【bóng đá trực tiếp xôi lạc hôm nay】Hội nghị AMM
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi chủ trì họp báo thông tin về Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 và các hội nghị liên quan. (Ảnh: Đào Trang/TTXVN)
Trong bối cảnh thế giới và khu vực đáng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế-xã hội,ộinghịbóng đá trực tiếp xôi lạc hôm nay Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á ASEAN (AMM) lần thứ 56 và các Hội nghị liên quan sẽ là dịp để các nước tập trung trao đổi, thảo luận về các vấn đề nổi cộm hiện nay như phục hồi kinh tế, thương mại, đầu tư, ổn định chuỗi cung ứng, ứng phó với các thách thức như biến đổi khí hậu, khoảng cách phát triển, môi trường, dịch bệnh, an ninh năng lượng và an ninh lương thực.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Jakarta, Đại sứ Việt Nam tại ASEAN Nguyễn Hải Bằng cho biết sự kiện cũng là dịp để các nước đánh giá lại toàn bộ tiến trình hợp tác của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác trong năm qua, để từ đó cùng nhau đề ra định hướng tương lai sắp tới.
Theo Đại sứ Nguyễn Hải Bằng, diễn ra từ ngày 10-14/7 tại Jakarta, hội nghị lần này có sự tham dự của 10 nước ASEAN cũng như các đối tác.
Ngoài các cuộc họp giữa 10 nước ASEAN, còn có thêm các Hội nghị giữa ASEAN với từng đối tác, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Diễn đàn Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF).
Giống như thông lệ mọi năm, hội nghị còn là dịp để ASEAN và các đối tác thảo luận về tình hình khu vực và thế giới, nhất là trong bối cảnh nhiều điểm nóng tiếp tục có những diễn biến phức tạp.
Đây cũng sẽ là cơ hội để khẳng định vai trò và giá trị chiến lược của các cơ chế do ASEAN dẫn dắt trong thúc đẩy đối thoại và hợp tác, tạo diễn đàn để các nước trao đổi quan điểm của nhau, góp phần nâng cao hiểu biết, thu hẹp khác biệt và thúc đẩy lòng tin.
Đại sứ Nguyễn Hải Bằng cho hay ASEAN và các đối tác sẽ tiếp tục trao đổi, triển khai những ưu tiên trọng tâm trong nửa cuối của năm 2023, cũng như những kết quả đã đạt được tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42, bao gồm thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi; ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt là an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh mạng, tội phạm xuyên quốc gia, tự cường y tế và ổn định tài chính-kinh tế.
Nội dung về nâng cao năng lực và hiệu quả thể chế của ASEAN, rà soát quá trình thực hiện Hiến chương ASEAN cũng sẽ là nội dung quan trọng được tiếp tục thảo luận tại Hội nghị nhằm điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và tình hình mới. Mục tiêu là đảm bảo nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN được triển khai nhịp nhàng, hiệu quả trên cả 3 trụ cột Chính trị-An ninh, Kinh tế, và Văn hóa-Xã hội.
Các hội nghị giữa ASEAN với các đối tác cũng sẽ thảo luận những nội dung quan trọng, đánh giá việc triển khai các cam kết đã có, cũng như định hướng cho hợp tác trong thời gian tới. Hội nghị dự kiến sẽ thông qua một số tuyên bố chung giữa ASEAN với các đối tác.
Đại sứ Nguyễn Hải Bằng khẳng định rằng sự tham gia của đoàn Việt Nam do Bộ Trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu trong kỳ AMM-56 lần này thể hiện sự tiếp nối các cam kết và trách nhiệm của Việt Nam đối với khu vực và với công việc chung của ASEAN.
Ngay từ đầu năm 2023, khi Indonesia đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã có sự chuẩn bị từ sớm để có thể tham gia, đóng góp hiệu quả cho tất cả các hoạt động của ASEAN.
Tại hội nghị lần này, đoàn Việt Nam sẽ tham dự trên 20 cuộc họp, góp phần tăng cường đoàn kết, đồng thuận trong ASEAN, tăng cường hợp tác giữa ASEAN với các đối tác, thông qua đó đề cao vị thế, vai trò của Việt Nam trong ASEAN và trên các diễn đàn quốc tế.
Trong vai trò là cơ quan đầu mối được giao trách nhiệm vụ đàm phán một số văn kiện trong kỳ Hội nghị lần này, Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN đã tích cực, chủ động đóng góp đóng góp các sáng kiến do Việt Nam đề xuất.
Nhiều văn kiện lớn như các tuyên bố chung dự kiến được thông qua tại Hội nghị lần này đều có sự tham gia, đóng góp của Phái đoàn Việt Nam cùng với Phái đoàn các nước ASEAN tại Jakarta và Phái đoàn các nước đối tác.
Những đóng góp này của Việt Nam đều được các nước đánh giá cao và ghi nhận, qua đó giúp hình ảnh, vai trò và vị thế của Việt Nam trong ASEAN tiếp tục được củng cố.
Đại sứ Nguyễn Hải Bằng cho biết thêm rằng với chủ đề “Một ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng,” Chủ tịch Indonesia quyết tâm tăng cường khả năng của ASEAN trong ứng phó với các thách thức khu vực và toàn cầu, cũng như củng cố vị thế của hiệp hội với tư cách là tâm điểm tăng trưởng.
Indonesia đã chuẩn bị tầm nhìn ASEAN đến năm 2045 cũng như thúc đẩy thảo luận dự thảo Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN nhằm tăng cường năng lực và hiệu quả thể chế của Hiệp hội.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa phục hồi toàn diện, cạnh tranh chiến lược nước lớn gia tăng, cùng nhiều biến động phức tạp, khó lường, Indonesia nhấn mạnh đoàn kết và nỗ lực chung của tất cả các thành viên gia đình ASEAN là điều kiện tiên quyết để ASEAN phát huy mạnh mẽ vai trò dẫn dắt hòa bình và tăng trưởng khu vực.
Để ASEAN thực sự là tâm điểm, động lực cho tăng trưởng của khu vực và toàn cầu, Indonesia định hướng ASEAN ưu tiên hội nhập kinh tế, hợp tác bao trùm, triển khai hiệu quả Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), bảo đảm an ninh lương thực, tự cường năng lượng và ổn định tài chính.
Trước tác động biến động trong địa chính trị, cùng nhiều thách thức, rủi ro tiềm ẩn, ASEAN đã chuyển hướng chiến lược, tận dụng các động lực mới, thông qua nhiều sáng kiến như Khung kinh tế tuần hoàn, Chiến lược trung hòa carbon, Hiệp định khung kinh tế số ASEAN, Sáng kiến Một sức khỏe ASEAN…
Song song với đó, ASEAN cũng đẩy mạnh hội nhập kinh tế, tăng cường thương mại và đầu tư nội khối, củng cố kết nối chuỗi cung ứng, nâng cao năng lực bảo đảm ổn định tài chính, an ninh lương thực, an ninh năng lượng./.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Ðại tá từ du kích
- ·Bất động sản vùng ven gồng gánh cả thị trường
- ·Nguồn cung bất động sản giảm sâu
- ·Thị trường bất động sản sẽ sớm “ngấm” chính sách mới
- ·Nhận định, soi kèo Casa Pia vs Famalicao, 01h00 ngày 6/1: Nối dài mạch thắng
- ·Condotel lại gặp vận đen
- ·L'ALYANA SENSES WORLD: Đánh thức ngũ quan, tìm lại bản nguyên cuộc sống
- ·Doanh nghiệp địa ốc TP.HCM khai xuân sớm
- ·Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%
- ·Hạn chế tranh chấp chung cư: Phải chặn ngay từ nguồn
- ·Tạm giữ thanh niên ở Quảng Trị lái xe tông vào cảnh sát giao thông
- ·Đường Hoàng Hoa Thám, sao chậm thi công?
- ·Tiếp sức mùa thi 2014: Vượt ngưỡng 38.000 TNV chung tay giúp sĩ tử
- ·KITA Group nhận cú đúp giải thưởng bất động sản với dự án Stella Mega City
- ·ABBank (ABB) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
- ·Thị trường địa ốc ngóng EVFTA
- ·Lệch pha cung
- ·Bức xúc vì kẹt xe
- ·Mưa lớn trút nước ở Hà Nội, khắp ngả đường kẹt không lối thoát
- ·Lòng đường biến thành… chợ