【vua phá lưới anh】'Không thở nổi' khi sống ở thành phố ô nhiễm nhất thế giới
Lớp sương mù độc hại đang bao phủ thủ đô Ấn Độ,ôngthởnổikhisốngởthànhphốônhiễmnhấtthếgiớvua phá lưới anh biến ngày thành đêm, làm gián đoạn các chuyến bay, che khuất các tòa nhà và đe dọa sức khỏe của hàng triệu người.
Tại thủ đô Delhi của Ấn Độ, bên trong phòng khám đầu tiên dành riêng cho các bệnh liên quan đến ô nhiễm, bệnh nhân Deepak Rajak đang vật lộn để thở.
Bệnh hen suyễn của người đàn ông 64 tuổi này trở nên trầm trọng hơn trong những ngày gần đây. Người thân vội đưa ông đến phòng khám, lo ngại trước tình trạng sức khỏe xấu đi nhanh chóng của ông.
Ngồi trong phòng chờ, Rajak nói với CNNông cảm thấy “rất khó thở” và không thể ngừng ho.
“Không thở nổi. Tôi chỉ vừa đi xe buýt đến đây mà cảm thấy như mình sắp ngạt thở”, Rajak chia sẻ.
Phòng khám chuyên khoa tại bệnh viện Ram Manohar Lohiya (RML) ở Delhi được thành lập năm ngoái để điều trị số lượng bệnh nhân ngày càng tăng do ô nhiễm không khí độc hại, tình trạng tồi tệ hơn vào mỗi mùa đông ở thủ đô Ấn Độ.
Bên ngoài, lớp sương mù độc hại đến rát cổ bao phủ thành phố từ cuối tháng 10, biến ngày thành đêm, làm gián đoạn các chuyến bay, che khuất các tòa nhà và đe dọa mạng sống của hàng triệu người.
Theo các cơ quan giám sát chất lượng không khí toàn cầu, tính đến tuần trước, không nơi nào trên hành tinh có không khí nguy hiểm đến sức khỏe con người như ở Delhi.
Tình trạng này tồi tệ đến mức Thủ hiến Delhi, bà Atishi, tuyên bố “tình trạng khẩn cấp y tế” trong khi chính quyền đóng cửa trường học và khuyến cáo người dân ở nhà.
Tuy nhiên, Rajak, người làm công việc giặt khô để nuôi gia đình, không thể ở yên trong nhà.
“Nếu tôi không ra ngoài kiếm tiền, gia đình tôi lấy gì ăn?”, ông than thở. “Nhưng mỗi khi rời nhà, cổ họng tôi như tắc nghẽn hoàn toàn. Đến tối, tôi cảm thấy như mình sắp chết".
Rajak từng phải nằm viện dài ngày trong năm nay do khói bụi làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn của ông.
Với tình trạng thành phố ô nhiễm nguy hiểm như hiện nay, con gái ông lo ngại Rajak sẽ phải nhập viện lần nữa - một gánh nặng tài chính khi gia đình họ vốn đang phải xoay sở để trả tiền cho máy xịt và các xét nghiệm chẩn đoán đắt tiền.
Thậm chí, việc đưa Rajak đến phòng khám cũng rất nguy hiểm. Con gái ông nói: “Sương mù và khói bụi dày đặc khiến bạn không thể nhìn thấy gì phía trước. Chúng tôi ở trạm xe buýt mà không thể nhìn thấy số xe, hay thậm chí biết có xe nào đang đến hay không”.
"Mắt như dính ớt"
Theo IQAir, đơn vị theo dõi chất lượng không khí toàn cầu, tại một số khu vực của Delhi tuần này, mức độ nhiễm vượt 1.750 trên Chỉ số Chất lượng Không khí (AQI). Chỉ số này trên 300 đã được khuyến cáo là nguy hiểm cho sức khỏe.
Ngày 20/11, thủ đô Ấn Độ ghi nhận mức độ hạt bụi mịn PM2.5 - nồng độ ô nhiễm nhỏ nhất và nguy hiểm nhất - cao hơn 77 lần so với ngưỡng an toàn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Khi hít vào, PM2.5 thâm nhập sâu vào mô phổi, từ đó xâm nhập vào máu và có liên quan đến bệnh hen suyễn, bệnh tim và phổi, ung thư và các bệnh về đường hô hấp khác, cũng như suy giảm nhận thức ở trẻ em.
Nhiều cư dân Delhi trong tuần qua cho biết họ khó thở vì ô nhiễm. Một số người mô tả không khí độc hại khiến mắt họ cay và cổ họng ngứa rát.
“Tôi cảm thấy mắt cay như dính ớt”, Mohammad Ibrahim, tài xế ô tô lâu năm ở thành phố này cho biết, đồng thời nói thêm rằng ngực ông liên tục đau nhức vì phải làm việc ngoài trời cả ngày trong bầu không khí ô nhiễm.
“Khi tôi về nhà vào buổi tối và tắm rửa, có rỉ đen chảy ra từ mũi tôi. Chưa bao giờ tôi bị như vậy”, Ibrahim nói.
Giống như Rajak, Ibrahim không thể ngừng làm việc, mặc dù sức khỏe của ông đang bị đe dọa. “Tôi còn phải trả tiền thuê nhà và quan trọng hơn là phải ăn? Tôi là một người nghèo”, ông nói.
Cựu thành viên Không quân Ấn Độ Aditya Kumar Shukla, 64 tuổi, cho biết ông cố gắng không ra khỏi nhà nhưng cũng chẳng tránh được tác hại của tình trạng ô nhiễm.
“Kể cả ở nhà bạn cũng chẳng tránh được ô nhiễm vì không khí rất bẩn”, ông Shukla chia sẻ với CNN khi đang điều trị hen suyễn tại bệnh viện Batra ở Delhi.
Shukla cho biết ông phải nhập viện ba lần trong năm nay và sẽ rời khỏi thành phố nếu có thể. “Tình trạng ô nhiễm gây căng thẳng và rất nguy hiểm. Tôi muốn rời khỏi Delhi, nhưng ở Ấn Độ không phải nơi nào cũng có đủ cơ sở vật chất, đặc biệt là dành cho những người mắc bệnh hen suyễn và phổi”.
Tại phòng khám ô nhiễm, bác sĩ Amit Jindal cho biết số bệnh nhân gặp vấn đề về hô hấp và phổi tăng đáng kể kể từ khi mức độ không khí ô nhiễm tăng vọt. Ông xác nhận sự gia tăng này liên quan trực tiếp đến khói bụi.
"Bệnh nhân đang chịu đựng những cơn ho dai dẳng, vấn đề về ngực, phổi và cảm giác cay mắt. Những người có bệnh nền như Rajak và Shukla hoặc làm việc ngoài trời càng dễ bị tổn thương", bác sĩ Jindal nói.
Bác sĩ Gaurav Jain, một chuyên gia hô hấp tại bệnh viện Batra, cho biết ngay cả những người không hút thuốc cũng đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
“Nhiều bệnh nhân mắc bệnh COPD do hít phải chất ô nhiễm trong thời gian dài, làm việc gần khu vực bụi bẩn”, ông Jain nói. “Phổi của họ không khỏe, họ bị khó thở ở độ tuổi khá trẻ so với bình thường và có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn”.
Khủng hoảng môi trường kéo dài
Thủ đô Delhi của Ấn Độ phải vật lộn với mức độ ô nhiễm không khí cao trong hơn hai thập kỷ.
Chất lượng không khí tệ hơn vào những tháng cuối năm. Thời tiết không có gió khiến khói bụi từ các đám cháy chất thải nông nghiệp, nhà máy điện than và giao thông ứ đọng trên bầu trời thành phố.
Cơ quan quản lý ô nhiễm của Ấn Độ hôm 17/11 cho biết một số khu vực ở Delhi có chất lượng không khí ở mức "cực kỳ nghiêm trọng". Chính quyền địa phương đang nỗ lực giảm bớt khói bụi, thực hiện các biện pháp khẩn cấp bao gồm dừng hoạt động của xe tải không thiết yếu và công trình xây dựng, đồng thời phun nước và chất chống bụi lên đường.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những nỗ lực này chỉ là biện pháp tạm thời, không giải quyết được nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm không khí ở Ấn Độ.
Dẫn chứng hoạt động đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch mùa đông làm trầm trọng thêm mức độ ô nhiễm ở Delhi, nhà phân tích môi trường Sunil Dahiya cho biết chính phủ cần thực hiện các hành động có hệ thống và toàn diện để cắt giảm ô nhiễm ngay từ nguồn phát thải, trong các lĩnh vực giao thông, năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp hoặc bất kỳ khu vực nào.
Hoa Vũ(Nguồn: CNN)(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nguyễn Văn Tam đã qua cơn nguy kịch
- ·Việt Nam, Germany holds 7th strategic dialogue at deputy ministerial level
- ·PM urges Khánh Hòa to enhance reform for rapid and sustainable development
- ·Việt Nam, China focus on social management innovations at online workshop
- ·Cha mù loà, hỏng chân, mẹ ung thư, con công nhân lo không nổi
- ·Foreign Minister welcomes Party Secretary of China’s Yunnan Province
- ·Việt Nam plays active part in Mekong River Commission: ambassador
- ·President Thưởng hosts Cambodian foreign minister
- ·Đôi vợ chồng nghèo cả đời lận đận xin giúp viện phí chữa bệnh hậu Covid
- ·Việt Nam, China beef up defence ties
- ·Nỗi lo lắng sau cơn mưa của những người lao động nghèo thất nghiệp
- ·US considers Việt Nam among top important partners in region: Congress delegation
- ·Việt Nam, China focus on social management innovations at online workshop
- ·President Thưởng praises capital's work in national defence
- ·Con dâu có được hưởng tài sản của bố mẹ chồng để lại?
- ·PM inspects major projects in Thừa Thiên
- ·Mekong River countries work together to build climate change
- ·Party leader receives China’s Guangxi official
- ·Đục thủy tinh thể, mất 2 chân, làm thế nào để được hưởng trợ cấp khuyết tật?
- ·President Thưởng emphasises quality improvements, reforms during visit to Supreme People’s Court