【termez surkhon】Học sinh sẽ được giảm 18 tiết/năm sau khi điều chỉnh môn Lịch sử bậc Trung học phổ thông
* PV: Thưa ông,ọcsinhsẽđượcgiảmtiếtnămsaukhiđiềuchỉnhmônLịchsửbậcTrunghọcphổthôtermez surkhon kế hoạch mới ban hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề cập tới việc thực hiện điều chỉnh môn Lịch sử là môn học bắt buộc. Vậy, liệu có nên hiểu môn Lịch sử được điều chỉnh từ môn lựa chọn thành môn bắt buộc?
Với phương án điều chỉnh đang dự thảo, chương trình cấp trung học phổ thông đối với mỗi học sinh được giảm 18 tiết/năm học so với thiết kế ban đầu (tương ứng với số tiết giảm của chương trình môn Lịch sử)
|
Ông Nguyễn Xuân Thành: Nghị quyết số 63/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội yêu cầu nghiên cứu ý kiến cử tri, nhân dân và đại biểu Quốc hội, thiết kế môn Lịch sử trong chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông (THPT), bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh.
Bộ GDĐT đang điều chỉnh môn Lịch sử theo đúng yêu cầu nói trên của Nghị quyết 63, đảm bảo môn học này có phần bắt buộc với tất cả học sinh THPT và có phần lựa chọn cho học sinh có định hướng chuyên sâu về Lịch sử.
Kế hoạch của Bộ GDĐT ban hành để tổ chức việc điều chỉnh phần bắt buộc, nên trong kế hoạch này không đề cập tới phần lựa chọn. Việc thực hiện phần lựa chọn theo đúng Chương trình giáo dục phổ thông đã ban hành năm 2018.
* PV:Việc điều chỉnh môn Lịch sử sẽ ảnh hưởng tới tổ hợp các môn lựa chọn. Vậy, tổ hợp các môn sau khi điều chỉnh được bố trí như thế nào và các cơ sở đào tạo nên triển khai ra sao cho thuận tiện?
Ông Nguyễn Xuân Thành:Theo yêu cầu của Nghị quyết 63, Bộ GDĐT đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó môn Lịch sử được giữ nguyên phần chuyên đề học tập lựa chọn (35 tiết/năm học) theo định hướng nghề nghiệp; chuyển phần chủ đề môn Lịch sử 70 tiết/năm học thành phần bắt buộc và điều chỉnh chương trình còn 52 tiết/năm học để bảo đảm sự phù hợp với tất cả học sinh và cơ cấu đội ngũ giáo viên Lịch sử hiện nay. Đối với các môn lựa chọn, các trường xây dựng các tổ hợp 4 môn học lựa chọn (thay vì 5 môn theo thiết kế ban đầu) để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.
Học sinh sẽ được giảm 18 tiết/năm sau khi điều chỉnh môn Lịch sử bậc THPT. Ảnh: T.L |
Với phương án điều chỉnh đang dự thảo như trên, chương trình cấp THPT đối với mỗi học sinh được giảm 18 tiết/năm học so với thiết kế ban đầu (tương ứng với số tiết giảm của chương trình môn Lịch sử); các trường cần căn cứ vào đội ngũ giáo viên của trường mình để điều chỉnh giảm 1 môn học trong các tổ hợp 5 môn học lựa chọn đã chuẩn bị, xây dựng trong thời gian qua (thực tế chỉ cần điều chỉnh giảm 1 môn đối với tổ hợp không có môn Lịch sử).
Để kịp thời triển khai năm học 2022-2023, Bộ GDĐT đang thực hiện theo Kế hoạch đã ban hành, trong đó sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện quy trình rút gọn trong việc xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT.
* PV:Hiện dư luận đang quan tâm tới thời gian 1 tháng để điều chỉnh chương trình môn Lịch sử. Thời gian như vậy có quá ngắn và ảnh hưởng tới chất lượng và kế hoạch đã có không, thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Thành:Chỉ sau khi Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 63 thì Bộ GDĐT mới ban hành được Kế hoạch điều chỉnh chương trình. Tuy nhiên, để chuẩn bị sẵn sàng các phương án điều chỉnh kịp thời cho năm học mới, việc nghiên cứu để điều chỉnh tinh giảm chương trình môn Lịch sử 70 tiết/năm học thành phần Lịch sử bắt buộc đã được Bộ GDĐT đề nghị Ban phát triển Chương trình môn Lịch sử nghiên cứu, thực hiện từ sau khi có ý kiến đề xuất môn Lịch sử là môn học bắt buộc. Chương trình môn Lịch sử phần bắt buộc 52 tiết/năm học không phải là chương trình được xây dựng mới từ đầu mà được điều chỉnh tinh giảm từ chương trình môn Lịch sử 70 tiết/năm học đã được xây dựng trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nên việc thực hiện sẽ bảo đảm về tiến độ và chất lượng như Kế hoạch đã ban hành.
* PV:Theo kế hoạch, trước ngày 20/9 Bộ GDĐT mới hoàn thành việc tập huấn và hướng dẫn thực hiện. Lúc đó, năm học mới đã bắt đầu được một thời gian. Vậy liệu kế hoạch này có phù hợp?
Ông Nguyễn Xuân Thành:Việc bồi dưỡng giáo viên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó có môn Lịch sử (70 tiết/năm học) đã được tổ chức thực hiện trong những năm qua và sẵn sàng triển khai năm học 2022-2023. Nay, việc điều chỉnh chương trình được thực hiện tinh giảm từ chính chương trình mà giáo viên đã được bồi dưỡng nên giáo viên đã bảo đảm năng lực để thực hiện.
Tuy nhiên, để giáo viên nắm chắc hơn về chương trình đã được điều chỉnh, giúp nhà trường, giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch bài dạy và tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao nhất, Bộ GDĐT tổ chức bồi dưỡng cho một số cán bộ quản lí, giáo viên cốt cán của các địa phương, cơ sở giáo dục trong quá trình tổ chức thực hiện để nắm chắc hơn và kịp thời áp dụng, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử theo chương trình mới.
PV:Xin cảm ơn ông!
Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành hướng dẫn dạy và học môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông. Theo đó, môn Lịch sử nằm trong nhóm môn học lựa chọn ở bậc THPT sẽ có 52 tiết mỗi năm học của chương trình lớp 10, 11, 12, được dạy đại trà cho tất cả học sinh. Riêng học sinh lựa chọn môn lịch sử trong nhóm môn học lựa chọn để học chuyên sâu theo định hướng nghề nghiệp sẽ phải học nhiều hơn những học sinh khác. |
(责任编辑:La liga)
- ·iPhone 7 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 7/9
- ·Việt Nam cam kết phấn đấu thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước 2050
- ·Triển vọng hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với Tân Cương, Trung Quốc
- ·Quốc vương Campuchia đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
- ·Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
- ·Thủ tướng yêu cầu rà soát toàn bộ tài sản công trước ngày 8/12
- ·Mỹ cho phép Ukraine sử dụng mìn sát thương
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Mông Cổ
- ·Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- ·Nga hoàn thành sửa đổi học thuyết hạt nhân, sử dụng 'khi cần thiết'
- ·Hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc vùi lấp 3 CSGT và người dân
- ·Tấn công sâu lãnh thổ Nga tác động ra sao đến chiến sự ở Ukraine?
- ·Ông Trump chọn nhà đầu tư nổi tiếng làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Mông Cổ
- ·‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
- ·Tấn công sâu lãnh thổ Nga tác động ra sao đến chiến sự ở Ukraine?
- ·Hoãn kết án vô thời hạn vụ ông Trump 'chi tiền bịt miệng'
- ·Mỹ không sửa đổi học thuyết hạt nhân
- ·Xuất hiện loại mã độc mới tự tải về máy không cần click chuột
- ·Hoãn kết án vô thời hạn vụ ông Trump 'chi tiền bịt miệng'