【bongdanet.vn nhan dinh】Nợ chính phủ của Việt Nam có thể xuống dưới 50% GDP vào năm 2019
Fitch nêu rõ việc nâng mức tín nhiệm phản ánh hoạt động hoạch định chính sách nhằm tăng cường sức khỏe kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang ngày càng cải thiện.
Hãng xếp hạng này nhận định Việt Nam ngày càng cải thiện chính sách và cải cách kinh tế. Việt Nam sẽ vẫn nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Fitch đánh giá,ợchínhphủcủaViệtNamcóthểxuốngdướiGDPvàonăbongdanet.vn nhan dinh tốc độ tăng trưởng GDP thực trung bình 5 năm của Việt Nam vào cuối năm 2017 là 6,2%, vượt xa mức trung vị của (xếp hạng) “BB” là 3,4%.
Fitch kỳ vọng, tăng trưởng của Việt Nam sẽ đạt 6,7% trong năm 2018, bởi con số này phù hợp với mục tiêu tăng trưởng của Quốc hội Việt Nam, đồng thời được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ, trong khi sản xuất và chi tiêu tiêu dùng cá nhân tiếp tục mở rộng.
"Việt Nam sẽ vẫn là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và nhanh nhất trong số các nền kinh tế được xếp hạng “BB” - Fitch nhận định.
Một điểm tích cực nữa cũng được Fitch ghi nhận là dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã được cải thiện mạnh mẽ, với dự trữ ngoại hối đã tăng lên 49 tỷ USD trong năm 2017 (tương đương khoảng 2,5 tháng nhập khẩu), từ mức 37 tỷ USD vào cuối năm 2016, được hỗ trợ bởi dòng vốn chảy vào lớn và thặng dư tài khoản vãng lai.
Sự gia tăng dự trữ ngoại hối cung cấp một "cú đệm" chống lại những cú sốc bên ngoài, Fitch đánh giá và dự báo: “Dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên khoảng 66 tỷ USD vào cuối năm 2018, tương đương với khoảng 3,1 tháng nhập khẩu”.
Fitch ghi nhận việc Chính phủ Việt Nam đã duy trì cam kết của mình trong việc giảm nợ và cải cách doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể, tổng nợ của chính phủ (GGGD), theo tính toán của Fitch dựa trên các số liệu ước tính chính thức, đã giảm xuống còn 52,4% GDP vào cuối năm 2017 từ mức 53,4% của năm 2016; trong khi các khoản bảo lãnh của chính phủ giảm xuống còn 9% GDP vào cuối năm 2017 từ 10,3% vào cuối năm 2016.
Kết quả là, nợ công của Việt Nam (nợ chính phủ bao gồm cả bảo lãnh) giảm xuống 61,4% GDP vào cuối năm 2017 từ mức 63,6% GDP vào cuối năm 2016, vẫn thấp hơn mức trần nợ cho phép (65% GDP).
Theo các tính toán nợ và thâm hụt của Fitch, phù hợp chặt chẽ hơn với tiêu chuẩn kế toán tài chính của Chính phủ (GFS), nợ của chính phủ nói chung có thể giảm hơn nữa và giảm xuống dưới 50% GDP vào năm 2019, được hỗ trợ bởi số tiền thu được từ chương trình cổ phần hóa.
Fitch dự báo thâm hụt ngân sách trong năm 2018 sẽ thu hẹp xuống còn khoảng 4,6% GDP từ mức khoảng 4,7% trong năm 2017”.
Fitch cũng lưu ý thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam và các chỉ số phát triển con người vẫn yếu hơn so với mức trung vị. Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chỉ ở mức 2.335 USD vào cuối năm 2017, thấp hơn so với mức trung vị của xếp hạng “BB” là 5.884 USD...
Đức Minh
(责任编辑:Thể thao)
- ·Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy
- ·Chọn giày dép phù hợp bé yêu
- ·Cách nấu chè chuối bột báng ngon
- ·Cách làm bánh bao chiên cho bữa sáng
- ·Apple loại bỏ một biểu tượng gắn với Steve Jobs trên MacBook mới
- ·Lên án người chồng bắt vợ ăn phân lợn, dùng kim đâm vào vùng kín.
- ·Chọn mua máy rửa mặt phù hợp với từng loại da
- ·Pin sạc dự phòng dởm dễ gây cháy nổ
- ·Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
- ·Cách làm món bánh muffin chuối mềm xốp, thơm ngon ăn sáng
- ·Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- ·Kem dưỡng ẩm cho da nhạy cảm vào mùa đông
- ·Giám đốc Ban Quản lý dự án đùn đẩy việc phát ngôn cho Chánh Văn phòng Bộ Xây Dựng?
- ·Nước hoa mùa hè cho nữ dưới 2 triệu đồng
- ·Thời tiết hôm nay 01/12: Nam Bộ sáng sớm mát mẻ; Bắc Bộ rét, sương mù
- ·5 cách mix đồ đơn giản mà đẹp với quần jean skinny
- ·Học sinh lớp 4 bỗng tử vong khi đi chơi ở công viên nước Đầm Sen
- ·Cách phân biệt bật lửa Zippo thật giả
- ·Hacker bắt đầu nhắm thẳng đến ví bitcoin
- ·Công an bắt kiểm lâm vì hối lộ, 'sốc' toàn lực lượng