【kq atlas】Kỳ họp bất thường lần thứ 5: Giải quyết các vấn đề cấp bách của đất nước
Sáng 15/1,ỳhọpbấtthườnglầnthứGiảiquyếtcácvấnđềcấpbáchcủađấtnướkq atlas sẽ khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV Phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV sẽ được truyền hình trực tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV |
Sáng 15/1, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp.
Tham dự phiên khai mạc có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo Đảng và và Nhà nước tham dự khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5 ( Ảnh: Phạm Thắng) |
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, căn cứ quy định của Hiến pháp và pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV để xem xét, quyết định những nội dung quan trọng.
Thứ nhất, về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đất đai là dự án Luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; đồng thời cũng là dự án Luật rất khó và phức tạp. Dự án Luật đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị rất trách nhiệm, kỹ lưỡng, công phu qua nhiều vòng, nhiều bước; đã được thảo luận, cho ý kiến tại 3 Kỳ họp Quốc hội, 2 Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, 6 phiên họp chính thức của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và được chỉnh lý, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và trên 12 triệu lượt ý kiến của Nhân dân.
Sau Kỳ họp thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo các cơ quan có liên quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại hai phiên họp (tháng 12/2023 và tháng 01/2024). Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 16 chương và 260 điều (bỏ 5 điều, chỉnh lý 250 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6). Đến nay, dự thảo Luật đã quán triệt đầy đủ và thể chế hóa các quan điểm, nội dung của Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, phù hợp với Hiến pháp, đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật, đủ điều kiện để trình Quốc hội tại Kỳ họp này. "Đề nghị các vị đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần trách nhiệm cao, tiếp tục cho ý kiến về dự án Luật, tập trung vào những vấn đề lớn, quan trọng theo Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đảm bảo chất lượng cao nhất và xem xét, biểu quyết thông qua tại Kỳ họp này"- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc kỳ họp (Ảnh: Phạm Thắng) |
Thứ hai, về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 và thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật, đảm bảo thận trọng, kỹ lưỡng, bám sát yêu cầu cơ cấu lại, nâng cao năng lực, hiệu quả của hệ thống tổ chức tín dụng theo đúng chủ trương của Đảng, nghị quyết của Quốc hội. Cơ quan chủ trì thẩm tra và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tập trung chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến xử lý tình trạng sở hữu chéo, hạn chế việc chi phối, thao túng tổ chức tín dụng; quy định minh bạch về cơ chế tài chính, hạch toán, quản trị các tổ chức tín dụng; vấn đề can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, chuyển giao bắt buộc, phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo các khoản nợ xấu; tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tổ chức tín dụng; điều khoản chuyển tiếp; tính đồng bộ của hệ thống pháp luật... Dự thảo Luật đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến kỹ lưỡng 2 lần tại phiên họp thứ 29 (tháng 01/2024), sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 15 chương và 210 điều (tăng 7 điều, chỉnh lý rất nhiều điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6), đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Toàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5 (Ảnh: Phạm Thắng) |
Dự án Luật có nhiều nội dung chuyên sâu, có tác động trực tiếp đến chính sách tài chính, tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô, do đó, đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nghiên cứu thận trọng, toàn diện, góp ý, hoàn thiện và xem xét, biểu quyết thông qua dự thảo Luật đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, bảo đảm sự an toàn, lành mạnh, minh bạch, ổn định và bền vững của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, phát triển theo đúng nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thông lệ, chuẩn mực quốc tế phổ biến, nâng cao khả năng cạnh tranh, tiếp tục phát huy vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế.
Thứ ba, về một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện Nghị quyết về giám sát chuyên đề tại Kỳ họp thứ 6, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định áp dụng một số chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, tập trung vào các nội dung chủ yếu: Việc phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm; Việc điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm; Việc sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp giao chủ dự án phát triển sản xuất tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa phục vụ hoạt động phát triển sản xuất; Việc quy định cụ thể về quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; Địa bàn, phạm vi áp dụng quy định về ủy thác vốn tự cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội; Việc quy định cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện quyết định danh mục, cơ cấu, phân bổ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong triển khai thực hiện các chương trình...
Trên cơ sở kết quả giám sát của Quốc hội và thực tiễn phong phú tại Bộ, ngành, địa phương, đơn vị mình, đề nghị các vị đại biểu Quốc hội cho ý kiến về nội dung và tính khả thi của từng quy định cụ thể trong dự thảo để hoàn thiện, xem xét thông qua Nghị quyết tại Kỳ họp này.
Thứ tư,tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến và quyết định một số nội dung quan trọng, cấp thiết về tài chính, ngân sách, bao gồm: Việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn để thực hiện dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bảo đảm an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo quốc gia, đáp ứng sự mong mỏi của cử tri, Nhân dân huyện đảo và cả nước.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định: "Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV diễn ra trong những ngày đầu năm mới 2024 - năm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và hướng tới Đại hội XIV của Đảng. Những nội dung được Quốc hội quyết định tại Kỳ họp này có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2024 và cả nhiệm kỳ mà còn có ý nghĩa căn cơ, chiến lược, lâu dài."
Chủ tịch Quốc hội đã đề nghị các vị đại biểu Quốc hội phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng để Kỳ họp hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình với sự thống nhất, đồng thuận cao. Đề nghị các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, phối hợp chặt chẽ, hoàn thiện các dự thảo luật, nghị quyết đạt chất lượng cao nhất để Quốc hội xem xét, quyết định.
Kỳ họp bất thường lần này dự kiến diễn ra trong 3 ngày theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội và sẽ bế mạc vào sáng 18/1. Ngày 17/1, Quốc hội nghỉ 1 ngày để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo nghị quyết. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Xây dựng thành phố thông minh: Cần cân bằng phát triển kinh tế và phát triển bền vững
- ·Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Thống đốc tỉnh Kaluga, Liên bang Nga
- ·Thủ tướng sẽ dự hội nghị APEC tại Papua New Guinea
- ·Bị cáo Phan Văn Vĩnh từ chối công khai bản án: Không có ngoại lệ
- ·Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số
- ·4 ca mắc Covid
- ·Bổ nhiệm, phê chuẩn nhân sự 2 cơ quan của Quốc hội
- ·Cần trả lại uy tín cho các cuộc thi nhiếp ảnh
- ·Hướng dẫn thủ tục về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi thực thi EVFTA
- ·Triển lãm “Gặp gỡ mùa Thu” sẽ trích một phần ủng hộ đồng bào phía Bắc
- ·WHO cảnh báo thuốc giả tràn ngập thị trường các nước đang phát triển vì Covid
- ·Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nicaragua
- ·Tổng bí thư, Chủ tịch nước chỉ đạo khẩn trương xử nghiêm hàng loạt đại án
- ·Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp Công ty năng lượng Hoa Kỳ
- ·Cảnh báo nguy cơ nhiễm Covid
- ·Đi nước ngoài học tập kinh nghiệm nhưng chủ yếu là tham quan, du lịch
- ·Ngàn sau rồi cũng phút giờ này thôi
- ·“Chuyện làng Đình“: Thông điệp bảo vệ gìn giữ văn hoá truyền thống
- ·Fitch Ratings nâng triển vọng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam từ “Ổn định” lên “Tích cực”
- ·Bước đệm để Việt Nam