong khu vực.
Các nước đều phát biểu đánh giá cao Việt Nam, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 và EAS lần thứ 15, đã thành công trong điều phối các nỗ lực chung, vừa tăng cường hợp tác vì hòa bình, an ninh, vừa ứng phó hiệu quả với đại dịch.
Hội nghị cấp cao Đông Á |
Các nước cũng đánh giá cao các sáng kiến của ASEAN về tăng cường hợp tác ứng phó dịch Covid-19, nhất là Quỹ ứng phó Covid-19 và Kho dự phòng vật tư y tế khu vực. Một số đối tác đề cập đến những hỗ trợ cụ thể của mình cho ASEAN trong kiểm soát dịch bệnh, khôi phục tổng thể.
Các nước nhất trí cần nâng cao năng lực hệ thống y tế công cộng, sẵn sàng ứng phó với các thách thức y tế tương lai, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm. Đồng thời cũng cần hợp tác nghiên cứu và sản xuất vaccine và thuốc điều trị Covid-19.
Không quân sự hóa trên biển
Lãnh đạo các nước dành nhiều thời gian trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế. Các nước nhấn mạnh nhu cầu bảo đảm môi trường thuận lợi để kiểm soát dịch bệnh.
Trên cơ sở đó, các nước nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm, đồng thời kêu gọi kiềm chế, tránh các hành động làm phức tạp tình hình, không quân sự hóa, giải quyết hòa bình các khác biệt, mâu thuẫn trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển.
Các nước ghi nhận nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982.
Phát huy những thành tựu đạt được trong 15 năm, lãnh đạo các nước EAS nhất trí phối hợp xây dựng định hướng cho EAS phát triển, đóng góp cho đối thoại và hợp tác vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng và ứng phó hiệu quả với các thách thức đang nổi lên trong khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ đánh giá của lãnh đạo các nước về tầm quan trọng trong xây dựng văn hóa đối thoại và hợp tác vì hòa bình, an ninh và phát triển của khu vực.
Thủ tướng nhấn mạnh trong môi trường thế giới chuyển biến nhanh và phức tạp hiện nay, EAS cần phát huy vai trò của mình là diễn đàn hàng đầu trong thúc đẩy đối thoại và hợp tác tạo dựng lòng tin chiến lược giữa các quốc gia, biến thách thức thành cơ hội, hóa giải khó khăn, chuyển đối đầu thành hợp tác, từ đó đóng góp định hình cấu trúc đa phương quốc tế hiệu quả có khả năng ứng phó hữu hiệu với các thách thức của khu vực và toàn cầu.
Trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tái khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông đề cập trong các Tuyên bố của hội nghị cấp cao ASEAN 36 (tháng 6/2020) và hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 53 (tháng 9/2020).
Thủ tướng nhấn mạnh mọi hành vi trên biển của các quốc gia cần phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, khuôn khổ xác định các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển của các bên.
Nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của biển và đại dương với không gian phát triển của các quốc gia, Thủ tướng đề nghị thúc đẩy hơn nữa hợp tác biển, lĩnh vực ưu tiên của EAS thông qua sử dụng bền vững và bảo tồn các nguồn tài nguyên biển, ngăn ngừa ô nhiễm và rác thải biển, dự phòng và ứng phó thiên tai cũng như kết nối biển.
Thành Nam - Phạm Hải
Thủ tướng: Khó khăn không chùn bước, thách thức chẳng sờn lòng
Thủ tướng khẳng định ASEAN khó khăn không chùn bước, thách thức chẳng sờn lòng, dịch bệnh Covid-19 đã không thể cản trở tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh để doanh nghiệp bứt phá sau dịch COVID
- ·Tháo điểm nghẽn về quy mô sản xuất nông nghiệp để không còn nền nông nghiệp giải cứu
- ·Giải bóng đá tứ hùng TX.Dĩ An
- ·Doanh nghiệp Nhật Bản khởi công xây dựng nhà máy sản xuất bao bì tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung
- ·Bé trai 32 tháng tuổi tử vong khi đang truyền dịch: Nghi do sốc nước biển
- ·[Infographic] Những công trình giao thông mang đậm dấu ấn Nhật Bản ở Việt Nam
- ·Fox Sports nhận định đội Việt Nam có cửa thắng Nhật Bản
- ·Giá trị của cựu binh Anh Đức
- ·Chuyên gia tư vấn xóa chàm bớt trên da
- ·Dừng đầu tư nâng cấp, cải tạo đèo Mimosa
- ·‘Ông lớn’ Saudi Aramco báo lợi nhuận giảm 25% vì Covid
- ·Thu hút FDI trong kỷ nguyên mới (Bài 2)
- ·Becamex Bình Dương bổ sung tiền đạo ngoại
- ·U19 Becamex Bình Dương dự vòng Chung kết U19 toàn quốc 2019: Sẵn sàng chinh phục mục tiêu cao nhất
- ·Vụ cháy chung cư Carina: thêm 1 nạn nhân tử vong, 3 ca tiên lượng nguy kịch
- ·Vòng 1 V.League 2019, Thanh Hóa
- ·Đại hội thể dục thể thao toàn quốc 2018:Bình Dương hiện đạt được 26 huy chương các loại
- ·Truyền hình trực tiếp tất cả các trận của B.Bình Dương tại AFC Cup 2019
- ·Thông báo khẩn: Nhận diện 19 chuyến bay có nguy cơ lây lan Covid
- ·Hà Nội đề xuất mở rộng đường Âu Cơ lên 4 làn xe